Hôi Miệng Lâu Năm
Hôi miệng lâu năm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc giao tiếp, sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh. Để loại bỏ chứng hôi miệng rất đơn giản chỉ cần chúng ta biết rõ nguyên nhân gây bệnh, kiên trì và áp dụng đúng cách điều trị. Vậy làm sao để trị dứt điểm căn bệnh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Định nghĩa
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, ngoài gây ảnh hưởng lớn tới quá trình giao tiếp thì đây còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này chỉ đứng sau sâu răng và viêm nha chu. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm và điều trị dứt điểm bệnh.
Hình ảnh
Nguyên Nhân
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng lâu năm có thể bắt nguồn từ các yếu tố sau:
Hôi miệng lâu năm do vi khuẩn
Tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn trong khoang miệng và tốc độ ăn mòn mô răng không thể kiểm soát được nên đã gây ra tình trạng hôi miệng nặng.
Khi vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram (-) sẽ tạo ra hợp chất Sulphur dễ bay hơi. Chúng thường bám vào những vùng khó vệ sinh như kẽ răng, chân răng, răng số 8, bề mặt lưỡi, hố sâu răng… Lâu dần chúng gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm nha cha chu, viêm lợi, áp xe răng,...Triệu chứng kèm theo những bệnh này thường là hôi miệng.
Do các bệnh lý răng miệng
Các trường hợp mắc hôi miệng lâu năm có 80% là liên quan đến vấn đề răng miệng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sinh hoạt thất thường đều có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị hôi miệng lâu năm.
Ngoài vấn đề vệ sinh răng miệng ra thì còn những tác động khác như:
- Sử dụng quá nhiều đồ chứa cồn cũng sẽ gây ra tình trạng khô miệng và cung cấp hàm lượng protein và đường cao. Nhất là các thực phẩm từ sữa, hành và tỏi, những chất này khi phân huỷ sẽ giải phóng các amino axit chứa nhiều sulphur. Chất này khi đi xuyên qua lớp lót đường ruột sẽ đi vào máu sau đó giải phóng ở phổi, qua quá trình trao đổi khí nó sẽ thoát ra bên ngoài.
- Hút thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiết nước bọt, dẫn tới tình trạng khô miệng, tổn thương phổi, vàng răng, viêm lợi, sâu răng...
- Khi răng miệng không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ gây ra những bệnh như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, áp xe răng,...
Do tác dụng phụ của thuốc
Hôi miệng lâu năm có thể do người bệnh sử dụng thuốc trong thời gian dài gây tổn thương dạ dày, gan, thận,... dẫn tới suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện tác dụng phụ. Người bệnh nên chú ý khi sử dụng một số thuốc có thành phần như sau: amphetamine, disulfiram, chloral hydrate, dimethyl sulphoxide, nitrate và phenothiazine.
Hôi miệng lâu năm do bệnh lý
Những bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, trào ngược dạ dày,... đều dẫn tới tình trạng hôi miệng lâu năm dù đã cố gắng cải thiện việc vệ sinh răng miệng. Khi bị vi khuẩn tấn công, amidan sẽ sưng đau, xuất hiện mủ, bã trắng, sỏi amidan khiến cho hơi thở có mùi rất khó chịu.
Phòng ngừa
Những người bị hôi miệng lâu năm thường điều trị mất nhiều thời gian. Để điều trị dứt điểm và không gây biến chứng, người bệnh cần phải tới bệnh viện để được các chuyên gia thăm khám, đưa ra phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý những sau đây:
- Đảm bảo răng miệng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và cạo lưỡi thường xuyên.
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày nhằm giữ ẩm cho khoang miệng, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm nặng mùi có thể khiến hôi miệng như tỏi, hành tây, mắm tôm,…
- Sử dụng nước súc miệng và chỉ làm sạch kẽ theo chỉ định của nha sĩ.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá, đồ ngọt… vì chúng sẽ khiến tình trạng hôi miệng diễn ra nặng hơn.
