Búi Trĩ Là Gì? Bị Sa Búi Trĩ Nguy Hiểm Không?

Búi trĩ thường được hình thành khi bệnh trĩ đã phát triển đến mức độ trung bình hoặc nặng. Đôi khi búi trĩ có thể sa ra khỏi hậu môn, gây khó chịu, đau đớn và một số rủi ro liên quan khác.

Sa búi trĩ
Sa búi trĩ hình thành khi mô trĩ phình, nhô ra khỏi hậu môn

Búi trĩ là gì?

Tình trạng sưng một tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới được gọi là bệnh trĩ. Một mô trĩ phình ra bên ngoài hậu môn được gọi là búi trĩ. Trong trường hợp búi trĩ nhô ra khỏi hậu môn được gọi là sa búi trĩ (thường là trĩ nội độ 3 hoặc 4). Sa trĩ có thể gây đau đớn, khó chịu cũng như cảm giác vướng ở hậu môn.

Có hai loại bệnh trĩ phổ biến và thường được phân loại dựa trên vị trí của búi trĩ:

  • Bệnh trĩ nội là tình trạng hình thành bên trong trực tràng, thường không gây đau đớn nhưng có thể dẫn đến chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Sa trĩ thường là thuật ngữ chỉ bệnh trĩ nội đã sa ra ngoài cửa hậu môn từ trực tràng.
  • Bệnh trĩ ngoại phát triển ở bên ngoài hậu môn, thường gây đau đớn, khó chịu và cảm giác vướng khi đi đại tiện. Búi trĩ ngoại cũng có thể được phình ra bên ngoài lỗ hậu môn, nhưng thường không được gọi là sa búi trĩ.

Sa búi trĩ có thể gây đau đớn, khó chịu và chảy máu khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể gây khó chịu khi ngồi, di chuyển hoặc gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Các cấp độ sa búi trĩ

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, sa trĩ được phân thành 4 cấp độ, bao gồm:

TÌM HIỂU NGAY: Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ Và Phương Pháp Điều Trị Phù Hợp

Sa búi trĩ có mấy cấp độ
Sa trĩ được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
  • Độ I: Bệnh trĩ được hình thành nhưng thường không lòi ra khỏi hậu môn. Người bệnh có thể bị chảy máu khi đi đại tiện.
  • Độ II: Các búi trĩ có thể sa ra khỏi ống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện và gây chảy máu. Tuy nhiên búi thường có thể tự co trở lại khi lực tác động mất đi.
  • Độ III: Lúc này búi trĩ có thể sa ra khỏi ống hậu môn nhưng không thể tự co lại vào bên trong. Người bệnh cần dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong trực tràng.
  • Độ IV: Trong giai đoạn này, búi trĩ sa hẳn ra khỏi hậu môn và không thể đẩy ngược vào trong, kể cả khi người bệnh sử dụng tay. Trĩ cấp độ IV là mức độ nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến tắc nghẽn, nhiễm trùng và các nguy cơ khác nếu không được điều trị thích hợp.

Sa trĩ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư hậu môn. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng sa trĩ, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây sa búi trĩ

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là do sự suy thoái các mô nâng đỡ các tấm đệm hậu môn ở trực tràng. Nếu không được điều trị, bệnh trĩ có thể trở thành mãn tính, dẫn đến nhiều áp lực hơn ở các mô nâng đỡ. Điều này có thể khiến các búi trĩ sa ra khỏi trực tràng, hậu môn.

XEM THÊM: Bệnh Lòi Dom Là Gì? Có Thể Điều Trị Được Không?

nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Căng thẳng khi đi đại tiện là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sa trĩ

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ sa búi trĩ, chẳng hạn như:

  • Căng thẳng khi đi đại tiện: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sa trĩ là rặn, dùng sức và căng thẳng quá mức khi đi đại tiện. Căng thẳng ở các mô nâng đỡ thường cao hơn nếu người bệnh bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy trong thời gian dài.
  • Mang thai: Theo thống kê, có khoảng 40% bà bầu bị trĩ khi mang thai. Nếu không được điều trị phù hợp, búi trĩ có thể bị sa ra khỏi hậu môn.
  • Chế độ ăn uống và lối sống không phù hợp: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ, mất nước, thói quen lười vận động, bệnh tiêu chảy, táo bón hoặc lạm dùng thuốc nhuận tràng, đều có thể dẫn đến sa trĩ.
  • Béo phì: Cân nặng quá mức và béo phì là một nguy cơ phổ biến dẫn đến bệnh trĩ và sa trĩ. Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây căng thẳng lên các tĩnh mạch ở trực tràng, điều này làm tăng nguy cơ sa trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Đặt vật thể lạ vào hậu môn: Đôi khi việc đặt một vật gì đó vào hậu môn, chẳng hạn như dụng cụ tình dục hoặc các dụng cụ y tế, có thể gây áp lực lên hậu môn và dẫn đến sa trĩ.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá có thể gây hại cho toàn bộ hệ thống mạch máu, bao gồm các mạch ở ở trực tràng – hậu môn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ và sa trĩ.

Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ

Các triệu chứng và dấu hiệu khi bị sa trĩ ở mỗi người bệnh có thể khác nhau. Búi trĩ có thể nhô ra và co lại thường xuyên, do đó việc xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ cũng gặp nhiều khó khăn.

THAM KHẢO: Hiện Tượng Đi Ngoài Ra Máu Tươi Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Trĩ Không? 

dấu hiệu sa búi trĩ
Chảy máu hậu môn là dấu hiệu sa búi trĩ phổ biến nhất

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sa búi trĩ có thể dẫn đến các dấu hiệu phổ biến, chẳng hạn như:

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Máu có thể được nhìn thấy trên giấy vệ sinh, phân hoặc bồn câu khi người bệnh đi đại tiện. Trong các trường hợp nghiêm trọng, máu có thể dính trên quần lót giữa các lần đại tiện. Máu do sa trĩ thường có màu đỏ tươi và chứa nhiều nước. Do đó, trong trường hợp máu đặc, sẫm màu, đen hoặc hắc ín, có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết dạ dày hoặc tổn thương thành ruột.
  • Ngứa da: Sa trĩ có thể dẫn đến cảm giác nhột hoặc ngứa ở vùng da xung quanh hậu môn. Điều này cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy cộm ở hậu môn khi mặc quần áo hoặc khi ngồi.
  • Có khối u ở hậu môn: Nếu bị sa trĩ, người bệnh có thể cảm thấy một vết sưng trên hậu môn khi đi đại tiện hoặc khi lau hậu môn. Tình trạng này hình thành khi các tĩnh mạch bị sưng, nếu chạm vào có thể cảm thấy mềm và đau nhẹ hoặc không đau.
  • Cảm giác khó chịu chung: Khi búi trĩ có kích thước lớn, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu khi đi đại tiện hoặc ngay cả khi không có nhu cầu đại tiện. Trong các trường hợp sa búi trĩ nghiêm trọng, áp lực khi ngồi xuống, di chuyển, ma sát quần quần, cũng có thể khiến búi trĩ khó chịu và đau đớn.

Búi trĩ ngoại ở giai đoạn nghiệm trọng hoặc có kích thước to, có thể gây tắc nghẽn hậu môn. Khi đại tiện, búi trĩ bị ma sát, chảy nhiều máu và gây đau rát ở hậu môn. Ngoài ra, sa trĩ ngoại có thể dẫn đến viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng hoặc ung thư hậu môn.

Bị sa búi trĩ nguy hiểm không?

Sa búi trĩ có thể dẫn đến sưng hậu môn nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến quá trình đi đại tiện của người bệnh. Bệnh trĩ nôi đôi khí có thể gây chảy nhiều máu, dẫn đến choáng váng, mất máu nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng trong một số trường hợp.

LƯU Ý: Dấu Hiệu Nguy Hiểm: Bị Trĩ Chảy Máu Hậu Môn

sa búi trĩ có nguy hiểm không
Nếu không được điều trị, sa trĩ có thể dẫn đến trĩ huyết khối

Sa trĩ cũng không thể tự khỏi và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp. Cụ thể, các biến chứng của bệnh trĩ bao gồm:

  • Hình thành trĩ huyết khối: Sa trĩ có thể tăng khả năng hình thành các cục máu đông bên trong búi trĩ. Tình trạng này được gọi là bệnh trĩ huyết khối.
  • Thiếu máu mãn tính: Sa trĩ có thể gây chảy máu trong thời gian dài và dẫn đến thiếu mãn tính. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, vàng da hoặc suy nhược cơ thể nói chung.
  • Tắc nghẽn tĩnh mạch: Nếu không được điều trị, búi trĩ có thể phát triển về kích thước, gây áp lực lên các mạch máu ở hậu môn và tắc nghẽn tĩnh mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu oxy đến các cơ quan lân cận và dẫn đến hoại tử.
  • Nghẹt hậu môn: Búi trĩ có kích thước lớn có thể che lấp lỗ hậu môn và dẫn đến tắc nghẽn hoặc gây khó khăn khi đưa chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Hoại tử búi trĩ: Sa trĩ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, điều này có thể dẫn đến thiếu lượng oxy đến búi trĩ và dẫn đến hoạt tử.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu không được điều trị kịp lức, sa trĩ có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến áp xe, xuất huyết và tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu cần được điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Sa trĩ có thể dẫn đến khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Sa búi trĩ là tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, chảy máu từ trực tràng và nhiều nguy cơ khác. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch thăm khám và điều trị theo phác độ của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bị sa trĩ phải làm gì để cải thiện?

