Cây Lưỡi Hổ: Lợi Ích Và Tác Hại Của Cây Lưỡi Hổ

Cây lưỡi hổ chắc chắn không phải cái tên xa lạ với mọi người, bởi nó được sử dụng rất phổ biến để trang trí nhà ở, văn phòng. Tuy nhiên, do loài cây này có chứa độc tố nên mọi người cần hết sức lưu ý. Vậy tác hại cây lưỡi hổ có thể gây ra là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Tác hại của cây lưỡi hổ mà bạn nên biết

Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là vĩ cọp hay cây lưỡi cọp, có tên khoa học là sansevieria trifasciata và thuộc họ măng tây. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới với hơn 70 loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là lưỡi hổ cọp và lưỡi hổ thái.

Liên quan đến giống cây này, nhiều người vẫn hay thắc mắc cây lưỡi hổ có độc không, hay tác hại của cây lưỡi hổ là gì? Theo các chuyên gia, mặc dù lưỡi hổ cùng họ với nha đam, tuy nhiên trong các thành phần của nó vẫn chứa độc tính. Chính vì vậy nếu bạn vô tình ăn trực tiếp sẽ gây ngộ độc.

Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là vĩ cọp hay cây lưỡi cọp
Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là vĩ cọp hay cây lưỡi cọp

Cụ thể trong trường hợp không may nhai hoặc nuốt lá cây lưỡi hổ, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, đồng thời nếu cơ địa nhạy cảm còn xảy ra tình trạng kích ứng da. Thậm chí, động vật ăn phải cây này cũng có thể gặp hiện tượng sưng miệng, nôn mửa, tiêu chảy, gây ảnh hưởng cực kỳ không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý, nhất là trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ, cần để xa tầm với tránh để các bé bẻ lá và nuốt phải.

Mặc dù có độc tính nhưng nếu được sử dụng đúng cách, loại cây này có thể mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như sau:

  • Lưỡi hổ có tính sát khuẩn, kháng viêm nên thường được dùng để điều trị tình trạng dị ứng ở da. Trong trường hợp bị rộp, cháy nắng, bỏng hay xước do va chạm thì bạn có thể sử dụng loại cây này như một mẹo tự nhiên để sát khuẩn nhanh chóng. Ngoài ra, chiết xuất từ cây lưỡi hổ còn được làm thành các loại kem dưỡng da, chống nắng để se khít lỗ chân lông, làm da sáng và căng mịn hơn.
  • Trong các khu nhà văn phòng, bệnh viện, trường học, xí nghiệp,… cây lưỡi hổ được trồng rất nhiều để thanh lọc không khí và loại bỏ độc tố. Đồng thời hỗ trợ giảm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ho,… do không khí ô nhiễm gây ra.
  • Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, lưỡi hổ vào ban đêm vẫn hấp thụ độc tố và nhả ra oxy tinh khiết. Nhờ đó tạo ra một môi trường trong lành và giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sâu hơn.

Tìm hiểu: Tác Hại Của Việc Ăn Lựu Không Đúng Cách

Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng nhất

Như đã phân tích phía trên, tác hại của cây lưỡi hổ chỉ xảy ra khi bạn ăn trực tiếp qua đường miệng, ngoài ra thì loại cây này mang đến rất nhiều tác dụng tốt. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây là không hề dễ dàng, theo đó bạn cần tuân thủ các nguyên tắc phía dưới đây:

Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng nhất
Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng nhất
  • Ánh sáng: Loài cây này ưa khí hậu nóng, khô. Đồng thời lưỡi hổ có thể chịu được ánh nắng trực tiếp, nhưng lại sống khỏe mạnh kể cả trong bóng râm hoặc trong nhà hoàn toàn.
  • Đất trồng: Phù hợp với mọi loại đất từ khô cằn đến pha cát và đất sỏi. Tuy nhiên ưu tiên loại có độ kiềm cao.
  • Tưới nước: Cây lưỡi hổ chịu hạn cực tốt, vào thời tiết mùa đông mỗi tháng bạn chỉ cần tưới 1 lần. Còn vào mùa hè khô cạn nên tăng cường 1 lần/tuần.
  • Phân bón: Cây có khả năng phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng kém nên vài tháng bạn mới cần bón phân 1 lần. Lưu ý tránh bón phân vào mùa đông, do thời tiết lạnh nên khả năng hấp thụ của cây kém.

Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về những tác hại của cây lưỡi hổ và một số thông tin liên quan, hy vọng giúp ích cho bạn đọc. Loài cây này nếu không ăn trực tiếp và nuốt phải thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, hơn nữa còn lọc không khí và mang đến cho bạn một không gian trong lành hơn.

Click ngay: Một Số Tác Hại Của Quả Su Su

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android