So Sánh Thoái Hóa Khớp và Viêm Khớp Dạng Thấp

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp cũng đều gây ra những cơn đau nhức khó chịu tại khớp và làm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động. Nếu chỉ thông qua các triệu chứng bên ngoài sẽ rất dễ nhầm lẫn 2 triệu chứng này vì khá giống nhau, tuy nhiên về bản chất và mức độ nguy hiểm, hướng điều trị cũng có phần khác nhau nên người bệnh cần hiểu rõ hơn về hai căn bệnh này.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là gì?

Thống kê cho thấy có đến hơn 100 loại viêm khớp ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt của mỗi người, trong đó thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Điểm chung của cả hai chứng viêm khớp này là gây đau nhức khó chịu tại các khớp, có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm hay vào buổi sáng khi thức dậy đồng thời khiến chức năng vận động bị ảnh hưởng.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp có cơ chế gây bệnh hoàn toàn khác nhau nên cần tìm hiểu chính xác

Các tổn thương tại các khớp được diễn ra bên trong nên nếu chỉ nhìn qua mắt thường sẽ rất khó để nhận biết hay phân biệt giữa hai bệnh này. Tuy nhiên trên thực tế, thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp lại có cơ chế và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể

  • Viêm khớp dạng thấp: đây là một bệnh lý tự miễn hay có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể, phóng thích ra các chất để chống lại các tác nhân lạ có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch lại tấn công ngược lại vào các khớp và cơ thể và dẫn đến các phản ứng viêm. Hiện tại vẫn chưa xác định rõ được đâu là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch hoạt động bất thường, tạm xác định có thể liên quan đến các vi khuẩn, virus, phơi nhiễm amiăng hoặc silica, người hút thuốc lá… Các nghiên cứu cho thấy người bị viêm khớp dạng thấp cũng mang các gen di truyền từ cha mẹ.
  • Thoái hóa khớp: trái ngược với viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp diễn ra do sự hoạt đi lặp đi lặp lại của khớp trong thời gian dài làm bào mòn, tổn thương, các đầu xương dần tiến sát vào nhau và gây ra các cơn đau nhức. Bởi thế bệnh thường liên quan đến tuổi tác hay những người phải hoạt động chân tay quá mức hay người gặp các chấn thương chưa được hồi phục hoàn toàn.

Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện đột ngột và tiến triển cũng cực kỳ nhanh chóng, nếu không nhanh chóng kiểm soát đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Trong khi đó, thoái hóa khớp lại có xu hướng diễn ra chậm chạp, âm thầm, thời gian đầu các triệu chứng cũng không đáng kể nên rất khó nhận biết.

Như vậy có thể thấy, do cơ chế gây bệnh hoàn toàn khác biết nên hướng điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp sẽ hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy việc phân biệt và nhận biết rõ ràng các triệu chứng này vô cùng quan trọng nếu muốn đảm bảo nhanh hết bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

So sánh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Như đã nói, các triệu chứng cơ bản của cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khá giống nhau. Tuy nhiên nếu để ý một chút bạn sẽ thấy vẫn có rất nhiều dấu hiệu khác biệt để so sánh và phân biệt hai bệnh lý này. Hoặc tốt hơn nếu thấy các cơn đau khớp kéo dài bất thường làm hạn chế vận động bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ điều trị an toàn.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Nếu chú ý bạn sẽ thấy thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp có nhiều triệu chứng điển hình khác nhau

Các triệu chứng

Một số đặc điểm điển hình để bạn có thể nhận biết phân biệt giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp bao gồm

Viêm khớp dạng thấp

Thoái hóa khớp 

Vị trí tổn thương Những tổn thương từ viêm khớp dạng thấp xảy ra là trên toàn bộ cơ thể, thường bắt đầu từ khớp nhỏ ở ngoại vi, như các ngón tay, bàn tay, cổ tay, cổ chân.. Các tổn thương tại khớp cũng có xu hướng đối xứng, chẳng hạn như hai cổ chân.. Về lâu về dài, các tổn thương dần cũng xuất hiện tại các khớp lớn hơn. Thường chỉ xuất hiện ở một vài khớp tổn thương như đầu gối, khớp vai.. Các triệu chứng không diễn ra trên toàn bộ cơ thể và cũng kém đối xứng, chẳng hạn chỉ xảy ra ở một bên cổ chân và đầu gối bên trái. Nếu xuất hiện ở cả hai bên khớp thì cơn đau sẽ nhẹ hơn. Các khớp bị tổn thương thoái hóa chính là các khớp bị chèn ép, phải hoạt động nhiều
Các triệu chứng khác Các khớp bị tổn thương có dấu hiệu sưng, có cảm giác nóng đỏ, sờ bên ngoài thấy nóng, nếu để lâu có thể bị biến dạng khớp. Các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng, có thể kéo dài đến 1h đồng hồ

