Nổi Mẩn Đỏ Trên Đầu Ở Trẻ Em

Cơ bản

Hiện tượng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em không phải hiếm gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ngoài da, ảnh  hưởng đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt của các bé. Đặc biệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng xấu. Do đó các bậc phụ huynh nên tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa và một số lưu ý quan trọng khi con trẻ bị nổi mẩn đỏ.

Định nghĩa

Trẻ em thường có làn da mỏng yếu, nhạy cảm, kể cả da đầu, do đó rất dễ mắc các bệnh lý ngoài da khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe. Trong đó nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường gặp nhất. Theo các chuyên gia, nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em khá lành tình, không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên cha mẹ không được chủ quan.

Thông thường nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do vệ sinh cho con chưa đúng cách, cơ địa trẻ bị dị ứng với thức ăn, khói bụi, nước hoa, lông động vật hoặc đang mắc một số bệnh da liễu nào đó.

Việc không phát hiện và can thiệp từ sớm sẽ làm mất tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của trẻ, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có thể là do những bệnh da liễu như:

Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn thường được gọi là hiện tượng cứt trâu đầu, xuất hiện chủ yếu ở đối tượng trẻ sơ sinh 3 tháng đến 1 tuổi. Viêm da tiết bã nhờn có thể tự biến mất, tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh tiếp diễn đến thời điểm các bé 4 tuổi.

Lúc này trẻ có biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da đầu, đồng thời bã nhờn tích tụ lâu ngày, tạo thành vảy khô, dễ bong tróc và có cảm giác nhờn rít khi sờ vào. Không chỉ có ở đầu, viêm da tiết bã nhờn còn xuất hiện ở một số vị trí khác trên cơ thể như vùng da sau tai, cằm, bẹn, má, lông mày, mũi,…

Bạn có thể dễ dàng quan sát tình trạng này bằng mắt thường. Do đó nếu thấy những bất thường trên cơ thể và da đầu của con, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Nấm da đầu

Nấm da đầu cũng là bệnh da liễu phổ biến ở các bé trong độ tuổi đi học. Khi đó vùng da đầu của trẻ sẽ xuất hiện nhiều nốt ửng đỏ, kích thước to nhỏ khác nhau, thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. có thể xuất hiện vảy màu xám, đau rát da đầu, rụng tóc nhiều,….

Hiện tượng nấm nếu không được chữa trị có thể lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể hoặc lây sang người thân nếu tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị nhiễm nấm nặng sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, để lại sẹo thâm vĩnh viễn.

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em do rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ em, nhất là khi thời tiết nóng bức vào mùa hè. Biểu hiện cụ thể đó là trên da của bé xuất hiện nhiều nốt ửng đỏ, bao gồm cả da đầu. Thông thường hiện tượng rôm sảy có thể mất đi nếu thời tiết dịu mát, tuy nhiên do tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nếu để trẻ gãi nhiều sẽ làm xước nốt mẩn đỏ, gây nhiễm trùng da, đồng thời hình thành mụn nhọt, mụn mủ.

Vảy nến da đầu

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nguyên nhân vảy nến da đầu. Bệnh lý này là dạng tổn thương mãn tính, hình thành bởi sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa tế bào thượng bì, thường tái phát dai dẳng.

Trẻ nhỏ khi bị vảy nến sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, nổi cộm, bong vảy trắng và dễ bị tróc ra. Ngoài da đầu, vảy nến còn có thể phát triển ở nhiều vị trí khác như trán, viền tai, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và khiến trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.

Ngay khi phát hiện tình trạng bệnh, phụ huynh cần tìm biện pháp can thiệp để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho con như để lại sẹo, khó mọc tóc, làm mất tính thẩm mỹ về sau.

Do dị ứng

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng không tốt và dễ chịu ảnh hưởng của những tác nhân từ môi trường. Vậy nên nếu để con trẻ tiếp xúc với khói bụi, lông động vật, mỹ phẩm, nước hoa, hóa chất độc hại có thể gây dị ứng và xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em.

Đối với trường hợp này, phụ huynh cần cẩn thận trong quá trình chọn sữa tắm, dầu gội cho con, đồng thời lau khô cơ thể của các bé sau khi tắm gội để làm giảm nguy cơ dị ứng.

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em do phát ban đỏ

Phát ban đỏ có nguyên nhân từ vi khuẩn gây bệnh viêm họng, chúng tiết ra chất độc khiến cơ thể bị nổi mẩn đỏ khắp người, kể cả da đầu. Hiện tượng phát ban thường xuất hiện sau khi trẻ có triệu chứng đau họng một vài ngày, bắt đầu nổi mẩn đỏ ở cổ và lan rộng ra nhiều vị trí khác trên cơ thể, kèm theo biểu hiện đau họng, nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Chăm sóc tại nhà

Nếu trẻ nổi mẩn đỏ ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát, phụ huynh hãy ưu tiên dùng mẹo dân gian để đẩy lùi các triệu chứng và cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên lành tính sẽ đảm bảo an toàn cho con nhỏ.

  • Dùng lá trầu không: Đây là loại lá có tính sát khuẩn, chống nấm, kháng viêm rất tốt, do đó có thể chữa được các bệnh da liễu cho trẻ nhỏ. Cha mẹ nên đun nước lá trầu không để gội đầu hàng này cho con, thay thế các loại dầu gội chứa hóa chất.
  • Sử dụng tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm cũng có tác dụng chống nấm, kháng viêm và giúp bảo vệ làn da trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bạn có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm để gội đầu cho bé.
  • Dùng nước chanh muối: Chanh là loại quả chứa hàm lượng lớn vitamin C, kết hợp cùng muối cho khả năng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả. Khi con bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da đầu, phụ huynh nên pha nước chanh muối và gội đầu cho con hàng ngày.

Điều trị

Thông thường, việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị các bệnh da liễu sẽ mang đến hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên thuốc tân dược tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần hết sức thận trọng, không lạm dụng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Một số loại thuốc thường được dùng để đẩy lùi tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở trẻ em đó là:

  • Thuốc kháng sinh Bactroban: Đây là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa những triệu chứng viêm nhiễm trên da, hỗ trợ phục hồi các tổn thương nhanh chóng.
  • Atopalm: Loại kem bôi ngoài da này sẽ cấp ẩm cho làn da của bé, tránh tình trạng khô da và làm lành nhanh vùng da bị bệnh.
  • Thuốc Eosin 2%: Công dụng chính của thuốc là diệt khuẩn, làm dịu các tổn thương trên da và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang vùng da khỏe mạnh.

Phòng ngừa

Để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em hiệu quả, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn kỹ càng sữa tắm, dầu gội và các sản phẩm dùng cho con nhỏ, đảm bảo an toàn, không gây kích ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể của trẻ, cho con mặc đồ thoáng mát, tránh tiếp xúc với bụi bẩn hoặc đồ vật đã nhiễm khuẩn.
  • Không để trẻ cào gãi, chà xát trên da đầu để hạn chế tổn thương và hiện tượng nhiễm trùng.
  • Không nên đội mũ cho con quá lâu, giữ đầu thông thoáng, tránh tình trạng tiết nhiều mô hôi, ẩm ướt.
  • Khi con có những biểu hiện bất thường hoặc sau một thời gian điều trị không có tiến triển, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chữa bệnh.

Hiện tượng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau, mặc dù không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và tính thẩm mỹ. Do đó để tránh những biến chứng và bảo vệ tốt nhất cho con, phụ huynh cần sớm xác định nguyên nhân và tìm biện pháp chữa trị an toàn, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia khi cần thiết.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android