Đau Răng Hàm
Đau răng hàm là hiện tượng nhiều người gặp phải ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đây được coi là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân, cách khắc phục và những lưu ý khi gặp phải tình trạng này.
Định nghĩa
Khi bị đau răng hàm, người bệnh sẽ dễ dàng cảm nhận được các biểu hiện bên trong hoặc bên ngoài bề mặt răng trở nên đau nhức, ê buốt. Các triệu chứng đau răng hàm mà mỗi người gặp phải sẽ không giống nhau. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đau lợi răng hàm, chỉ đau răng hàm khi cắn hoặc nhai thức ăn, đau răng hàm gây đau đầu,...
Các vị trí răng bị đau cũng sẽ khác nhau tùy vào khu vực bị tổn thương, bạn có thể đau ở các vị trí:
- Đau răng hàm trên bên phải.
- Đau răng hàm trên bên trái.
- Đau răng hàm trong cùng.
- Đau răng hàm dưới trong cùng.
- Đau răng hàm trên.
- Đau nhức răng hàm trên.
Nguyên nhân
Đau răng hàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết đều là do các bệnh lý răng miệng. Việc xác định được chính xác tác nhân gây đau sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp chữa trị nhanh chóng và dứt điểm. Các yếu tố dẫn gây nên tình trạng này phổ biến nhất có thể kể đến như sau.
Sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau buốt răng hàm phổ biến nhất. Răng bị sâu do vi khuẩn tấn công ăn vào lớp men răng rồi tiến sâu vào trong ngà răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh. Khi chúng xâm nhập vào đến tủy răng, cảm giác đau đớn sẽ tăng lên gấp bội. Lúc này, lớp vỏ cứng bên ngoài đã bị phá hủy không còn có khả năng bảo vệ tủy răng khiến cho răng bị răng trở nên nhạy cảm, cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Các bệnh lý về nướu
Các bệnh lý về nướu như viêm nha chu, viêm nướu cũng có khả năng gây ra đau lợi răng hàm với nhiều mức độ tùy theo tình trạng bệnh. Tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng dẫn tới nguy cơ mất răng.
Đau răng hàm do bị áp xe
Áp xe răng hàm là tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng phát sinh nghiêm trọng không chỉ dẫn tới đau nhức chân răng hàm mà còn cả ở các khu vực khác. Không chỉ gây ra đau nhức, áp xe răng còn có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm hạch, viêm xương hàm và nghiêm trọng hơn là mất răng.
Do răng khôn
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau hàm răng chính là mọc răng khôn. Chính vì răng khôn là những chiếc răng cuối cùng mọc khi chúng ta đã ở tuổi trưởng thành, khi mọc chúng sẽ gây sưng nướu và khiến cho răng hàm nằm ở kế bên bị đau nhức. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm chúng có khả năng đâm vào răng hàm khiến cho răng hàm bị lung lay đau nhức dữ dội.
Mặt khác, răng khôn nằm ở vị trí xa nhất nên sẽ thường khó vệ sinh. Lâu dần, vi khuẩn sẽ tích tụ gây nên viêm nhiễm tại khu vực này gây nên tình trạng đau buốt răng hàm.
Đau răng hàm do gãy răng
Khi xảy ra tai nạn hoặc chấn thương, răng hàm có thể bị nứt hoặc gãy khiến cho phần ngà răng bị lộ ra ngoài, hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến tủy răng tác động đến các dây thần kinh xung quanh. Điều này sẽ gây ra tình trạng răng hàm lung lay đau nhức, đặc biệt là khi cắn nhai.
Chăm sóc tại nhà
Các biện pháp tại nhà đều là những mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp hoặc các loại dược liệu tự nhiên. Đây đều các các bài thuốc dễ kiếm, dễ thực hiện và đặc biệt là rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, các cách chữa đau răng dân gian lại chỉ có tác dụng với những cơn đau nhẹ và mang lại tác dụng giảm đau tạm thời, không thể loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh. Do vậy, áp dụng các phương pháp này, cơn đau nhức răng hàm có thể trở lại bất kỳ lúc nào.
