Có Phải Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít Thông Minh Hơn Bình Thường?
00Hiện nay có 2 luồng ý kiến trái chiều về việc trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh hơn. Một số ý kiến cho rằng đây là sự thật, trong khi đó có một số ý kiến lại cho rằng trẻ sơ sinh ngủ ít sẽ bị chậm lớn và kém thông minh hơn. Vậy thực hư như thế nào, ngủ ít là dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh hay kém thông minh? Mời bạn tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây để có được câu trả lời thích đáng.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ gia đoạn sơ sinh
Ba năm đầu đời là lúc con người ngủ nhiều nhất, mỗi giai đoạn ngủ trong thời gian này đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não bộ. Kể cả giai đoạn ngủ sóng não chậm hay giai đoạn REM – ngủ động mắt nhanh. Trong đó, những trẻ có thời gian ngủ REM ngắn hơn trung bình sẽ dễ gặp các bất thường trong quá trình phát triển ở tương lai.
Theo nghiên cứu của Đại học Tel Aviv, Israel, việc thường xuyên thiếu ngủ 1 tiếng trong ngày khiến trẻ mất đi 2 năm trưởng thành và phát triển trong nhận thức (cụ thể trong nghiên cứu này là phát triển trí não của trẻ lớp 6 có thể chỉ tương đương với trẻ lớp 4). Kết quả này cũng khớp với kết quả nghiên cứu được thực hiện với 3.000 học sinh trung học tại Rhode Island – Brown’s Carskadon.
Theo nhiều chuyên gia, giấc ngủ quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ hơn rất nhiều so với những gì chúng ta vẫn tưởng. Đặc biệt, việc ngủ đủ, ngủ ngon giúp giúp cải thiện IQ cho trẻ, đồng thời tăng cường các chức năng não và nhiều kỹ năng khác, bao gồm: khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ, tính kỷ luật…
Thời gian ngủ cần thiết ở trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ cần thiết ở mỗi giai đoạn của trẻ được rút ngắn dần theo sự phát triển, cụ thể như sau:
- Trẻ mới sinh: Cần ngủ khoảng 16 tiếng rưỡi mỗi ngày, mỗi giấc thường kéo dài 2-4 tiếng.
- Trẻ 1-3 tháng: Cần ngủ khoảng 14-16 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ 6 tháng: Cần ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ 9-12 tháng: Cần ngủ khoảng 13 tiếng rưỡi mỗi ngày.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: Cần ngủ khoảng 12-13 tiếng mỗi ngày.
Xem thêm: Có Nên Cho Bé Gác Chân Khi Ngủ Không?
Nếu bé nhà bạn ngủ ít hơn thời gian trung bình như trên thì cũng chưa thể khẳng định là trẻ thông minh. Đồng thời, bạn cũng không thể ép bé ngủ ít hơn quá nhiều so với thời gian ngủ trung bình của lứa tuổi. Nếu thấy bé ngủ không đủ số tiếng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi để hiểu hơn về tình trạng của bé.
Trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh hơn có đúng không?
Theo một nghiên cứu mới được xuất bản trên trang Healthy Mummy của Úc, em bé thông minh sẽ ngủ ít hơn và thường xuyên tỉnh giấc suốt đêm. Trong thực tế, phụ huynh không cần quá lo lắng về trí thông minh của trẻ, vì trẻ được sinh ra với một mức độ thông minh nhất định đủ để phát triển và đáp ứng các yêu cầu cần thiết của bản thân. Bên cạnh việc ngủ ít, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ thông minh luôn có thêm một vài dấu hiệu dưới đây:
Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh thông minh
Đôi khi người lớn không hiểu được trẻ sơ sinh thông minh đến mức nào, vì vậy nếu bé có các dấu hiệu sau đây thì bé thực sự có khả năng sẽ thông minh sau này:
- Bé cực kì hoạt bát nhanh nhẹn, luôn luôn quan sát, ngó nghiêng, tò mò về mọi thứ xung quanh.
- Ngủ ít hơn bình thường.
- Thường rất hiếu động khi thức, gần như liên tục cần kích thích.
- Có thể bắt chước theo các âm thanh bên ngoài sớm hơn các em bé khác.
- Có xu hướng đặc biệt nhạy cảm với mùi vị, âm thanh, hình khối,… và thường khóc rất to nếu cảm thấy khó chịu khi nghe thấy nhạc không thích, ngửi thấy mùi lạ,…
- Bé có thể chậm nói nhưng khi biết nói sẽ nói luôn được một câu dài, rành mạch.
