Bà Bầu Ăn Khổ Qua Được Không? Ăn Thế Nào Đúng Cách?

Chuyên gia cho biết, phụ nữ có thai chỉ nên ăn mướp đắng từ tháng thứ 4 trở đi. Số lượng mướp đắng ăn mỗi tuần không vượt quá 2 quả, tương đương khoảng 200g. Khi ăn cần loại bỏ sạch hạt và nên chế biến chín hẳn. Nếu ăn vượt mức khuyến cáo, mẹ bầu có thể xảy ra nhiều biểu hiện ngộ độc rất nguy hiểm.

Khi mang thai, có rất nhiều loại thực phẩm cần người phụ nữ lưu ý trong quá trình sử dụng. Trong số các loại rau củ quả quen thuộc được người Việt Nam ưa chuộng, khổ qua (mướp đắng) có thể chế biến rất nhiều món ngon. Nhưng với người mang thai, liệu đây có phải thực phẩm tốt? Bà bầu ăn khổ qua được không? Dưới đây là giải đáp chi tiết.

Bà bầu ăn khổ qua được không?

Để giải đáp vấn đề bà bầu ăn khổ qua được không, cần đánh giá về bảng thành phần của loại quả này.

Trong mỗi 100g khổ qua tươi thu được những dưỡng chất sau:

Thành phần Hàm lượng dinh dưỡng/100g Phần trăm giá trị dinh dưỡng so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV)
Năng lượng 17 calo
Chất đường bột 3.7 g 3%
Chất đạm 1 g 2%
Chất béo 0.17 g 0.5%
Chất xơ 2.8 g 7%
Nhóm vitamin
Vitamin A 471 IU 16%
Vitamin C 84 mg 140%
Vitamin E 0.03 mg 0%
Folic (vitamin B9) 72 mcg 18%
Thiamin (vitamin B1) 0.04 mg 3.5%
Riboflavin (vitamin B2) 0.04 mg 3%
Niacin (vitamin B3) 0.4 mg 2.5%
Pyridoxine (vitamin B6) 0.043 mg 3%
Nhóm khoáng chất
Kali 296 mg 6%
Canxi 19 mg 2%
Đồng 0.034 mg 4%
Sắt 0.43 mg 5%
Magiê 17.00 mg 4%
Kẽm 0.8 mg 7%

Ngoài ra, trong khổ qua còn chứa các thành phần khác gồm: Quinin, morodicine, glycosid saponic thuộc nhóm alkaloid và lượng nhựa khá nhiều.

Nhìn vào bảng thành phần trên, có thể thấy rằng, khổ qua có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe mọi người nói chung, bà bầu nói riêng. Đây đều là những thành phần quen thuộc, xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Như vậy, với câu hỏi bà bầu ăn khổ qua được không, câu trả lời là có.

Bà bầu ăn khổ qua được không? Có thể ăn được

Tuy vậy, cần chú ý tới các thành phần Quinin, morodicine, glycosid saponic và nhựa của mướp đắng. Đây là những chất có thể gây hại cho người mang thai khi sử dụng nhiều hoặc ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu, đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm. Trong đó, chất Quinin nếu dùng vượt mức 74mg x kg^-1 sẽ dễ gây ra ngộ độc.

Bầu mấy tháng ăn được khổ qua?

Như chia sẻ ở trên, bà bầu có thể ăn khổ qua, nhưng không phải lúc nào cũng ăn được và ăn lượng tùy ý. Chuyên gia cho biết, phụ nữ có thai chỉ nên ăn loại quả này trong giai đoạn sau khi đã qua tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu thai kỳ). Tức từ tháng mang thai thứ 4 trở đi.

Số lượng mướp đắng ăn mỗi tuần không vượt quá 2 quả, tương đương khoảng 200g. Khi ăn cần loại bỏ sạch hạt và nên chế biến chín hẳn. Nếu ăn vượt mức khuyến cáo, mẹ bầu có thể xảy ra nhiều biểu hiện ngộ độc rất nguy hiểm.

Lợi ích khi ăn mướp đắng trong thai kỳ

Như đã chia sẻ ở trên, bà bầu có ăn được khổ qua nhưng chỉ nên ăn từ tháng thứ 4. Nếu sử dụng đúng cách, có thể đạt được những hiệu quả sau đây:

