Ê Buốt Răng Khi Mang Thai
Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng phổ biến hiện nay do nhiều nguyên khác nhau gây ra. Bệnh này không những gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn có thể cản trở sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ cải thiện triệt để được tình trạng này.
Định nghĩa
Các chuyên gia nha khoa cho biết, ê buốt răng ở bà bầu là tình trạng răng trở nên nhạy cảm trước những yếu tố kích thích từ nhiệt độ. Khi đó mẹ bầu cảm thấy chân răng ê buốt kèm theo cảm giác đau nhẹ khi ăn hoặc những thực phẩm quá lạnh, ngọt, nóng, cứng. Triệu chứng này thường kéo dài trong vài phút đến khoảng vài giờ sau đó.
Nguyên nhân
Theo các chuyên gia nha khoa, tình trạng ê buốt răng khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến một số tác nhân chính dưới đây:
- Rối loạn Hormone: Cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu có sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Trong số đó có sự gia tăng nồng độ Estrogen và Progesterone làm cho lưu lượng máu đến nướu tăng nhanh. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể phản ứng với vi khuẩn khiến răng nhạy cảm hơn và hình thành cơn đau buốt.
- Ốm nghén khi mang thai: Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau buốt chân răng. Việc mẹ bầu thường xuyên bị nghén sẽ khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Từ đó khiến men răng yếu dần và hình thành nên tình trạng đau nhức. Lâu dần sẽ hình thành lên mảng bám và dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng, viêm nướu hoặc bệnh nha chu.
- Chế độ ăn thay đổi: Phụ nữ mang thai phải thay đổi thói quen ăn uống để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Việc mẹ bầu phải tăng cường tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ đường sẽ làm gia tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý về răng miệng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng ê buốt chân răng.
- Thiếu canxi khi mang bầu: Nhu cầu bổ sung canxi tăng lên trong giai đoạn thai kỳ, tạo điều kiện phát triển xương và răng của thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bổ sung không đủ thì thai nhi sẽ lấy lượng canxi dự trữ trong xương và răng của mẹ. Đó là lý do dẫn đến việc khử khoáng trên men răng, gây ra tình trạng ê buốt răng khi mang thai.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Em bé phát triển từng ngày trong bụng mẹ, khi em bé lớn sẽ khiến răng và nướu của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Do vậy, thời gian này nếu mẹ đánh răng quá mạnh hoặc chỉ súc miệng qua loa sẽ dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng.
- Do ảnh hưởng của viêm nướu: Khi bị viêm sẽ khiến nướu của mẹ bầu rút lại và hình thành những túi nhỏ xung quanh chân răng. Hiện tượng này khiến việc vệ sinh bên trong túi nướu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, phần chân răng và mô nướu xung quanh sẽ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, cuối cùng gây ê buốt răng.
Chăm sóc tại nhà
Để đảm bảo cho mẹ và bé bạn có thể lựa chọn các phương pháp dân gian dưới đây. Những thảo dược này hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính và thân thiện với mẹ bầu.
- Sử dụng lá lốt: Nguyên liệu này có hàm lượng lớn tinh dầu, chủ yếu là hoạt chất benzyl axetat. Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, bớt sưng hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần rửa sạch lá lốt, dùng nhai sống cho đến khi nát nhỏ. Sau đó, sử dụng phần bã đắp lên vị trí răng đang đau cho đến khi dịu dần.
- Nước trà xanh: Thành phần tranh xanh chứa nhiều hoạt chất Florua, catechin và axit tannic. Tác dụng của nước trà xanh giúp sát khuẩn, giảm đau, ngăn ngừa viêm nướu. Dược liệu này còn bảo vệ men răng, giảm quá trình hòa tan canxi, giúp răng chắc khỏe. Do đó, dùng nước trà xanh để uống hoặc súc miệng có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau buốt chân răng hiệu quả.
- Tỏi sống: Tỏi vốn nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, làm dịu cơn đau. Thảo dược này được dân gian sử dụng rất nhiều trong việc giảm đau ê buốt răng khi mang thai. Mẹ bầu chỉ cần nướng vài tép tỏi, sử dụng ngay khi còn ấm là được.
- Gừng tươi: Ngoài làm gia vị trong các món ăn thì gừng còn có công dụng giải cảm, giảm đau bụng và chống ê buốt răng hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần lấy gừng tươi rửa sạch, đập dập rồi đắp lên vị trí răng ê buốt sẽ thấy hiệu quả tức thì.
- Cây đinh hương: Hoạt chất eugenol có trong thảo dược này có ác dụng rất mạnh trong việc giảm đau. Ngoài ra, đinh hương còn có tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Mẹ sử dụng 1 - 2 nhánh đinh hương ép chặt ở răng để nước từ dược liệu chảy vào vị trí đau buốt. Giữ đinh hương ở răng khoảng 1 - 2 phút thấy giảm đau là được.