- Nên tới nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để được kiểm tra và làm sạch răng.
Biện pháp điều trị
Nếu áp dụng các phương pháp trên trong thời gian dài mà không thấy dấu hiệu tiến triển, bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Một vài biện pháp phổ biến được dùng trong nha khoa như:
- Cạo vôi răng: Đây là phương pháp điều trị đơn giản để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ ở trên răng. Vôi răng cũng chính là thủ phạm gây ra mùi hôi khó chịu. Khi loại bỏ mảng bám, triệu chứng hôi miệng cũng sẽ hết.
- Điều trị nha chu: Đây là phương pháp loại bỏ các túi mủ và vi khuẩn có hại tại nướu và dây chằng. Nha sĩ sẽ thực hiện tái khoáng và làm bóng bề mặt răng giúp răng chắc khỏe và ngăn chặn tái phát bệnh. Qua đó cải thiện và trị dứt điểm các mùi hôi tanh khó chịu do vùng viêm, chảy máu hoặc các túi mủ nha chu gây ra.
- Điều trị các bệnh lý răng miệng khác: Với trường hợp mắc các bệnh lý như hôi miệng do viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng,… nha sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật để điều trị bệnh lý. Sau khi điều trị xong, bệnh nhân sẽ phục hình lại hình thể răng, nhằm ngăn chặn bệnh lý tái phát và mùi hôi quay lại.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Khi bị hôi miệng lâu năm, chúng ta có thể tận dụng chính những dược liệu có sẵn trong nhà để điều trị chứng hôi miệng nhẹ, hoặc cải thiện mùi hơi thở.
Lá trà xanh
Lá trà có hương thơm nhẹ dịu, có vị chát và chứa hàm lượng oxy hóa dồi dào. Đây là dược liệu có công dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn bên trong khoang miệng.
Cách làm:
- Bạn chỉ cần sử dụng lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi cho vào trong nồi đun sôi trong vòng 5 phút.
- Sử dụng nước trà xanh để súc miệng khoảng 3 - 5 lần/ngày.
Tinh dầu tràm trà
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu tràm trà có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ mùi hôi trong miệng, diệt khuẩn và giúp hơi thở thơm mát.
Cách làm:
- Mỗi lần đánh răng, hãy nhỏ thêm 2-3 giọt tinh dầu tràm lên bàn chải.
- Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng nước cốt bạc hà và tinh dầu tràm để súc miệng.
Lá ổi
Trong lá ổi chứa hoạt chất chống oxy hóa, tannin và những kháng khuẩn tốt. Chính vì vậy, nó có thể loại bỏ chứng hôi miệng lâu năm và ngăn chặn vi khuẩn phát triển bên trong khoang miệng.
Cách làm:
- Sử dụng lá ổi nhai trực tiếp.
- Nuốt phần nước rồi bỏ bã.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần để loại bỏ mùi hôi miệng.
Gừng tươi
Gừng có vị cay, tính trung ấm và chứa rất nhiều zingiberen, tinh dầu, curcumen,… giúp phần đánh bay mùi hôi trong khoang miệng.
Cách làm:
- Rửa sạch gừng và cạo vỏ, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Sau đó, hãm gừng với nước nóng cùng 2 thìa mật ong.
- Sử dụng khoảng 3 - 4 lần/ tuần sẽ giúp làm ấm cổ họng và loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
Ngò gai
Trong Đông y ngò gai có vị cay, hơi đắng, thơm hắc, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, thông khí, thanh độc, kích thích tiêu hóa, khử thấp nhiệt, tiệm tỳ. Ngoài ra, ngò gai còn thường dùng để trị cảm mạo, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột đi kiết, giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm,....
Cách làm:
- Ngò gai rửa sạch đun với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 - 15 phút.
- Sau khi tắt bếp hòa thêm 1 - 2 thìa cà phê muối.
- Dùng nước trên súc miệng 2 - 3 lần/ngày.
- Chuyên gia
- Cơ sở