Lưỡi Nổi Mụn Thịt
Lưỡi nổi mụn thịt là tình trạng bất thường mà nhiều người hay gặp phải, tuy nhiên nó lại rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Dù được đánh giá không quá nghiêm trọng nhưng nó cũng khiến người bệnh lo lắng, hoang mang, không biết đây là triệu chứng lành tính hay đang báo hiệu dấu hiệu bất thường của một dạng bệnh lý nào đó.
Định nghĩa
Mụn thịt là hiện tượng xuất hiện các u nhỏ nhú lên trên da hay niêm mạc dạng lồi, chúng có màu sắc giống với da niêm mạc hoặc nâu sậm. Các mụn thịt trên lưỡi có kích thước từ 1mm – 2cm, thường xuất hiện trên bề mặt vùng da và hay tập trung nhiều tại những nơi có đặc tính nóng ẩm của cơ thể như cuống lưỡi, khoang miệng, dưới lưỡi.
Tình trạng miệng hay lưỡi bị nổi mụn thịt không phải hiếm gặp, nó có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ nam tới nữ giới, trẻ nhỏ cho tới người già. Lưỡi nổi mụn thịt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi còn là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Để có thể phân biệt được mụn thịt trên lưỡi và nhiệt miệng, cũng như xác định nguyên nhân mọc mụn bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra. Bởi nếu đó là dấu hiệu của một loại bệnh lý nguy hiểm thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân
Mụn thịt có thể xảy ra ở bất kỳ a, những nguyên nhân chính khiến nó xuất hiện trên lưỡi gồm:
- Do cơ địa dễ bị nhạy cảm, bị rối loạn nội tiết, rối loạn tuyến mồ hôi.
- Do lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt như: Sử dụng chất kích thích, ăn uống không đủ chất, sử dụng mỹ phẩm, kem đánh răng kém chất lượng, có các thành phần gây tổn thương vùng da niêm mạc, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc có thành phần gây kích ứng cho cơ thể, làm ảnh hưởng tới nội tiết tố dẫn tới mụn thịt.
- Theo nghiên cứu năm 2008, virus u nhú ở người (HPV) cũng là yếu tố kích thích sự phát triển của các mụn thịt nổi ở lưỡi.
Ngoài ra, tình trạng bề mặt, cuống hay dưới lưỡi nổi các cục mụn thịt xảy ra cũng có thể là do rất nhiều nguyên nhân lành tính khác. Tuy nhiên, có rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà chúng ta cần đề phòng, nhất là bệnh sùi mào gà, u nhú tiền đình papillomatosis.
Như đã đề cập đến ở trên, mụn thịt xuất hiện ở lưỡi có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể:
Bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là một trong số những căn bệnh xã hội truyền nhiễm có tính chất nguy hiểm. Bệnh lây truyền chủ yếu thông qua hoạt động quan hệ tình dục không an toàn, vì vậy mà những đối tượng có đời sống tình dục phức tạp, hay quan hệ bừa bãi, sử dụng miệng với đối tượng bị sùi mào gà thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HPV, chúng có tên khoa học là Human Papilloma Virus.
Mọc mụn thịt tại lưỡi và miệng do vi khuẩn HPV gây ra là biểu hiện của bệnh sùi mào gà lưỡi, miệng. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ có thời gian để ủ bệnh là trong vòng từ 2 – 9 tháng. Do đó, trong giai đoạn đầu người bệnh rất khó phát hiện ra vì chưa có dấu hiệu hay triệu chứng gì cụ thể. Nếu có biểu hiện thì cũng rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như viêm họng, viêm amidan, nhiệt miệng.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sùi mào gà đó là:
- Nổi các nốt mụn thịt dưới lưỡi, trong khoang miệng hoặc vùng cổ họng, ban đầu chúng nhỏ và có màu hồng hoặc đỏ, mọc riêng lẻ thành từng đám.
- Khi phát triển to dần, các nốt mụn hình thành những u nhú, sùi liên kết với nhau thành từng đám trông tương tự như hoa mào gà hoặc hoa súp lơ. Những nốt u nhú này khá mềm và thường không gây ra ngứa ngáy hay đau đớn gì.
- Khi bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng hơn thì các nốt u nhú sẽ dần bị vỡ ra, kèm theo máu và mủ gây lở loét, viêm nhiễm, mùi hôi miệng khó chịu.
