Hôi Miệng Hở Van Dạ Dày

Tổng quan

Hôi miệng là vấn đề về răng miệng phổ biến hiện nay, xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có hở van dạ dày. Nó không chỉ khiến việc giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về chứng hôi miệng hở van dạ dày.

Định nghĩa

Van dạ dày là cơ quan kết nối thực quản với dạ dày, có nhiệm vụ đóng – mở để thu nạp thức ăn và ngăn dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Hở van dạ dày là tình trạng van thực quản luôn trong trạng thái mở, khiến cho dịch vị dạ dày và thức ăn đang chuyển hóa dễ trào ngược lên thực quản và cuống họng.

Hở van dạ dày tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm trực tiếp, tuy nhiên tình trạng này có thể gây ra các vấn đề bất lợi và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp kéo dài mà không có phương pháp điều trị, hở van dạ dày có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng hơn như: Viêm thực quản, trào ngược dạ dày, loét dạ dày,...

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên Nhân

Hôi miệng nặng là tình trạng thường gặp với nhiều người bị hở van dạ dày. Thông thường, sau khi dung nạp thực phẩm, dạ dày sẽ tiết ra một lượng dịch vị kết hợp với sự co bóp để tiêu hóa thức ăn, sau đó chúng sẽ được vận chuyển xuống tá tràng và đại tràng. Tuy nhiên, khi bị hở van dạ dày, mùi khó chịu trong quá trình tiêu hóa sẽ thoát ra ngoài, theo đường thở đi ngược lên thực quản và gây hôi miệng.

Ngoài ra hôi miệng còn xảy ra do một số yếu tố khách quan khác. Cụ thể như:

  • Do ăn uống không đúng giờ: Thói quen xấu là ăn không đúng bữa, ăn khi quá đói, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng hoặc khó tiêu,...
  • Do mắc các bệnh về dạ dày: Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, tiêu hóa kém,..
  • Có lối sống không khoa học, lành mạnh: Thường xuyên bỏ bữa sáng, thức khuya, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn,.. là những thói quen xấu có thể gây tổn thương dạ dày, về lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do đó để tránh hôi miệng, bạn cần hạn chế những thói quen không lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Những người bị viêm loét dạ dày khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ, cơ thể sẽ tăng tiết axit nhiều hơn. Từ đó dễ xảy ra trào ngược thực quản, gây hôi miệng.

Biến chứng

Hôi miệng là một trong những dấu hiệu điển hình của tình trạng hở van dạ dày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các loại thực phẩm người bệnh tiêu thụ mà hơi thở có những mùi hôi khác nhau.

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh

Hôi miệng dạ dày tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng đây nó tác động không nhỏ đến vấn đề tâm lý của người bệnh. Đa phần những người bị hôi miệng đều cảm thấy e ngại khi tiếp xúc với những người xung quanh, luôn thấy mất tự tin về bản thân mình trong các hoạt động xã hội.

Gây ra các bệnh lý về răng miệng

Hôi miệng hở van dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh dễ gặp các vấn đề răng miệng khác như: sâu răng, viêm amidan, viêm họng,... Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày và thức ăn đang chuyển hoá bị trào ngược lên thực quản và cuống họng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào khoang miệng.

Nếu để tình trạng hôi miệng trong thời gian dài, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, các loại vi khuẩn sẽ ở lại trên răng lâu hơn, tấn công và phá hủy cấu trúc răng, vùng họng, amidan,... gây nên các bệnh lý về răng miệng.

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe người bệnh

Hở van dạ dày không chỉ khiến người bệnh bị hôi miệng dù đã vệ sinh cẩn thận, bệnh lý này còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hở van dạ dày còn là nguyên nhân gây nên những cơn nôn ói. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ kéo theo những biến chứng nguy hiểm, gây ra các vấn đề khác như: viêm loét dạ dày, loét thực quản, viêm thực quản, chít hẹp thực quản v.v…

Nghiêm trọng hơn, người bị hở van dạ dày trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bị sụt cân, người mệt mỏi, gầy yếu vì cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu được dinh dưỡng.

Phòng ngừa

Ngoài việc chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để hỗ trợ điều trị hở van dạ dày hôi miệng đạt hiệu quả cao:

  • Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm lên men, nhiều axit như măng chua, dưa muối, trái cây có vị chua,...
  • Không nên tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Không để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn đủ ba bữa chính trong ngày, ăn đúng giờ, khi ăn nhai thật kỹ và ăn chậm.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: Rau xanh, hoa quả tươi,...
  • Từ bỏ thói quen xấu như thức khuya, bạn nên ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Vận động bằng cách thể dục thể thao vừa với sức mình như đạp xe, yoga, gym, bơi lội, đi bộ… để nâng cao sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện các bệnh lý và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Triệu chứng hôi miệng do hở van dạ dày thường rất dai dẳng. Chính vì vậy, để điều trị tận gốc, người bệnh có thể lựa chọn phẫu thuật để điều trị bệnh ở dạ dày trước, Sau khi bệnh khỏi thì hôi miệng cũng sẽ tự động biến mất.