Chườm với đá lạnh
Đá lạnh là thứ luôn có sẵn trong tủ lạnh của mỗi gia đình, bạn có tận dụng để chườm làm dịu đi cơn đau nhức răng hàm, giảm sưng tấy. Hơi lạnh từ đá sẽ làm cho các dây thần kinh quanh khu vực đau bị tê liệt, khiến chúng không truyền tín hiệu đau về não nhờ đó làm gián đoạn cơn đau tạm thời. Biện pháp này rất đơn giản, dễ làm có thể giảm đau nhanh chóng, cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 - 3 viên đá già, 1 chiếc túi ni lông, 1 chiếc khăn mỏng.
- Bọc đá với 1 lớp nilon và bọc khăn ơ bên ngoài, chườm khắp vùng má bên ở bên hàm bị đau trong vòng 10 - 15 phút.
- Lưu ý trong quá trình thực hiện nên di chuyển túi đá theo hình vòng tròn, không áp quá sát vào da có thể dẫn đến bỏng lạnh.
Súc miệng bằng nước muối
Muối là một gia vị không thể thiếu trong bất kỳ căn bếp nào, muối cũng có tính sát khuẩn cao. Trong trường hợp đau nhức dữ dội, bạn có thể pha ngay một cốc nước muối ấm để làm dịu bớt cơn đau nhức, cách thực hiện tương đối đơn giản:
- Chuẩn bị 1 thìa cà phê muối ăn, 1 cốc nước ấm.
- Bỏ muối vào nước và khuấy đều cho muối tan hết.
- Súc miệng bằng dung dịch nước này, có thể ngậm trong vòng 1 - 3 phút ở bên hàm bị đau rồi nhổ đi.
Cách làm này có thể áp dụng hằng ngày sau khi đánh răng, để hỗ trợ làm sạch răng miệng. Nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại bên trong khoang miệng, phòng tránh nguy cơ hôi miệng, các bệnh răng miệng.
Sử dụng lá bạc hà
Lá bạc hà có chứa các hoạt chất gây tê tự nhiên nhờ đó có thể xoa dịu tạm thời cơn đau nhức răng hàm một cách hiệu quả, cách làm cụ thể như sau:
- Lấy một ít lá bạc hà khô, hãm với nước sôi trong vòng khoảng từ 10 - 15 phút.
- Dùng nước lá bạc hà để súc miệng, có thể ngậm trọng vòng 1 - 3 phút.
- Thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày và duy trì trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả.
Dùng lá trầu không
Lá trầu không là vị thuốc dân gian được dùng để chữa rất nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về răng miệng. Cách sử dụng lá trầu không để chữa đau răng hàm cụ thể như sau:
- Lấy 5 - 10 lá trầu không, rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn cùng với một chút muối.
- Sau đó, 1 - 2 chén rượu trắng vào ngâm trong vòng 10 - 20 phút, sau đó gạn lấy phần nước.
- Dùng nước này để súc miệng hằng ngày, có thể ngậm dung dịch trong vòng khoảng 1 - 3 phút rồi nhổ ra ngoài.
Câu hỏi thường gặp
Đau răng hàm có nguy hiểm không?
Răng hàm là những chiếc răng đảm nhiệm vai trò chính trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Khi những chiếc răng này bị đau nhức, hậu quả đầu tiên có thể thấy được chính là ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Răng hàm bị đau nhức khiến cho chúng ta không thể ăn ngon miệng. Đồng thời cảm giác đau nhức kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt.
Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, các bệnh lý gây đau nhức răng hàm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm nặng, tiêu xương răng thậm chí là mất răng.