- Nếu mụn thịt mọc ở vùng cổ họng sẽ khiến cho người bệnh bị sưng họng, có cảm giác đau rát, nhất là khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
U nhú tiền đình Papillomatosis
U nhú tiền đình Papillomatosis hay còn được biết đến là bệnh giả sùi mào gà bởi nó có hình dáng khá giống với vết bệnh gây ra bởi sùi mào gà. Theo đó, mụn có thể mọc tại vùng da niêm mạc như lưỡi, cổ họng, bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Tuy nhiên, đây lại là một căn bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm, nếu chú ý kỹ sẽ nhận ra những điểm khác biệt so với sùi mào gà. Cụ thể là:
- Các nốt mụn thịt mọc đối xứng với nhau hoặc mọc thành dải dài.
- Mụn thịt có màu đỏ hồng và mỗi nốt mụn đều có một cuống riêng.
- Mụn khá dai, không dễ vỡ, có thể tự teo nhỏ dần trong một khoảng thời gian nhất định.
Nguyên nhân chính gây ra các vết mụn thịt đỏ này chính là vì sự phát triển quá mức của những tế bào gai nằm phía dưới biểu bì mô. Đối với những người chưa từng quan hệ tình dục, nếu bị nổi mụn thịt đỏ ở miệng thì khả năng cao là do bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis.
Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng vì đây là căn bệnh không gây nguy hiểm, nó có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Song nó nổi trên bề mặt lưỡi khiến người bệnh cảm thấy tự ti, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Mặt khác, u nhú tiền đình Papillomatosis cũng gây ra nhiều hiểu lầm cho người bạn đời và người xung quanh, do vậy mà hầu hết người bệnh đều chọn cách điều trị là cắt hoặc đốt mụn thịt này.
Bệnh ung thư khoang miệng
Nếu mụn thịt mọc trong khoang miệng cứ tái đi tái lại nhiều lần tại cùng một vị trí mà không khỏi dứt điểm thì có thể bạn đã bị ung thư khoang miệng. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến cả tính mạng. Chính vì vậy, nếu phát hiện mụn ở miệng hay nổi mụn thịt dưới lưỡi thì chúng ta không nên chủ quan mà cần tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám cụ thể.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh ung thư khoang miệng qua mụn thịt là:
- Mụn thịt mọc trong miệng liên tục tại một vị trí trong khoảng thời gian dài mà không hết hẳn, kích thước của nốt mụn ngày càng to lên.
- Trong miệng bắt đầu hình thành các mảng màu trắng, đen đỏ và tổn thương xơ cứng.
- Trên lưỡi xuất hiện các nốt mụn tương tự như nhiệt miệng gây sưng tấy, viêm loét và đau đớn.
- Người bệnh cảm thấy đau khi nhai, nuốt đồ ăn, gây khó khăn trong việc ăn uống, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng tăng tiết nước bọt.
Bệnh u nang bạch huyết
U nang bạch huyết cũng là bệnh khá phổ biến có biểu hiện là nổi mụn thịt ở lưỡi. Ngoài ra nốt mụn cũng mọc tại nhiều vị trí khác trên cơ thể, nhất là phần cổ họng và đầu.
Bệnh u nang bạch huyết ở miệng, cổ họng thường xuất hiện với những dấu hiệu sau đây:
- Các nốt mụn thịt có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc trắng đục mọc bên trong miệng và cổ họng.
- Các nốt mụn thường mọc đơn lẻ, có kích thước từ 1cm trở lên.
- Tại các nốt mụn thường bị sưng tấy, gây đau nhức, khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống.
Bị mụn rộp sinh dục tại lưỡi và miệng
Mụn rộp sinh dục là một loại bệnh lý do virus HSV gây ra, chúng lây nhiễm chủ yếu thông qua con đường quan hệ tình dục. Mụn rộp xuất hiện trong miệng thường vì nguyên nhân quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn hoặc hôn môi, tiếp xúc trực tiếp với các vết mụn, vùng bị viêm loét chứa mầm bệnh của người khác.
Khi bị nổi mụn thịt trong miệng do bị mụn rộp sinh dục bạn không nên chủ quan để phòng ngừa các biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Đặc biệt virus HSV sống rất dai dẳng nên sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Mụn rộp sinh dục tại lưỡi và miệng có các biểu hiện thường gặp là:
- Xuất hiện các nốt mụn thịt nhỏ, tròn, bên trong có chứa nước, thường mọc xung quanh môi phía trong miệng.
- Sau một thời gian, nốt mụn rộp sẽ sưng to lên, liên kết với nhau thành từng đám và mọng nước, phồng rộp lên.
