Trẻ Sơ Sinh Ít Khóc Có Sao Không? Cha Mẹ Cần Làm Gì?

Tiếng khóc là ngôn ngữ để trẻ giao tiếp với mọi người, biểu thị các đòi hỏi mong muốn được bú, thay tã hay mỏi mệt….Thông thường, trẻ sẽ khóc 1,5 giờ mỗi ngày và tình trạng kéo dài từ 0-6 tháng tuổi. Do vậy, nếu trẻ sơ sinh ít khóc kèm theo các triệu chứng vàng da, sốt, táo bón, ngủ li bì, bú kém… thì cha mẹ cần phải cẩn thận vì rất có thể trẻ đã mắc phải bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh suy giáp, vàng da, chậm phát triển…

Trẻ sơ sinh khóc bao lâu trong ngày?

Đối với trẻ sơ sinh, tiếng khóc được xem là ngôn ngữ giao tiếp của bé với thế giới xung quanh khi mà bé chưa có nhiều nhận thức, phản xạ gì cả. Đây là “tiếng nói” của trẻ khi muốn được đáp ứng các nhu cầu: Bú, muốn được thay tã, bị đau, mệt mỏi…Do vậy, khóc là hành động bình thường và tất yếu của trẻ em. Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ khóc tầm 2 giờ/ ngày mặc dù bố mẹ đã thỏa mãn mọi nhu cầu của bé.

Trẻ sơ sinh ít khóc nhưng vẫn ăn tốt, ngủ tốt và nô đùa bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng
Trẻ sơ sinh ít khóc nhưng vẫn ăn tốt, ngủ tốt và nô đùa bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng

Bất kỳ đứa trẻ sơ sinh nào cũng sẽ quấy, khóc đêm, khóc ré lên trong khoảng thời gian 0-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn bú tốt, ngủ tốt và nô đùa bình thường thì phụ huynh không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu trẻ có dấu hiệu ít khóc kèm theo các biểu hiện ngủ nhiều, sốt, táo bón… thì mẹ nên đưa bé tới các bệnh viện nhi để khám vì có thể bé đã mắc bệnh lý nào đó như: Bệnh vàng da, suy giáp, chậm phát triển…

Trẻ sơ sinh ít khóc có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ít khóc do mắc bệnh là rất nguy hiểm. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự trưởng thành của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi để đưa ra phương án xử lý tốt nhất. Đó có thể là việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bé hoặc nặng hơn thì cần đưa trẻ đi khám.
Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ hồi phục, phát triển bình thường. Ngược lại, nếu bệnh kéo dài sẽ để lại di chứng thậm chí gây tử vong.

Trẻ sơ sinh ít khóc có thể là lời cảnh báo trẻ mắc một trong số các bệnh lý sau:

Trẻ sơ sinh khóc ít do bị vàng da

Trẻ sơ sinh ít khóc có thể do mắc bệnh vàng da và các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau sinh và không tự hết sau 1-2 tuần. Khi đó, trẻ có một số dấu hiệu điển hình như:

  • Hàm lượng Bilirubin trong máu cao hơn so với bình thường.
  • Toàn thân hay thậm chí là niêm mạc mắt cũng có màu vàng sậm.
  • Trường hợp nặng có thêm triệu chứng: Co giật, sốt, ngủ li bì, không bú tí mẹ…
Trẻ sơ sinh ít khóc là do hàm lượng Bilirubin trong máu cao hơn bình thường
Trẻ sơ sinh ít khóc là do hàm lượng Bilirubin trong máu cao hơn bình thường

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, tránh nhầm lẫn giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý. Bởi vì, người Việt Nam thuộc chủng da vàng nên nếu không có đánh giá đúng sẽ bị lầm tưởng trẻ mắc bệnh da liễu. Một mẹo nhỏ cho bạn phân biệt đó là: Vàng da sinh lý sẽ chỉ bị nhẹ ở vùng bụng phía trên rốn, vùng ngực, mặt, cổ.. và chỉ xuất hiện sau 24 giờ sinh và biến mất sau 1-2 tuần.

Bài đọc thêm: Trẻ Hay Thức Giấc Lúc 3 Giờ Sáng Phải Làm Sao?

