Trẻ Tự Kỷ Sống Được Bao Lâu Và Cần Lưu Ý Gì Khi Nuôi Trẻ?
Khi nhắc tới tự kỷ, phần lớn mọi người đều liên tưởng tới trẻ em. Trong khi tự kỷ lại thuộc dạng khuyết tật bẩm sinh và sẽ theo người bệnh tới suốt đời. Những trẻ bị tự kỷ sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn, chúng cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch,… Vậy trẻ tự kỷ sống được bao lâu, khi về già sẽ thế nào và cần lưu ý gì khi nuôi trẻ tự kỷ?,… Mọi thắc mắc trên sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của Vietmec.com.
Trẻ tự kỷ sống được bao lâu?
Tự kỷ là một chứng rối loạn được mô tả lần đầu tiên vào năm 1943. Tuy nhiên, tới năm 1970 mới bắt đầu được nhiều người đề cập đến thường xuyên hơn. Cũng vì thế mà các nghiên cứu lâu dài về trẻ tự kỷ sống được bao lâu và người bị tự kỷ khi về già sẽ như thế nào tương đối có ít tư liệu thống kê.
Tham khảo: Trẻ 2 Tuổi Ngủ Đêm Hay Lăn Lộn Nguyên Nhân Do Đâu? Xử Lý Thế Nào?
Rất hiếm để có thể tìm thấy các nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska, Thụy Điển khi theo dõi hơn 27000 người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ – ASD tại quốc gia này từ 1987 – 2009. Cùng với việc so sánh với 2,6 triệu người không mắc ASD thì khảo sát thu được kết quả như sau:
- Ở thời điểm này, tỷ lệ tử vong của dân số chung là dưới 1%, tuy nhiên ở những người bị ASD, con số này lên tới 2,5%.
- Tuổi thọ trung bình của dân số Thụy Điển nói chung là 70 tuổi, ở nhóm ASD là 54 tuổi. Với những trường hợp bị ASD kèm tình trạng khuyết tật về nhận thức sống được chưa tới 40 tuổi. Nguyên nhân phổ biến khiến những người tự kỷ có tuổi thọ trung bình thấp hơn người bình thường 16 năm là do bị các bệnh liên quan tới tim mạch, tử tử và động kinh.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ tự tử ở những người tự kỷ không có khuyết tật về nhận thức sẽ cao gấp 9 lần so với dân số chung. Và chúng thường xảy ra ở các bé gái hoặc những người bị tự kỷ nhẹ. Các chuyên gia cho biết thêm, do nhóm này nhận thức rõ hơn về tình trạng của họ và những khó khăn khi hòa nhập cộng đồng, xã hội nên họ có xu hướng tự tử cao hơn.
Ngoài ra, người bị tử kỷ cũng thường xuyên bị bắt nạt, phải đối mặt với cảm giác căng thẳng, lo lắng và trầm cảm nghiêm trọng.
Nhìn chung, các con số trên tuy không giải đáp được chính xác vấn đề trẻ tự kỷ sống được bao lâu. Tuy nhiên, chúng ta cũng phần nào ước chừng được khoảng thời gian này kéo dài trong bao lâu. Do bản thân bệnh tự kỷ không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, nhưng chúng lại có liên quan tới các bệnh lý nguy hiểm như rối loạn tự miễn, tim mạch, hen suyễn, động kinh,… Hoặc dễ trở thành đối tượng bị phân biệt đối xử và miệt thị trong xã hội.
Đọc thêm: Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Ngáp Nhiều Nhưng Không Ngủ? Cách Khắc Phục
Nhóm người này cũng có nguy cơ gặp phải tai nạn cao hơn so với người bình thường nên những điều này mới chính là áp lực và ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe, tuổi thọ của họ.
Tình trạng tự kỷ sẽ thế nào khi người đó già đi?
Như chúng tôi đã chia sẻ, có rất ít nghiên cứu theo sát trẻ tự kỷ cho tới khi họ trưởng thành và già đi. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn thu thập được một số thông tin hiếm hoi liên quan đến vấn đề này như sau:
- Phần lớn thanh thiếu niên và người lớn mắc chứng tự kỷ sẽ có các triệu chứng, hành vi cải thiện tích cực khi họ già đi. Các trường hợp có khả năng cải thiện và thay đổi nhiều nhất là những người không bị chậm phát triển trí tuệ và năng lực ngôn ngữ của họ ở một mức độ tạm ổn.
- Nhóm trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ thì các vấn đề trên có thể trở nên tồi tệ hơn khi họ về già.
- Một nhóm khiêm tốn ở giữa thì không có nhiều sự thay đổi.
Trong một nghiên cứu khác, khi theo dõi khoảng 300 trẻ bị tự kỷ trong độ tuổi từ 2 – 21 tuổi cho thấy: 10% trẻ em có sự tiến bộ đáng kể ở tuổi vị thành niên.
Mặt khác, một trung tâm nghiên cứu chẩn đoán bệnh tự kỷ ở Southampton – Anh đã cho kết quả không giống với 2 nghiên cứu trên. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 146 người từ 18 – 24 tuổi, trong đó có 100 người bị tử kỷ. Tuy nhiên, tất cả đều thuộc dạng tự kỷ không điển hình vì khả năng nhận thức của họ ở mức bình thường và không được chẩn đoán khi còn nhỏ. Cho tới khi họ già đi, thì điều này mới được biểu hiện rõ ràng hơn. Ở những nhóm đối tượng này, các nhà nghiên cứu tại Anh nhận thấy:
- Khi tuổi tác tăng lên, mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng cũng sẽ tăng theo.
