Cắt Trĩ Bằng Laser

Tổng quan

Cắt trĩ bằng laser là phương pháp xâm lấn tối thiểu, ít gây đau đớn và mang lại hiệu quả tương đối cao. Phương pháp này cũng tương đối an toàn, biến chứng thấp và có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật trĩ truyền thống.

Tổng quan

Cắt trĩ bằng laser sử dụng ánh sáng bức xạ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên búi trĩ để loại bỏ và phá hủy mô trĩ. Phương pháp này tận dụng ánh sáng cường độ cao để tác động lên búi trĩ, do đó có mức độ xâm lấn tối thiểu khi so với các phương pháp khác. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật phương pháp thường ít gây đau, chảy máu cũng như có thời gian hồi phục nhanh hơn.

Tùy thuộc vào số lượng và kích thước của búi trĩ, bác sĩ có thể chỉ định nhiều chùm tia laser khác nhau loại bỏ búi trĩ. Hiện tại có ba chùm tia laser được sử dụng để điều trị bệnh trĩ, bao gồm:

Tia laser CO2

Tia laser CO2 được tạo ra từ một hệ thống ống kính có chứa CO2 và dòng điện mạnh. Các dòng điện này sẽ tác động và kích thích lên ống kính CO2, tạo ra một dải ánh sáng hẹp, không màu. Chùm tia sáng này sẽ được kết hợp với ánh sáng đỏ để loại bỏ búi trĩ.

Cắt búi trĩ bằng tia laser CO2 là phương pháp phổ biến
Cắt búi trĩ bằng tia laser CO2 là phương pháp phổ biến

Cắt trĩ bằng laser CO2 có hai chế độ như sau:

  • Cắt với chùm tia laser nhỏ: Khi cắt trĩ ở chế độ này, chùm tia laser sẽ tác động vào các mô của búi trĩ và loại bỏ búi trĩ một cách nhẹ nhàng. Phương pháp này thường không gây đau đớn hoặc ít đau và hạn chế được các tổn thương ở các khu vực xung quanh.
  • Chế độ bay hơi với chùm tia laser lớn: Sau khi cắt búi trĩ bằng tia laser nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng chùm tia laser có kích thước lớn để tác động lên búi trĩ và hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời phương pháp này cũng có thể làm bay hơi các búi trĩ có chứa nước, từ đó làm giảm kích thước búi trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nhờ vào các giới hạn tia không xuyên thấu, nên chùm tia laser CO2 được xem là có độ chính xác cao và ít gây tổn thương đến các tổ chức lân cận. Tuy nhiên, các mô chứa nhiều nước có thể bị bỏng khi hấp thụ tia laser. Bên cạnh đó, tia laser CO2 có tác dụng cầm máu không được tốt.

Cắt trĩ bằng tia laser ND – YAG

Tia laser ND – YAG, loại không tiếp xúc  sử dụng chùm tia xuyên thấu sâu để loại bỏ búi trĩ thông qua hậu môn mà không cần tác động trực tiếp. Do đó, so với cắt trĩ bằng tia CO2, phương pháp này ít gây chảy máu. Tuy nhiên bởi vì xuyên thấu sâu, do đó hiệu quả phẫu thuật thường không cao và có thể gây tổn thương đến các mô nhiều hơn.

Cắt trĩ bằng chùm Laser ND – YAG

Cắt trĩ bằng chùm Laser ND – YAG – loại tiếp xúc trực tiếp sử dụng ánh sáng laser để tác động trực tiếp vào vùng hậu môn để loại bỏ các búi trĩ. Trong phương pháp này, bác sĩ xác định vị trí chính xác của búi trĩ trước khi tiến hành loại bỏ. Điều này có thể ngăn ngừa việc tổn thương các mô xung quanh búi trĩ và không gây chảy máu.

Phương pháp này có độ chính xác cao, an toàn và rủi ro thấp. Theo thống kê, tỷ lệ thành công của phương pháp là 97% và gần như không có các biến chứng, chẳng hạn như bí tiểu hoặc hẹp hậu môn.

Tại sao nó được thực hiện

Phương pháp cắt trĩ bằng laser được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng các biện pháp tự điều trị tại nhà, chẳng hạn như:

  • Bệnh trĩ ở mức độ trung bình hoặc nặng;
  • Bệnh trĩ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh;
  • Bệnh trĩ độ 2 có nguy cơ biến chứng hoặc kéo dài và không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa.