Trẻ sơ sinh khóc ít do bị suy giáp

Suy giáp là bệnh bẩm sinh gây ra do rối loạn nội tiết dẫn tới việc thiếu hoặc mất đi tác động của hormon tuyến giáp. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ vận động kém, phát triển triển về cả thể chất và tinh thần. Hormon tuyến giáp bao gồm Thyroxin (T4) và Triiodothyroxin (T3) được tổng hợp từ Iot và có tác dụng điều hòa hoạt động sống của cơ thể. Cụ thể là: Giúp hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh, điều hòa giấc ngủ, tăng lượng hầu cầu, tăng nhịp tim và thể tích máu, phát triển chiều cao…

Tỷ lệ người mắc bệnh suy giáp lên tới 1/3500 – 1/4000 người. Theo thống kê ở Việt Nam cứ 1,2 triệu trẻ sơ sinh thì có 300 em mắc bệnh suy giáp nhưng tỷ lệ phát hiện và chữa khỏi chỉ chiếm 8%. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị lùn, đần đội hoặc thậm chí là tử vong.

Bệnh suy giáp sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Bệnh suy giáp sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Một số biểu hiện trẻ sơ sinh bị suy giáp là:

  • Có 45% trường hợp trẻ sinh già tháng (lớn hơn 40 tuần) có nguy cơ trẻ bị suy giáp.
  • 44% trường hợp trẻ bị suy giáp có cần nặng lớn hơn 3.5 kg.
  • Bé chậm thải phân su.
  • Trẻ bị táo bón và vàng da trong thời gian dài (thường lớn hơn 2 tuần).
  • Trẻ ngủ nhiều, ít khóc, lười vận động và không có nhiều phản ứng trước sự trêu đùa của người lớn, ít bị thu hút với màu sắc, đồ vật xung quanh.
  • Tiếng khóc khàn, lười bú.

Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ bị suy giáp thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bởi vì, việc phát hiện và điều trị sớm trong 3 tuần đầu rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Ngược lại, nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ sơ sinh có thể gặp một vài biến chứng nguy hiểm như:

  • Chậm phát triển trí tuệ: Theo nghiên cứu, 100 % trẻ sơ sinh mắc bệnh suy giáp sẽ bị chậm phát triển trí tuệ không hồi phục được.
  • Nhiễm trùng: Bệnh suy giáp sẽ làm hệ miễn dịch trở nên kém đi. Do vậy, bé bị suy giáp bẩm sinh có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Xơ vữa động mạch: Bệnh suy giáp bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến trẻ bị xơ vữa động mạch. Bởi vì khi đó lượng cholesterol tăng cao gây ra triệu chứng bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch.
  • Hôn mê phù niêm: Căn bệnh này khá nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do đó, nếu thấy nhiều dấu hiệu bất thường kể trên, bố mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra.

Xem thêm: Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Ngáp Nhiều Nhưng Không Ngủ?

Suy tuyến giáp có thể khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Suy tuyến giáp có thể khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

Trẻ sơ sinh khóc ít do chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển có thể do nhiều nguyên nhân và do bệnh suy giáp là một trong số đó. Một số biểu hiện thường gặp cảnh báo trẻ đang phát triển kém là:

  • Không thể quay đầu, cứng cổ.
  • Các cử động chân, tay kém, ít cựa quậy.
  • Hầu như chỉ nằm yên, ít khóc.
  • Da trẻ có màu sắc khác thường.
  • Phản ứng ít hoặc không trước sự trêu đùa của người lớn. Ít bị thu hút bởi màu sắc, âm thanh hoặc các đồ vật xung quanh.
  • Lưỡi và mắt bé có kích thước, màu sắc bất thường.

Trẻ sơ sinh ít khóc kèm các triệu chứng bất thường cũng được coi là lời cảnh báo ngầm cho mẹ biết sức khỏe bé đang không ổn. Nhưng trong trường hợp đó, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng mà phải bình tĩnh theo dõi thêm và thực hiện một số biện pháp xử lý phù hợp. Nếu tình trạng đó kéo dài, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu ngay: Trẻ Sơ Sinh Bú Xong Không Chịu Ngủ Do Đâu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android