Có xuất hiện những nốt sần cứng xung quanh các khớp bị tổn thương. Những hạt này được gọi là hạt dưới da hay nốt thấp, một trong những triệu chứng khá rõ ràng ở viêm khớp dạng thấp

Sụt cân và ăn uống mất ngon

Toàn thân mệt mỏi, uể oải, khàn giọng, nhịp thở ngắn, khô mắt..Do có liên quan đến các yếu tố vi khuẩn, virus nên người bệnh còn có thể bị sốt, khó chịu ..

Cảm thấy tê cứng các khớp rất khó chịu, đặc biệt vào cuối ngày, nếu hoạt động nhiều và những ngày trời lạnh.

Khi di chuyển có thể nghe thấy tiếng lục cục tại khớp do các đầu xương ma sát vào nhau, đặc biệt khi leo cầu thang nếu bị thoái khớp khớp gối

Đau và cảm thấy tê râm ran tại khớp bị tổn thương có thể là dấu hiệu cho thấy đã xuất hiện gai xương làm chèn ép lên các dây thần kinh

 

Đối tượng mắc bệnh Do có liên quan đến các yếu tố tự miễn nên bất cứ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh, kể cả trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ thường cao hơn nam giới Thường gặp nhiều ở người già, người lớn tuổi hoặc người trưởng thành phải lao động chân tay nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Ít xảy ra ở trẻ em trừ khi có liên quan đến các chất thương
Biến chứng Các triệu chứng tiến triển khá nhanh và gây ra rất nhiều biến chứng như
  • Biến dạng khớp, chẳng hạn biến dạng khớp ngón tay làm người bệnh không thể cầm nắm bình thường
  • Gây ra các biến chứng trên toàn thân, chẳng hạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần; bệnh về tiêu hóa, bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, huyết áp, suy giảm chức năng thận,
  • Da lốm đốm kém đều màu gây mất thẩm mỹ
  • Gây khô mắt nên có thể ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí là gây mù lòa
Những biến chứng do thoái hóa khớp gây ra cũng nghiêm trọng không kém nên bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bao gồm
  • Cản trở khả năng vận động, tăng nguy cơ tàn phế
  • Hình thành gai xương là đau nhức trầm trọng, chèn ép lên các dây thần kinh
  • Hoại tử xương, loãng xương, dễ gãy xương hơn bình thường
  • Chảy máu và nhiễm trùng trong khớp
  • Tổn thương dây chằng
  • Một số nghiên cứu còn chỉ ra ở những người bị thoái hóa khớp còn dễ bị béo phì và trầm cảm

Hướng chẩn đoán

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn, có chuyên khoa về xương khớp để các bác sĩ xem xét và đưa ra những chẩn đoán, thực hiện các xét nghiệm phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu bên ngoài, thăm khám lâm sàng để chẩn đoán các triệu chứng, sau đó mới chỉ định bệnh nhân các biện pháp kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.

Các phương pháp chẩn đoán nhất với các bệnh lý về xương khớp vẫn là chụp X quang, Chụp CT, siêu âm nội soi, chụp MRI để có thể nhìn rõ rất các tổn thương trong hệ thống xương khớp. Riêng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ xem xét thêm về tiền sử gia đình, xét nghiệm máu để tìm ra các kháng thể gây bệnh, sinh hóa khớp..

Hướng điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Như đã nói, do cơ chế và các biến chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khác nhau nên hướng điều trị cũng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay hầu như chưa có bất cứ biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm cả hai căn bệnh này. Mọi biện pháp chỉ nhằm mục đích kiểm soát bệnh, ngăn các tiến triển nguy hiểm, giảm đau đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, không để những cơn đau ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Hướng điều trị của hai bệnh này cũng có phần khác nhau nên cần đảm bảo có chỉ định từ bác sĩ

Nhìn chung, một số loại thuốc phổ biến được dùng cho cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm như meloxicam, ibuprofen, thuốc corticosteroid.. Vật lý trị liệu cũng được áp dụng cho cả hai căn bệnh này để đảm bảo duy trì chức năng vận động ổn định. Phẫu thuật cũng hầu như chỉ được chỉ định trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất khả năng sinh hoạt như bình thường.