Phương pháp cắt trĩ bằng laser là tương đối an toàn, ít tác dụng phụ và có thời gian phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các điều kiện y tế cũng như các vấn đề sức khỏe khác để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Nguy cơ

  • Không được áp dụng cho bệnh trĩ nội độ 4;
  • Có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như chảy máu, nhiễm trùng hoặc đau nhức hậu môn;
  • Tái phát bệnh trĩ sau khi điều trị.

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành cắt trĩ bằng laser, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tràng, hậu môn, đường tiêu hóa dưới để xác định vị trí búi trĩ và loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác.

Sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ tiến trao đổi với người bệnh nên quy trình cắt trĩ bằng laser. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được yêu cầu ngừng sử dụng rượu bia, thuốc lá và các loại đồ uống kích thích trong vòng 2 tuần trước khi thực hiện các trĩ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh ngưng sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid hoặc thống chống đông máu.

Ngày trước khi thực hiện thủ thuật, người bệnh nên ăn sáng nhẹ nhàng, bữa trưa và bữa chiều không chứa dầu mỡ hoặc chất béo. Sau 22 giờ người bệnh không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

Thực hiện

Các bước cắt trĩ bằng laser

Cắt trĩ bằng laser là phương pháp được thực hiện ngoại trú với quy trình như sau:

  • Người bệnh được đưa đến phòng thay áo choàng bệnh viện và được tư vấn sơ bộ về quy trình cắt trĩ, cũng như kế hoạch hồi phục hậu phẫu;
  • Người bệnh nằm ngửa ở tư thế sản khoa, bác sĩ tiến hành vệ sinh hậu môn, gây tê cục bộ cũng như trực tràng;
  • Sử dụng tia laser phù hợp để cắt bỏ vá phá hủy mô trĩ;
  • Sau khi thực thực hiện thủ thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức để quan sát;
  • Sau vài giờ bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí phẫu thuật. Nếu không có dấu hiệu biến chứng, người bệnh sẽ được về nhà ngày trong ngày.

Sau khi thực hiện cắt trĩ

Cắt trĩ bằng laser là phương pháp xâm lấn tối thiểu, ít chảy máu, đau nhẹ và có thời gian phục hồi nhanh chóng, do đó quá trình chăm sóc sau hậu phẫu thường không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các rủi ro cũng như rút ngắn thời gian hồi phục, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Người bệnh có thể di chuyển, đi lại ngày trong ngày phẫu thuật, tuy nhiên nên hạn chế các vận động mạnh cũng như các hoạt động gây áp lực lên hậu môn, chẳng hạn như ngồi xổm hoặc cúi người;
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm hoặc khăn lau trẻ em, không chà xát lên hậu môn để tránh gây kích ứng vết mổ;
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau, chống ngứa và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng;
  • Hạn chế mang vác nặng cũng như thực hiện các bài tập thể dục tác động mạng lên hậu môn;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây, chất xơ và tránh các loại thực phẩm gây kích ứng, chẳng hạn như thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, chất béo;
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, chẳng hạn như cà phê hoặc đồ uống có gas.

Sau khi thực hiện cắt trĩ bằng laser, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ, thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh gây áp lực lên hậu môn. Ngoài ra, đi đại tiện ngay khi cần thiết và không nhịn đi đại tiện, điều này có thể khiến bệnh trĩ tái phát.

Kết quả

  • Là phương pháp cắt trĩ ít xâm lấn, chỉ gây đau nhẹ và chảy ít máu;
  • Nguy cơ biến chứng thấp và thời gian phục hồi nhanh chóng;
  • Người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày phẫu thuật mà không cần lưu lại bệnh viện;
  • Mang lại hiệu quả điều trị cao đối với trĩ độ 2 và 3.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Thời gian phục hồi sau mổ trĩ thông thường là 1-6 tuần, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình sức khỏe người bệnh, phương pháp thực hiện, tay nghề bác sĩ, kế hoạch chăm sóc sau mổ.

  • Trong 4 tuần đầu vẫn cảm thấy đau rát nhẹ.
  • Sau 4 tuần cơn đau dần đỡ.

Thời gian để người bệnh hoạt động sau mổ trĩ là:

  • Làm việc nhẹ: 1 tuần sau phẫu thuật.
  • Hoạt động bình thường: 2 - 3 tuần sau phẫu thuật.
  • Thể thao mạnh: 6 - 8 tuần sau phẫu thuật.
Xem chi tiết
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android