Biến chứng
Về cơ bản tình trạng ê buốt chân răng khi mang thai không ảnh hưởng ngay lập tức đến tính mạng con người. Nhưng nó lại có tác động không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi.
Bởi vì khi răng bị ê buốt thường xuyên và kéo dài sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, gặp khó khăn về ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Thêm vào đó, khi thể chất mẹ không tốt thì sức khoẻ của thai nhi cũng không được ổn định. Em bé dễ bị sinh thiếu tháng, còi cọc và suy dinh dưỡng hơn.
Đặc biệt nguy hiểm khi tình trạng ê buốt chân răng ở bà bầu kéo dài và diễn ra thường xuyên mà không được cải thiện. Khi đó mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Nguy cơ này cao hơn gấp 2,2 lần so với người bình thường khác.
Ngoài ra, nếu ê buốt chân răng khi mang thai được xác định là do vi khuẩn Suntans thì khả năng lây truyền bệnh qua đường máu rất cao. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường và kéo dài cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị từ sớm.
Triệu chứng
Dấu hiệu nhận biết tình trạng ê buốt răng khi mang thai khá dễ dàng với những triệu chứng điển hình. Cụ thể, hiện tượng ê buốt chân răng khiến mẹ bầu sẽ bắt gặp những triệu chứng dưới đây:
- Mẹ bầu cảm thấy chân răng bị ê buốt khi sử dụng các thực phẩm có tính chua, nóng, lạnh, ngọt, đồ cứng hay có tính axit cao.
Nhiều trường hợp bị nặng còn cảm thấy buốt răng ngay khi hít phải không khí lạnh, thời tiết thay đổi hoặc khi uống nước lọc. - Cảm giác đau nhức, sưng buốt kéo dài trong vài phút, thậm chí là vài giờ khi va chạm nhẹ vào răng.
- Khi mẹ bầu đánh răng, dùng tăm hay các dụng nha khoa sẽ thấy đau nhói, buốt chạy thẳng lên đỉnh đầu và dọc sống lưng. Khi gặp triệu chứng này là báo hiệu bệnh đang chuyển nặng nhất.
- Ê buốt răng khi mang thai còn đi kèm biểu hiện chán ăn, cơ thể mệt mỏi, không muốn dùng bất kỳ loại thực phẩm nào.
- Nhiều trường hợp còn xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, răng chuyển màu.
Điều trị
Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị ê buốt răng khi mang thai là phải đến gặp nha sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không âm thầm chịu đựng cơn ê buốt và đừng quên cho nha sĩ biết là bạn đang mang bầu.
Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang, thông qua hình ảnh thu được sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào việc mẹ đang mang thai tháng thứ mấy mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chữa ê buốt răng khi mang thai. Trong quá trình sử dụng mẹ bầu cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn an toàn của bác sĩ, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Ngoài ra, trong một số trường hợp mẹ có vôi răng và mảng bám, bác sĩ sẽ yêu cầu làm sạch để hạn chế nguy cơ sâu răng. Một số cách giúp khắc phục hiện tượng ê buốt răng hiệu quả cho mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định gồm:
- Trám răng: Kỹ thuật này bác sĩ sẽ dùng vật liệu nhân tạo để trám bít phần răng sâu. Mục đích là nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Với phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu tiết kiệm được chi phí và thời gian. Nhưng nó chỉ được chỉ định trong trường hợp ê buốt răng mức độ nhẹ.
- Bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ tiến hành mài đi 1 phần men răng, sau đó tạo mão rồi cho răng chụp lên phía trên. Với kỹ thuật này không chỉ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng ê buốt mà còn tạo tính thẩm mỹ cao. Thêm nữa là thời gian sử dụng được kéo dài.
Phòng ngừa
Nếu để lâu dài tình trạng ê buốt răng khi mang thai có thể ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị thì các mẹ bầu nên có cách để phòng tránh hiệu quả nhất. Cụ thể:
- Vệ sinh răng thường xuyên, sạch sẽ bằng các loại kem đánh răng tránh ê buốt, tốt cho men răng. Mẹ bầu nên sử dụng bàn chải lông mềm, nhọn để làm sạch răng miệng được tốt nhất.
- Nên đánh răng từ trong ra ngoài, chải nhẹ nhàng để loại bỏ hết mảng bám, thức ăn thừa ra bên ngoài.
- Để giảm tình trạng mài mòn răng trong hoạt động nhai, cắn hằng ngày bạn có thể sử dụng máng nhai.
- Các mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý, nước súc miệng không chứa nhiều thành phần Fluoride. Sử dụng súc miệng vào sáng và tối trước khi ngủ để làm sạch răng miệng, giảm các loại mảng bám dư thừa trên răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần hoặc ít nhất 6 tháng/lần để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và sớm có hướng điều trị triệt để.
- Mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại nhà của bác sĩ.