Một số đặc điểm khác nhau trong điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp như

Viêm khớp dạng thấp Thoái hóa khớp 
  • Sử dụng các loại thuốc sinh học như Enbrel, Remicade, Humira, Rituxan và Orencia để cải thiện hệ thống miễn dịch, hạn chế được các tiến triển nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp
  • Bổ sung vitamin D, vitamin B12
  • Các nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) như Methotrexate, Leflunomide, hydroxychloroquine
  • Các nhóm thuốc có tác dụng chống thoái hóa để làm chậm quá trình phá hủy xương khớp như Glucosamine, Chondroitin sulfate, Diacerein,…
  • Tiêm  acid hyaluronic để bổ sung dịch nhầy cho sụn khớp, nhờ đó giúp khớp cử động linh hoạt hơn, giảm được các tiếng lục cục
  • Các nhóm thuốc chống trầm cảm được chỉ định trong một vài trường hợp, thường là với các bệnh nhân thoái hóa mãn tính
  • Tiêm huyết thanh tươi giàu tiểu cầu tự thân
  • Cấy ghép tế bào gốc
  • Bổ sung thuốc nhóm bisphosphonat để tăng mật độ xương, phòng tránh nguy cơ loãng xương

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được tăng/ giảm liều dùng hay ngưng thuốc đột ngột. Ngoài ra luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, ăn uống khoa học lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ cũng là một trong những phương pháp quan trọng giúp phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Có bị đồng thời thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp không?

Liệu có thể bị cùng lúc cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp không cũng là một trong những băn khoản của rất nhiều người hiện nay. Thực tế một người có thể bị đồng thời cả hai căn bệnh này với các triệu chứng khá trầm trọng và gây rất nhiều khó khăn cho điều trị.

Ở những người có các chấn thương ở khớp, kết hợp với yếu tố di truyền hay hút thuốc lá thường xuyên có thể bùng phát viêm khớp dạng thấp. Từ viêm khớp dạng thấp cũng có thể dần tiến triển lên thoái hóa khớp, tình trạng này còn được gọi là thoái hóa khớp thứ phát tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng gặp tình trạng này.

Tốt nhất ngay khi phát triển các vấn đề bất thường ở hệ thống xương khớp làm cản trở vận động cùng những cơn đau nhức kéo dài, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh tối đa những biến chứng có thể xuất hiện.

Phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Với thoái hóa khớp bạn có thể hoàn toàn phòng ngừa hay làm chậm nguy cơ bào mòn sụn khớp còn với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố di truyền. Tuy nhiên bạn vẫn có thể hạn chế tối đa một số nguy cơ mắc thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp cùng các vấn đề về xương khớp khác thông qua các biện pháp sau đây

  • Nếu cha mẹ mắc viêm khớp dạng thấp thì khi sinh con ra nên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra, đưa con đi thăm khám thường xuyên để hạn chế các nguy cơ bệnh xuất hiện đột ngột.
  • Hạn chế việc sử dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích hay các chất độc hại
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Bỏ thuốc là sẽ giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý này hiệu quả
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
  • Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, hạn chế làm việc hay mang vác quá sức
  • Bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ thống xương khớp như canxi, omega3, vitamin D.. Một số loại thực phẩm tốt như các loại rau có màu xanh, các loại cá béo hay các loại hạt
  • Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tổng hợp canxi cho xương khớp như đồ ăn muối chua, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nội tạng động vật
  • Duy trì cân nặng ổn định, giảm cân khi cần thiết
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, nhất là với những người từng có tiền sử chấn thương, có gia đình mắc các vấn đề về xương khớp hay người làm các công việc chân tay nặng nhọc

Trên đây là một số đặc điểm giúp so sánh, phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ăn uống khoa học lành mạnh, duy trì thói quen luyện tập thể dục hằng ngày chính là những biện pháp khoa học để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mỗi người.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android