Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Khắp Người Như Muỗi
Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là hiện tượng khá nhiều người mắc phải hiện nay. Đây là dấu hiệu của các bệnh lý về da liễu như mề đay, viêm da, dị ứng,… Để xử lý tình trạng này, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm với sức khoẻ, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây mẩn đỏ và điều trị kịp thời.
Định nghĩa
Khi bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Da nổi sần cục màu đỏ, hồng, sờ vào có cảm giác cứng, cộm đi kèm biểu hiện ngứa ngáy từ âm ỉ tới dữ dội, có cảm giác nóng rát, châm chích trên da. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở một số khu vực cụ thể như lưng, tay, chân, cổ, mặt hoặc toàn thân, khiến người bệnh khó chịu, mất tập trung, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống suy giảm.
Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người, bệnh nhân cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân và tìm giải pháp điều trị phù hợp
Nguyên nhân
Thông thường, hiện tượng này có thể xuất phát từ một số bệnh lý sau:
1. Mề đay, mẩn ngứa
Mề đay, mẩn ngứa là bệnh lý về da liễu phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Có tới 20% dân số từng mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người.
Mề đay sinh ra khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, không khí lạnh, thực phẩm dẫn tới các mao mạch bị kích ứng, dẫn tới da bị nổi sần phù, nổi cục, mẩn ngứa thành mảng.
Mặc dù chỉ là bệnh lý ngoài da nhưng nếu không được điều trị kịp thời, mề đay có thể tiến triển thành mãn tính, gây mẩn đỏ ngứa kéo dài và mang đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như bội nhiễm da, phù nề, khó thở, sốc phản vệ,…
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người như muỗi đốt trên da. Bệnh lý này xuất hiện khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm như xà phòng, hoá chất, vi khuẩn, chất tẩy rửa,…
Ban đầu, tình trạng viêm nhiễm chỉ xuất hiện ở một khu vực nhỏ. Sau đó, tổn thương có thể lan rộng, thậm chí bùng phát toàn thân.
Khi mắc bệnh, bên cạnh triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt, người bệnh còn có thể xuất hiện vết mủ trắng, mụn nước và vết lở loét trên da.
3. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra khi người bệnh có cơ địa, làn da nhạy cảm, hệ miễn dịch phản ứng quá mức trước thời tiết như gió, không khí, độ ẩm, sự thay đổi nhiệt độ thất thường,… Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian giao mùa, đặc biệt khi nhiệt độ từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột.
Dị ứng thời tiết sẽ dẫn tới da nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người kèm theo triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt, đau nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, khó chịu toàn thân,…
4. Dị ứng thuốc
Việc người bệnh bị dị ứng với một số thành phần trong thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng khá đa dạng tuỳ theo mức độ dị ứng của người bệnh
Ban đầu, dị ứng thuốc có thể kèm theo một số biểu hiện nhẹ như da mẩn đỏ trong thời gian ngắn, tự thuyên giảm sau vài ngày hoặc khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, nếu người bệnh không xử lý kịp thời, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện như: Hồng ban, đỏ da, phù Quincke, khó thở, nghẹn họng,…
5. Dị ứng thức ăn
Hiện tượng người bệnh bị dị ứng với một số loại thức ăn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Tình trạng này diễn ra khi hệ miễn dịch xem các hoạt chất trong thực phẩm là dị nguyên và kháng lại chúng bằng cách gia tăng IgE (kháng nguyên) trong huyết tương.
Quấ trình này sẽ hoạt hoá thành phần trung gian, giải phóng histamin vào da, hệ hô hấp, tiêu hoá, dẫn tới da có cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù.
Một số loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng phổ biến nhất bao gồm: Mè, đậu phộng, hải sản, sữa bò, lòng trắng trứng,… Bên cạnh các biểu hiện ngoài da, người bệnh còn có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa họng, ngứa mũi, đỏ mắt,…
6. Phát ban da
Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt cũng có thể xuất hiện khi người bệnh mắc phát ban do cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, sởi, thời tiết nóng đột ngột. Hiện tượng này thường gặp nhất ở trẻ em dưới 7 tuổi.
Lúc này, làn da có xu hướng xuất hiện những mảng, đốm màu đỏ, hồng nổi cộm hơn hẳn so với vùng da xung quanh. Phát ban cũng có thể gây ngứa hoặc không, đi kèm cảm giác châm chích, nóng rát da.
7. Một số bệnh lý khác
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt còn có thể xuất phát do các bệnh lý khác như:
- Rối loạn chức năng gan: Khi gan hoạt động kém, chức năng đào thải độc tố suy giảm sẽ gây hiện tượng tích tụ độc tố trong cơ thể, phát qua da tạo thành những nốt mẩn đỏ, ngứa khắp người, tập trung nhiều ở vùng lưng, ngực, tay, chân,…
- Nhiễm giun sán: Khi cơ thể bị nhiễm giun sán, chúng có thể di chuyển qua ống mật, gây cản trở quá trình lưu thông mật. Điều này khiến độc tố trong cơ thể kích thích hệ miễn dịch, sản sinh ra hiện tượng ngứa, dị ứng, nổi mẩn đỏ trên da như nốt muỗi cắn.