- Thích chơi đồ chơi từ sớm, cũng mau thích nghịch và phá chúng.
- Tỏ ra thích thú với hình khối, chữ cái và con số ngay từ khi 9-24 tháng tuổi.
Những bé thông minh không cần thiết phải có đủ các dấu hiệu trên, nhưng sẽ luôn luôn có một vài các dấu hiệu.
Không nên bỏ lỡ: Trẻ Mấy Tháng Hết Gắt Ngủ? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh hơn?
Nhìn chung có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh cũng như sự phát triển của trẻ như: di truyền, dinh dưỡng, sự tương tác giữa cha mẹ và bé,… Theo lý giải của giáo sư Peter Fleming – ĐH Bristol, những đứa trẻ thức giấc thường xuyên thường có trí thông minh cao hơn và sức khỏe tinh thần tốt hơn.
Theo ông, trẻ sơ sinh thích thức giấc vào khoảng 6 giờ tối và nửa đêm, đồng thời thích ngủ vào ban ngày. Ông ý giải rằng đó là thời điểm trẻ nhận được sự quan tâm nhiều hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác. Đồng thời, trẻ sơ sinh thức giấc là điều hiển nhiên vì việc liên tiếp ngủ trong một khoảng thời gian dài là hoàn toàn không tốt.
Trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh hơn vì ở trẻ có một số đặc điểm lý tưởng hỗ trợ sự phát triển tư duy như sau:
- Giác quan nhạy bén: Điều này cho phép bé chú ý, quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là bé hay để ý đến vật dụng xung quanh, người thân hay các vật dụng phát sáng, phát ra âm thanh,…
- Đôi mắt thích “khám phá”: Theo nhiều nghiên cứu, việc nhìn vào các vật xung quanh giúp kích thích não hoạt động, bé càng thích khám phá và tìm hiểu về thế giới sẽ càng có phản xạ tốt hơn.
- Dấu hiệu phát triển sớm: Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy khả năng thích nghi của trẻ, cha mẹ có thể nhận biết khi trẻ có các biểu hiện phát triển sớm hơn so với trẻ cùng độ tuổi như: lẫy, trườn, bò, bắt đầu “hóng chuyện”,…
Bài đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Ngủ Phát Ra Tiếng Kêu Phải Làm Sao?
Sự phát triển trí tuệ của trẻ có thể là đúng như các thông tin nêu trên, nhưng việc ngủ ít là biểu hiện do chính nhu cầu cần thiết của cơ thể bé. Vì vậy cha mẹ không nên ép buộc con ngủ ít đi vì tin rằng việc đó sẽ giúp bé thông minh hơn, thay vào đó hãy để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên.
Nếu trẻ ngủ quá ít có đáng lo không?
Thông thường trẻ ngủ ít hay nhiều là tùy thuộc vào cơ thể bé, một số bé có nhu cầu ngủ ít và một số bé lại có nhu cầu ngủ nhiều hơn. Dù cho trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh hơn thì cha mẹ cũng nên xem xét xem vì đâu mà trẻ ngủ ít, nếu trẻ ngủ ít do các nguyên nhân sau đây thì phải tìm cách khắc phục ngay:
- Do đói bụng: Trẻ bị đói vào ban đêm sẽ bị tỉnh giấc, quấy khóc và đòi ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Do ồn ào: Tiếng ồn có thể khiến bé khó chịu, thức giấc, quấy khóc và ngủ ít đi.
- Do tã ướt: Việc chỗ nằm hoặc tã bị ẩm ướt sẽ khiến bé khó chịu, không thể ngủ ngon được.
- Thiếu dinh dưỡng: Thiếu canxi hoặc kẽm có thể là nguyên nhân khiến bé hay giật mình khó chịu, thức giấc và mất ngủ.
- Trẻ đang bị ốm: Khi bị nhiễm bệnh cơ thể bé sẽ không thoải mái, vì vậy khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc và quấy khóc.
Nhìn chung trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh hơn là đúng, tuy nhiên không phải bé nào cũng như vậy. Vì vậy cha mẹ nên đảm bảo giờ giấc và chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Trong khi chăm sóc cơn, cha mẹ cần chú ý biểu hiện của bé để nhận ra nguyên nhân vì sao bé ít ngủ. Nếu trẻ ngủ ít bất thường hoặc kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ về tình trạng cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!