Điều trị
Bên cạnh các mẹo dân gian nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc Tây y giúp giảm đau răng hiệu quả và nhanh chóng. Ưu điểm của các loại thuốc này là sự tiện dụng, không cần mất thời gian chuẩn bị, mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng đúng theo chỉ dẫn được khuyến cáo và không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt rất thông dụng và được các bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp đau răng do răng sâu, viêm lợi, hoặc mọc răng khôn. Thuốc đem lại hiệu quả khá nhanh, không gây tác dụng phụ đáng kể, tuy nhiên, bạn cần uống thuốc đúng theo liều lượng được chỉ dẫn, liều dùng như sau:
- Người lớn: Mỗi lần dùng 1 - 2 viên, khoảng cách giữa các lần uống là từ 4 - 6h, không uống quá 4000mg/ngày.
- Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên cùng với cốc nước lớn, sử dụng tối đa 2 lần/ngày, sau bữa ăn.
Chống chỉ định dùng Paracetamol với trẻ em dưới 6 tuổi, người mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thuốc giảm đau cấp tốc Alaxan
Thuốc Alaxan được biết đến là sản phẩm có công dụng giảm đau nhanh với sự kết hợp giữa hai thành phần hoạt chất là paracetamol và ibuprofen. Để tránh các tác dụng phụ không đáng có, người bệnh nên tuân thủ cách dùng và liều dùng được khuyến cáo.
Đối với người lớn, sử dụng 1 viên nén/lần, uống cùng với cốc nước lớn, mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần. Không sử dụng thuốc Alaxan cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thuốc chữa đau răng Dorogyne
Thuốc Dorogyne thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng cấp tính và mãn tính như viêm nha chu, viêm nướu. Đây cũng là một loại thuốc có thể trị đau răng hàm cấp tốc, liều dùng được khuyến cáo như sau:
- Đối với người lớn: Uống 2 viên/lần, cùng với ly nước lớn, mỗi ngày tối đa 2 - 3 lần.
- Trẻ em từ 5 - 10 tuổi: Mỗi lần sử dụng 1 viên, dùng 2 lần/ngày, sáng và tối.
- Chống chỉ định dùng thuốc với trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người dị ứng với thành phần của thuốc.
Chữa đau răng hàm tại cơ sở nha khoa
Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức răng hàm và điều trị triệt để bạn vẫn nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị. Đặc biệt là với những trường hợp đau nghiêm trọng có các biểu hiện như đau kéo dài liên tục trên 5 ngày, đau kèm theo biểu hiện sốt. Tùy vào vấn đề mà bạn đang gặp phải, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp, cụ thể như sau:
Đau do sâu răng
Tùy vào mức độ sâu của răng hàm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục. Nếu răng chỉ mới có biểu hiện sâu, chưa bị sứt mẻ thì chỉ cần hàn trám lại lỗ sâu là được. Trường hợp sâu răng đã lan tới tủy và khiến cho kết cấu của răng bị phá hủy thì cần tiến hành điều trị tủy, sau đó là trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo toàn răng.
Đau do viêm tủy
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết phần tủy bị viêm, sau đó trám lại răng. Nếu như răng đã bị vỡ, bạn sẽ cần phải bọc răng sứ để đảm bảo khả năng ăn nhai của răng cũng như tính thẩm mỹ.
Đau do mọc răng khôn
Trường hợp mọc răng khôn thì giải pháp tối nhất chính là nhổ bỏ chiếc răng răng này. Điều này không chỉ giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây đau nhức răng hàm mà còn tránh được những hệ lụy nghiêm trọng về sau.
Đau do viêm nha chu
Đối với tình trạng đau răng hàm trên hoặc đau răng hàm dưới do viêm nha chu, biện pháp hiệu quả nhất chính là lấy cạo vôi răng. Theo đó, loại bỏ khả năng sinh sôi của vi khuẩn, kết hợp với chế độ vệ sinh răng miệng tại nhà. Sau khi tình trạng viêm thuyên giảm, hiện tượng đau răng hàm cũng sẽ dần biến mất.
Kiêng gì, ăn gì?