Sa búi trĩ là tình trạng nghiêm trọng của bệnh trĩ và cần được chăm sóc phù hợp để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp tự chăm sóc bệnh trĩ tại nhà, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật nếu bệnh không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc.

1. Tự chăm sóc bệnh trĩ tại nhà

Trong trường hợp sa trĩ không nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các biện pháp tại nhà bằng cách:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 10+ Cách Chữa Bệnh Trĩ Dân Gian Được Áp Dụng Hiệu Quả

cách điều trị bệnh sa búi trĩ
Tránh tiêu thụ rượu bia để cải thiện các triệu chứng sa trĩ
  • Chườm đá vào búi trĩ hoặc ngâm hậu môn vào nước ấm để giúp búi trĩ bị sa co lại;
  • Tránh rặn khi đi đại tiện, điều này có thể ngăn ngừa tình trạng sa trĩ trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Giữa phân luôn mềm bằng cách uống nhiều nước và ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ;
  • Vận động thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ để ngăn ngừa bệnh trĩ sa trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Rượu, caffeine và thuốc lá có thể gây mất nước trong cơ thể, do đó người bệnh nên tránh tiêu thụ;
  • Vệ sinh hậu môn bằng vòi xịt cầm tay hoặc khăn lau cho trẻ em để tránh gây kích ứng búi trĩ;
  • Tránh ngồi lâu hoặc sử dụng đệm ngồi để giảm đau và ngăn ngừa kích ứng búi trĩ;
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết và không nhịn đi đại tiện;
  • Tránh nâng các vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động gây áp lực lên cơ bụng;
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, để làm mềm phân và giảm căng thẳng khi đi đại tiện.

Nếu các triệu chứng sa trĩ không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

2. Thủ thuật loại bỏ trĩ

Nếu các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà không mang lại hiệu quả hoặc nếu búi trĩ đau đớn dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật để loại bỏ búi trĩ. Các thủ thuật được sử dụng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của búi trĩ sa.

Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ không cần phẫu thuật. Chỉ có khoảng 10% người bệnh cần được phẫu thuật để tránh các biến chứng liên quan.

XEM CHI TIẾT: Tổng Hợp 10+ Cách Chữa Bệnh Trĩ Không Cần Phẫu Thuật Hiệu Quả Nhanh Chóng

phẫu thuật cắt búi trĩ
Phẫu thuật cắt búi trĩ được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng

Các thủ thuật loại bỏ búi trĩ sa nghiêm trọng bao gồm:

  • Thắt dây cao su: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một dây cao su để thắt chặt xung quanh búi trĩ để cắt đứt nguồn máu lưu thông. Búi trĩ có thể tự rụng sau một tuần hoặc 10 ngày. Trong ngày đầu tiên sau khi thắt trĩ, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn và chảy máu, tuy nhiên tình trạng này thường được cải thiện ngay sau đó.
  • Đông mạch máu trĩ: Bác sĩ có thể sử dụng tia laser, ánh sáng hồng ngoại hoặc nhiệt độ cao, để làm đông cứng búi trĩ. Sau khi đông cứng mạch, nguồn máu để búi trĩ sẽ bị cắt đứt và búi trĩ tự rụng ngay sau đó. Biện pháp này có thể gây khó chịu nhẹ nhưng thường không có biến chứng. Tuy nhiên bệnh trĩ có thể tái phát sau khi điều trị.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Trong thủ thuật này, bác sĩ tiêm hóa chất vào búi trĩ để làm co mạch máu bên trong mô trĩ. Điều này phù hợp cho bệnh trĩ độ 1 và 2.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Trong thủ thuật này, bác sĩ tiến hành loại bỏ toàn bộ mô trĩ. Phẫu thuật có thể rất đau đớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng, chẳng hạn như tổn thương các cơ quan ở hậu môn hoặc các cơ kiểm soát ruột. Do đó, phẫu thuật thường chỉ được thực hiện khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả.

Bị sa trĩ có thể dẫn đến đau đớn nhưng có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Điều trị sớm là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa búi trĩ phát triển to hơn. Do đó, nếu được chẩn đoán bệnh trĩ, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ có thể tái phát sau khi điều trị. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống, giảm cân, thay đổi lối sống và thường xuyên vận động để giảm tỷ lệ mắc bệnh trong tương lai.

THAM KHẢO THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android