Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ

Tổng quan

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy bác sĩ sẽ tiến hành ra sao và tại thời điểm nào? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về kỹ thuật hiện đại này trong bài viết sau.

Tổng quan

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh không ai mong muốn nhưng lại dễ xảy ra và còn dẫn đến nhiều biến chứng. Tiểu đường thai kỳ khiến khả năng dung nạp đường huyết rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu là do khi có bầu, chị em bị mất cân đối trong chế độ ăn uống. Sau khi ăn, tuyến tụy sẽ giải phóng insulin để di chuyển đường từ máu đến tế bào nhằm tạo ra năng lượng. Thế nhưng, ở phụ nữ mang thai, nhau thai lại tạo ra một số hormone làm cho đường bị tích tụ ở máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Bất kỳ thời điểm nào khi mang thai, chị em cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, số người bị vào tam cá nguyệt thứ hai và ba phổ biến hơn. Vì vậy, thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể kéo dài từ lúc bắt đầu mang thai cho đến trước khi sinh con. Trong đó, ở những tháng thứ 4 đến tháng thứ 9, các mẹ cần tiến hành thường xuyên hơn.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm quan trọng
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm quan trọng

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là quan trọng nhất? Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu tiến hành xét nghiệm ở tuần thứ 24 đến 28. Tuy nhiên, ở những chị em có biểu hiện mắc bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm sớm hơn.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ thường xuyên là cần thiết vì việc này sẽ giúp hạn chế rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và sau sinh.

Tại sao nó được thực hiện

Chị em cần nhớ kỹ, khi có những triệu chứng tiểu đường thai kỳ dưới đây, cần tiến hành xét nghiệm tiểu đường ngay:

  • Khát nước nhiều.
  • Đi tiểu nhiều lần hơn so với giai đoạn trước.
  • Hay khô miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Đặc biệt, những đối tượng sau cần chú ý thực hiện xét nghiệm này vì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn người bình thường:

  • Mẹ bầu có chỉ số BMI trên 30.
  • Đã từng sinh con nặng từ 4.5kg trở lên.
  • Bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang bầu trước đó.
  • Có người thân trong dòng họ bị bệnh tiểu đường.

Theo giới chuyên gia, tại sao phải xét nghiệm đường huyết thai kỳ? Nếu không làm xét nghiệm và phát hiện, điều trị tiểu đường thai kỳ kịp thời, thai phụ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm như: Khó sinh do con quá lớn, chuyển dạ sớm trước 37 tuần, bị tiền sản giật, lưu thai hoặc em bé sinh ra bị vàng da, hạ đường huyết…

Thực hiện

Để kiểm tra đường huyết cho phụ nữ mang thai, người ta thường tiến hành theo 2 cách sau:

Xét nghiệm hai bước

Xét nghiệm này bao gồm thử glucose và xét nghiệm sau khi dung nạp glucose.

  • Ở bước đầu tiên, thai phụ được nghiệm pháp uống glucose 50g, trước đó không cần nhịn ăn. Sau đó khoảng 1 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành đo đường huyết. Nếu mức glucose trong huyết tương cao hơn 130ml/dL thì người đó có kết quả dương tính. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để kết luận chị em có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Thai phụ cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
  • Bước thứ hai, thai phụ uống 100g glucose khi đang đói. Lượng đường này được pha với 250 – 300ml nước tinh khiết. Sau đó bác sĩ tiếp tục đo đường huyết lúc đói tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi dung nạp glucose.

Như vậy, ở phương pháp này, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là có. Thai phụ nên biết cách đọc kết quả xét nghiệm đường huyết thai kỳ để xác định mình có mắc bệnh hay không.

Xét nghiệm hai bước bao gồm thử glucose và xét nghiệm sau khi dung nạp glucose
Xét nghiệm hai bước bao gồm thử glucose và xét nghiệm sau khi dung nạp glucose

Xét nghiệm một bước

Khi xét nghiệm đường huyết thai kỳ một bước, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống như sau:

Mẹ bầu uống 75g glucose khi bụng đói. Sau đó chuyên viên y tế sẽ tiến hành đo đường huyết tại các thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi uống. Nghiệm pháp này được áp dụng với các mẹ đang mang thai ở tuần thứ 24 đến 28 và trước đó không được chẩn đoán đái tháo đường.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống cần được thực hiện vào buổi sáng. Vì vậy, chị em phải nhịn đói qua đêm và không sử dụng bữa sáng. Các chỉ số đường huyết vượt những mốc sau cho biết chị em đã bị tiểu đường thai kỳ:

  • Đường huyết lúc đói bằng hoặc vượt 92 mg/dL.
  • Chỉ số tại thời điểm 1 giờ sau khi uống glucose đạt từ 180mg/dL trở lên.
  • Chỉ số tại thời điểm 2 giờ sau khi uống glucose đạt từ 153mg/dL trở nên.

Khi kết quả xét nghiệm cho biết bạn bị tiểu đường thai kỳ, cần điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống và điều trị ngay theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android