Bên cạnh việc thực hiện các cách giảm đau răng hàm hoặc điều trị tận gốc, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình, sau đây là một số lưu ý về vấn đề này, các loại thực phẩm không nên ăn bao gồm:
- Đồ ngọt: Các loại bánh kẹo có chứa lượng đường rất cao, nếu tồn tại quá nhiều trong khoang miệng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Từ đó, sản sinh ra axit lactic mài mòn men răng và khiến cho tình trạng đau nhức răng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ uống có ga: Cũng giống như bánh kẹo, nước ngọt có ga là thứ bạn không nên tiêu thụ khi gặp các vấn đề răng miệng. Loại đồ uống này có chứa rất nhiều đường và axit là yếu tố rất có hại cho sức khỏe răng miệng.
- Trái cây có vị chua: Vị chua của các loại trái cây như cam, chanh, quýt đến từ axit citric. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các quả này khi đang bị đau răng hoặc sau khi ăn, hãy súc miệng lại ngay với nước lọc.
- Kem lạnh: Kem vừa có nhiều đường, vừa lạnh có thể sẽ làm cho cơn đau răng hàm của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra bạn cũng cần tránh ăn các thực phẩm quá dai, quá cứng, khi nhai sẽ gây áp lực lên răng, khiến cho tình trạng đau răng ngày càng nặng hơn.
Bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình những loại thực phẩm sau đây:
- Cháo và súp: Đây là những dạng thức ăn lỏng và dễ nuốt dành cho những ngày đau răng. Bạn có thể ăn cháo hoặc súp nấu với thịt, rau củ, cá để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Các loại trái cây: Vitamin trong các loại trái cây luôn cần thiết với cơ thể người, đặc biệt chúng còn giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả. Nếu như răng hàm bị đau nhức hạn chế ăn nhai, bạn có thể ép hoặc xay thành sinh tố để uống.
- Các chế phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, có nhiều canxi và protein sẽ giúp răng chắc khỏe hơn từ bên trong.
- Cá ngừ và cá hồi: Nếu như trong những ngày đau răng không thể nhai được thực phẩm dai như thịt, bạn vẫn có thể bổ sung chất đạm cho cơ thể bằng các loại cá. Trong đó, cá ngừ và cá hồi là hai thực phẩm vừa mềm, dễ ăn lại giàu dinh dưỡng.
- Rau củ: Rau củ đóng vai trò quan trọng trong cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể, giúp cho xương và răng chắc khỏe.
Phòng ngừa
Để đề phòng tình trạng đau răng hàm, đau răng khôn cũng như các bệnh lý răng miệng khác, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:
- Chải răng 2 lần mỗi ngày sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride và bàn chải lông mềm. Sử dụng thêm nước súc miệng để gia tăng hiệu quả làm sạch.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa sau khi bữa ăn để loại bỏ mảng bám, mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt trong kẽ răng.
- Dùng kem đánh răng có chứa thành phần fluor để giúp cho răng chắc khỏe hơn.
- Thăm khám tại cơ sở nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để lấy cao răng, phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, hoặc đồ uống có cồn vừa có hại cho sức khỏe vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Đau răng hàm có thể là một tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm do vậy bạn không thể chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, đau đầu, không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đến cơ sở nha khoa để được khám và điều trị kịp thời. Đây là cách tốt nhất để giải quyết dứt điểm tình trạng đau răng hàm và tránh các hậu quả khôn lường về sau.
Câu hỏi thường gặp
Khi bị đau răng bạn có thể uống Panadol để giảm đau tạm thời. Thành phần Paracetamol sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nhờ vậy mà cơn đau răng sẽ biến mất nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến liều lượng, không nên tự ý sử dụng quá 4 liều/ngày (tương đương với 4000mg/ngày). Panadol nên được dùng sau ăn khoảng 30 phút, dùng thuốc bằng nước ấm để tăng hiệu quả giảm đau răng.
Xem chi tiết