Các phương pháp điều trị y tế đối với bệnh hở van dạ dày bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. Sau khi đã thăm khám, bác sĩ sẽ cho người bệnh điều trị bảo tồn trong từ 3 – 6 tháng, nếu sau thời gian đó, tình trạng vẫn không thuyên giảm,  bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật dạ dày.

  • Sử dụng thuốc: Nếu tình trạng hở van dạ dày của người bệnh ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc trị hôi miệng hở van dạ dày, nhằm hạn chế tình trạng dịch vị trào ngược lên dạ dày, trung hòa axit. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê thêm thuốc ức chế bài tiết dịch vị như: Thuốc kháng histamin H2, antacid, thuốc ức chế bơm proton,...
  • Mổ nội soi Nissen: Mổ nội soi Nissen hay còn gọi là phẫu thuật tạo nếp gấp đáy vị. Phẫu thuật này có công dụng củng cố và thắt chặt các cơ vòng thực quản, hạn chế vấn đề trào ngược dịch vị và  thức ăn từ dạ dày.
  • Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới: Ngoài mổ nội soi Nissen, bạn cũng có thể lựa chọn phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới. Phẫu thuật này sẽ giúp cải thiện sự co thắt của thực quản, bằng cách sử dụng một vòng tròn có chứa các hạt titan nhỏ mang từ tính, sau đó đem quấn quanh cơ vòng thực quản.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị y tế nêu trên, bạn cũng có thể phối hợp các mẹo dân gian tại nhà để làm giảm triệu chứng hôi miệng như:

Súc miệng nước muối

Nước muối có công dụng kháng khuẩn giảm viêm hiệu quả. Chính vì vậy, súc miệng bằng nước muối hàng ngày có thể giúp người bệnh giảm tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, việc súc miệng thường xuyên bằng nước muối còn làm giảm tình trạng đau rát cổ họng và bảo vệ răng miệng khỏi các vấn đề như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,...

Sử dụng đinh hương

Đinh hương được biết đến là loại dược liệu có tác dụng kháng khuẩn và đánh bật mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Sử dụng đinh hương không những có thể làm giảm tình trạng hôi miệng mà còn ngăn ngừa biến chứng của bệnh hở van dạ dày là viêm nhiễm đường hô hấp.

Lưu ý: Không nên sử dụng đinh hương dạng uống cho người bị viêm loét dạ dày, dạ dày có vết hở,...

Sử dụng vỏ chanh

Ít ai biết rằng, trong vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu thơm, có công dụng khử mùi, làm sạch răng miệng và giảm đau họng hiệu quả. Do đó bạn có thể tận dụng vỏ chanh hoặc vỏ quất để cải thiện hôi miệng.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít vỏ chanh sau đó đem đi sắc và chắt lấy phần nước. Sử dụng nước từ vỏ chanh để súc miệng từ 2-3 lần/ngày.

Sử dụng giấm táo 

Giấm táo là nguyên liệu không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mạnh mà còn hỗ trợ ức chế các vi khuẩn ẩn náu trong vòm họng. Ngoài ra, trong giấm táo có chứa axit acetic giúp khử mùi hôi và khắc phục cảm giác đắng miệng khi bị trào ngược dạ dày.

Để thực hiện phương pháp này chữa bệnh hôi miệng lâu năm, bạn cần chuẩn bị khoảng 2 thìa cà phê giấm táo và 300ml nước đun sôi để nguội. Sau đó hòa lượng giấm táo đã chuẩn bị với nước và dùng súc miệng khoảng 2 - 3 lần/ngày.

Lưu ý: Giấm táo có lượng axit cao nên khi sử dụng bạn nên pha loãng với nước và không nên sử dụng cho người có răng quá nhạy cảm.

Sử dụng lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu với khả năng sát khuẩn và khử mùi hiệu quả. Chính vì vậy, bạc hà được sử dụng nhiều để khắc phục tình trạng hôi miệng.

Với phương pháp này, chúng ta cần chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, sau đó đem rửa sạch. Giã nát lượng lá vừa chuẩn bị và cho nước đun sôi để nguội vào và dùng loại nước này súc miệng mỗi ngày 2 lần.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android