  • Giúp kiểm soát lượng đường trong máu: Do có chứa nhiều chất xơ và carbohydrate, giúp kích thích cơ thể đào thải bớt chất béo, hạn chế chuyển hóa dưỡng chất khác thành đường glucose trong máu. Vì vậy, mướp đắng khá tốt với chị em mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Mướp đắng cũng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn thông qua hàm lượng chất xơ cao. Kích thích nhu động ruột để hấp thụ các dưỡng chất và đào thải cặn bã ra ngoài. Vì vậy tình trạng táo bón, khó tiêu, thường xuyên chướng bụng sẽ giảm đi đáng kể.
  • Nâng cao chức năng miễn dịch: Với hàm lượng vitamin C lên tới 84mg/100g khổ qua, hệ miễn dịch của mẹ bầu được hỗ trợ hoạt động tốt hơn. Giảm thiểu các phản ứng oxy hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng. Sức khỏe của thai nhi cũng sẽ được duy trì ổn định.
  • Hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh: Acid folic trong mướp đắng có công dụng hạn chế các dị tật ống thần kinh, dị tật ở tim, sứt môi, chẻ vòm hoặc các dị tật tay chân. Theo khuyến cáo, nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung khoảng 400mcg acid folic hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Phụ nữ khi mang thai có thể sử dụng khổ qua để giúp cân nặng ở mức ổn định, hợp lý. Lượng chất xơ cao nhưng calo thấp nên sẽ không làm gia tăng cân nặng quá mức. Qua đó sức khỏe tổng thể tốt hơn, mẹ bầu hạn chế tình trạng quá ì ạch, khó chịu do trọng lượng quá lớn.
  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Các vitamin và khoáng chất trong mướp đắng như: Vitamin A, vitamin E, sắt, canxi, kali,… cũng được hấp thụ vào cơ thể thai nhi thông qua người mẹ. Vì vậy, thai phụ có thể tận dụng nguồn dưỡng chất dồi dào từ loại quả này trong bữa ăn hàng tuần với lượng vừa đủ.
  • Dưỡng da: Mang thai khiến nội tiết tố thay đổi, làm làn da sạm màu, nổi nhiều mụn. Trong khi đó, ăn khổ qua có thể hạn chế vấn đề này bởi hàm lượng vitamin C, vitamin A. Giảm thiểu hoạt động của hắc sắc tố, mụn và giúp đào thải độc tố ra khỏi da tốt hơn.

Nhưng cần nhớ chỉ ăn khổ qua theo đúng liều lượng được hướng dẫn để tránh xảy ra các tác hại nguy hiểm cho sức khỏe.

Khổ qua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Tác hại khi ăn sai cách

Bà bầu nếu ăn quá nhiều mướp đắng hoặc ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu có thể gặp phải các tác hại như:

  • Co thắt tử cung.
  • Chảy máu bất thường.
  • Tiêu chảy, đau bụng.
  • Sinh non.

Quinin, glycosid saponic cùng morodicine khiến cơ thể người phụ nữ nhiễm độc, rối loạn máu và nhịp tim. Nếu ăn vào lượng lớn, độc sẽ phát tán nhanh chóng. Khi này, các cơn đau, co thắt dạ dày và nôn mửa diễn ra liên tục và có thể đe dọa tới thai nhi rất nguy hiểm.

Gợi ý một số món ăn từ khổ qua

Để đa dạng bữa ăn khi sử dụng khổ qua, các mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn sau:

Canh khổ qua nấu tôm:

  • Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng, 10 con tôm, hành lá, hành tím.
  • Cách làm: Sơ chế sạch tôm, mướp đắng bỏ hết hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước muối và rửa sạch. Phi thơm hành mỡ và cho tôm vào xào săn và thêm nước, nấu cho tới khi nước sôi sẽ thả mướp đắng vào. Đợi đến khi mướp chín, nêm nếm ra vị và tắt bếp.

Khổ qua xào trứng:

  • Chuẩn bị: 1 quả khổ qua, 2 quả trứng gà, hành lá.
  • Cách làm: Sơ chế khổ qua tương tự canh khổ qua nấu tôm, trứng đập ra bát và khuấy đều. Phi hành và cho khổ qua vào xào đều đến khi khổ qua chín, thêm trứng vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

Khổ qua nhồi thịt:

  • Chuẩn bị: 1 quả khổ qua, 100g thịt lợn xay, hành lá.
  • Cách làm: Lấy hạt và rửa sạch khổ qua, ngâm nước muối trong 15 phút. Thêm hành lá thái nhỏ và gia vị vào thịt, đảo đều rồi nhồi vào mướp đắng. Cho mướp vào đĩa và đem đi hấp cách thủy tới khi chín mềm. Nên ăn khổ qua khi còn nóng sẽ ngon nhất.
Khổ qua nhồi thịt ngon miệng và bổ dưỡng

Trên đây là các thông tin giải đáp bà bầu ăn khổ qua được không. Thực tế có thể ăn được nhưng cần ăn đúng cách. Để chắc chắn, mẹ bầu vẫn nên tham khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo bản thân thích hợp sử dụng loại quả này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android