- Người lớn tự kỷ dễ rút ra được các quy tắc từ những tình huống hay công việc dễ hơn người trẻ.
- Các vấn đề tâm lý sẽ xấu đi nhưng điều này là tình trạng chung với cả người già bình thường (chẳng hạn như vấn đề trầm cảm, lo âu, hay quên).
Xem thêm: Trẻ Chậm Nói Nên Bổ Sung Gì? 5 Dưỡng Chất Cần Thiết Cho Bé
Nhìn chung, các nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi chúng ta vẫn chưa thể đánh giá số liệu trẻ tự kỷ già đi có giống những người được chẩn đoán tự kỷ khi lớn tuổi hay không. Hơn nữa, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được liệu người tự kỷ có già đi theo cách sống với người bình thường hay không và liệu lão hóa ở cả hai sẽ giống hay có gì khác biệt?….
Cần lưu ý gì khi nuôi trẻ bị tự kỷ?
Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã một điều khó khăn, với trẻ bị tự kỷ điều này là một thách thức lớn với những bậc làm cha mẹ. Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ tự kỷ sống được bao lâu, mọi người cũng cần quan tâm tới việc chăm sóc trẻ trong trường hợp đặc biệt này.
Dưới đây là một số kinh nghiệm của các giảng viên, nhân viên chuyên môn giáo dục đối với trẻ đặc biệt chia sẻ. Ba mẹ các bé có thể tham khảo những lời khuyên này để việc dạy trẻ tự kỷ tại nhà đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau:
- Áp dụng cách thức phân tích một cách cụ thể và tuân theo tuần tự sẽ giúp trẻ tự kỷ hiểu được vấn đề.
- Cố gắng sử dụng ngôn ngữ của mình một cách đơn giản và cụ thể nhất. Tốt nhất, bạn nên đề ra yêu cầu trong giới hạn một vài từ càng tốt, như nếu bạn nói “Đặt bút xuống, đi ra ngoài và xếp hàng” sẽ có hiệu quả hơn là nói “Cuốn sách đó rất đẹp, bây giờ hãy làm bài tập khoa học. Sau khi con làm xong, hãy đóng sách vở lại và xếp hàng ở cửa ra vào. Hôm nay chúng ta sẽ có buổi học về các loại sinh vật ngoài vườn”.
- Khi dạy trẻ bị tự kỷ tại nhà hay tại trường học thì phải dạy các kỹ năng xã hội cho trẻ một cách cụ thể. Ví dụ như lần lượt hướng dẫn các thao tác thắt giày cho bé thấy và giúp các bé thực hành ngay các thao tác đó.
- Với trẻ bị tự kỷ, hãy cho trẻ càng ít lựa chọn càng hiệu quả, bởi yêu cầu trẻ chọn một màu sắc hay nói “màu đỏ” hoặc một màu cụ thể. Trong lệnh đưa ra từ lời nói chỉ nên sử dụng 2 – 3 từ, do càng nhiều sự lựa chọn thì các bé sẽ càng bối rối.
- Nếu đưa ra một câu hỏi hoặc một hướng dẫn và nhận lại chỉ bằng một cái nhìn trống rỗng và vô thần của trẻ. Bạn cần lặp lại câu nói của mình và yêu cầu trẻ lặp lại những gì bạn vừa nói. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu những gì bạn vừa nói.
Đọc ngay: Hướng Dẫn Cách Đặt Trẻ Sơ Sinh Nằm Sấp Và Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Tránh sử dụng những từ ngữ mang tính mỉa mai như khi trẻ vô ý làm rơi đồ xuống sàn, nếu bạn nói “tuyệt lắm” thì trẻ sẽ hiểu điều bạn vừa nói theo nghĩa đen và lặp lại hành động này thường xuyên hơn.
- Việc dạy trẻ ở nhà hay trên trường lớp, các dụng cụ trực quan như mô hình, thí nghiệm hoặc phương pháp thuyết trình bằng hình ảnh sinh động sẽ có hiệu quả tốt hơn với các bé.
- Bạn nên chấp nhận rằng, trẻ tự kỷ sẽ có một số thay đổi trong hành vi, cách ứng xử khiến trẻ lo lắng. Việc này sẽ thường xảy ra khi thay đổi một thói quen hoặc lịch sinh hoạt ở trẻ.
- Đôi khi trong quá trình dạy trẻ tự kỷ, bạn sẽ thấy những hành vi thô lỗ, hung hay của trẻ. Lúc này, các bạn cần tìm hiểu căn nguyên khiến trẻ tức giận là gì để tìm cách giải quyết.
- Bảo vệ các bé khỏi những lời trêu chọc ác ý từ bạn bè và cho phép các bé làm điều mình muốn như một phần thưởng cho sự nỗ lực tích cực.
Nhìn chung, để giải đáp cho câu hỏi trẻ tự kỷ sống được bao lâu một cách chính xác, chúng ta phải cần nhiều con số thống kê hơn. Tuy nhiên, với những chia sẻ trong bài viết, hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ bị tự kỷ và giúp con dễ dàng tiếp cận và sống hòa nhập với cộng đồng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!