- Rối loạn tuyến giáp: Đây cũng là một trong những bệnh lý phổ biến dẫn tới nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Bệnh gây mất cân bằng điện giải, cản trở quá trình chuyển hoá lipid, đường, đạm,… Điều này khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, dẫn tới xuất hiện các nốt nổi mẩn đỏ, ngứa trên da.
- Nổi mề đay do nhiễm HIV: Tình trạng nổi mẩn đỏ còn có thể là biểu hiện của căn bệnh HIV giai đoạn đầu. Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch hoạt động kém dẫn tới tích tụ độc tố trong cơ thể và phát ban, nổi mẩn đỏ trên da.
Do đó, nếu nhận thấy mình có biểu hiện nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt, cần chủ động xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Để xác định chính xác căn nguyên của hiện tượng này, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín thăm khám hoặc liên hệ chuyên gia và nhận tư vấn điều trị đúng cách.
Chăm sóc tại nhà
Nếu người bệnh gặp hiện tượng da nổi mẩn đỏ, ngứa nhẹ, bạn có thể tự áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng ngay tại nhà với các nguyên liệu sẵn có như:
- Tắm lá chè
Trong lá chè có chứa hoạt chất tiêu viêm, sát khuẩn, giảm ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, các vitamin, dưỡng chất và chất chống lão hoá trong loại lá này còn có tác dụng dưỡng da, tăng cường sức đề kháng cho làn da, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ khó chịu. Do đó, bạn có thể tắm lá chè đều đặn 1 – 2 lần/ngày.
- Chườm mát
Chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mát, chườm trực tiếp lên vùng da đang bị ngứa, nổi mẩn đỏ trong vòng 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp làm dịu da, giảm kích ứng, cải thiện triệu chứng rõ rệt. Nếu bị nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, người bệnh có thể tắm nước mát để nhận được tác dụng nhanh chóng nhất.
- Tắm lá khế
Tắm lá khế cũng là một trong những mẹo trị mẩn đỏ, ngứa da được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Loại lá này có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chống dị ứng, cải thiện hiện tượng da nổi sần cục, ngứa ngáy hiệu quả.
Hơn nữa, thảo dược này lại có độ an toàn, lành tính cao, phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,… Vì vậy, người bệnh chỉ cần đun lá khế và tắm 1 – 2 lần/ngày, hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt sẽ được giảm thiểu nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt có nguy hiểm không?
Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là tình trạng da liễu khá phổ biến, thường có mức độ nhẹ và dễ dàng thuyên giảm khi được chăm sóc, dùng thuốc kịp thời, đúng cách. Do đó, khi gặp phải hiện tượng trên, người bệnh không nên quá lo lắng mà chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này đi kèm các dấu hiệu khác như khó thở, sưng mí mắt, đau đầu, choáng váng, hạ huyết áp, đau sưng vòm họng,… bệnh có thể diễn biến phức tạp và gây ra tai biến nghiêm trọng như sốc phản vệ. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần thực hiện các xét nghiệm, khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị chính xác, kịp thời nhất.
Điều trị
Trong trường hợp nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy xuất hiện nhiều, với mật độ dày và trên diện rộng, bạn có thể tham khảo các loại thuốc Tây Y để loại bỏ triệu chứng nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc bôi: Các loại thuốc có chứa hoạt chất kháng histamin hoặc menthol sẽ giúp giảm nhanh cảm giác ngứa rát, châm chích da. Người bệnh có thể thoa trực tiếp chúng lên da 2 – 3 lần/ngày.
- Thuốc uống: Bệnh nhân có thể tham khảo các loại thuốc kháng histamin như Cetirizine, Chlorpheniramine, Loratadin,… Chúng sẽ giúp ức chế cảm giác ngứa, cải thiện các nốt mẩn đỏ, phát ban nhanh chóng.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng các loại thuốc Tây Y tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như nhờn thuốc, kháng thuốc, kích ứng da,… Đồng thời, thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng ngoài da chứ không thể xử lý căn nguyên gây bệnh. Do đó, trong trường hợp nổi mẩn đỏ kéo dài, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và tìm kiếm giải pháp điều trị triệt để.
Phòng ngừa
Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh vẫn ghi nhớ, áp dụng một số lưu ý sau để ngăn ngừa bệnh tái phát triệt để:
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất, xà phòng, chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da.
- Không ăn các loại thực phẩm, thuốc có tiền sử dị ứng.
- Tránh các dị nguyên có thể gây mẩn đỏ, ngứa trên da như nhiệt độ quá nóng/quá lạnh, phấn hoa, bụi bẩn,…
- Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng, stress, thức khuya,… khiến sức đề kháng suy giảm.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do mề đay gây ra, người bệnh hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
- Dự ứng thời tiết nhẹ thường thuyên giảm chỉ sau 1-2 hôm nếu được điều trị kịp thời
- Dị ứng thời tiết cấp tính có thể mất khoảng 1 tuần, còn mãn tính có thể kéo dài nhiều năm và thường xuyên tái đi tái lại
- Nếu bạn bị dị ứng thời tiết kéo dài, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.