- Mụn có kết cấu khá mỏng nên rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ chảy ra nước màu vàng hoặc mủ màu trắng đục, gây đau đớn, ngứa ngáy, viêm loét.
- Người bệnh sẽ có một số biểu hiện kèm theo như: Chán ăn, sốt, mệt mỏi, viêm nhiễm trong miệng, sưng hạch bạch huyết.
Do các bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý nghiêm trọng kể trên, lưỡi nổi mụn thịt cũng có thể là do một số bệnh lý lành tính khác. Trong các trường hợp này chúng sẽ dễ điều trị và không gây hại tới sức khỏe. Cụ thể:
- Do nhiệt miệng: Nếu các nốt mụn mọc trong miệng là do nhiệt miệng thì không có gì quá đáng lo. Chúng mọc xung quanh miệng, lưỡi, gây ra các vết tấy đỏ, viêm loét khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, mụn sẽ tự lành sau một thời gian ngắn, nguyên nhân của nhiệt miệng thường là do nóng trong người gây ra.
- Do viêm họng hạt: Khi bị viêm họng hạt, trong cổ họng của người bệnh sẽ xuất hiện các hạt mụn trắng nhỏ, gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát vùng cổ họng. Thậm chí, một số trường hợp chúng còn có biểu hiện sưng đỏ vùng họng hoặc viêm họng hạt kèm theo mủ. Bệnh này khiến bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi, gặp khó khăn trong ăn uống, hơi thở có mùi hôi và có thể sốt cao.
- Do bệnh viêm lưỡi: Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi thường đến từ các tác nhân như kem đánh răng, nước súc miệng, vật dụng, dụng cụ nha khoa hoặc xảy ra phản ứng với một số loại thuốc bất kỳ. Khi bị viêm lưỡi, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như lưỡi sưng viêm, một số ít trường hợp còn xuất hiệ mụn thịt tại cuống lưỡi.
Chăm sóc tại nhà
- Nên xây dựng lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học, ăn uống đầy đủ chất, không sử dụng bia rượu, chất kích thích, tránh ăn những thực phẩm gây nóng trong như: Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
- Khi sử dụng mỹ phẩm hoặc kem đánh răng, nước súc miệng… cần xem rõ thành phần, chọn những loại phù hợp với cơ thể, tránh gây kích ứng, nổi mụn.
- Khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh lý cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh uống thuốc một cách bừa bãi, gây rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ mọc mụn thịt.
- Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ bằng miệng hoặc quan hệ với những người chưa biết rõ tình trạng sức khỏe.
- Khi bị mụn thịt, cần xác định chính xác nguyên nhân gây mụn để có phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc thực hiện theo các phương pháp truyền miệng, bởi nó có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó bạn cần tới các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là chú ý vệ sinh vùng miệng bằng cách chải răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, làm sạch lưỡi, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Điều trị
Để điều trị tình trạng mọc mụn thịt trong miệng hoặc nổi mụn thịt dưới lưỡi, chúng ta cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Cách tốt nhất là khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của mụn thịt tại lưỡi, miệng, bạn hãy tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh do đâu và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Nếu mụn thịt mọc trong miệng là biểu hiện của một số bệnh lý xã hội như: Sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục sẽ rất nguy hiểm. Các bệnh này nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị lưỡi nổi mụn thịt đạt hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị bằng thuốc
Tuỳ vào loại bệnh, mức độ và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc phù hợp. Trong đó thường có các dạng: Thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc bôi. Đối với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ phù hợp với một loại thuốc riêng, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất. Lưu ý rằng, khi sử dụng thuốc người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện theo các hướng dẫn kiêng khem, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
Điều trị ngoại khoa
Đối với các nốt mụn thịt do bệnh sùi mào gà gây ra thì phải áp dụng các kỹ thuật, công nghệ cao thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp ngoại khoa đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay như: Áp lạnh, đốt điện, ALA – PTD.
Trong số đó, ALA – PTD là công nghệ đến từ Hoa Kỳ, hoạt động theo cơ chế phá hủy chọn lọc các tổn thương, tỷ lệ làm sạch tổn thương cao, hạn chế tối đa việc gây tổn thương lên các mô lành, tỷ lệ tái phát thấp. Nó cũng được đánh giá là giải pháp điều trị sùi mào gà tiên tiến, hiện đại và có thời gian phục hồi nhanh nhất hiện nay.