Nổi Mề Đay Sưng Môi
Nổi mề đay sưng môi là tình trạng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Vậy nên ngay khi nhận thấy những triệu chứng thì bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán, tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Định nghĩa
Nổi mề đay sưng môi là một thể của bệnh mề đay. Giống như những bệnh mề đay mẩn ngứa khác, tình trạng sưng môi làm bệnh nhân bị ngứa ngáy, sưng đỏ ở vùng da bị tổn thương, đôi khi kèm theo tình trạng khó thẻo. Vì vị trí bị tổn thương là vùng môi nên những nốt mẩn ngứa sẽ không biểu hiện rõ ràng trên da và nằm ở sâu bên trong.
Nổi mề đay sưng môi được biết đến là một hiện tượng của mề đay phù mạch nên nó sẽ khiến tất cả các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là vùng mắt và môi. Với những trường hợp nặng, bệnh còn gây phù hệ tiêu hóa và đường hô hấp, tăng nguy cơ tử vong.
Hình ảnh
Triệu chứng
Tùy theo từng giai đoạn, mức độ tiến triển của bệnh mà người bệnh sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu khác nhau. Trong đó, những triệu chứng điển hình nhất của bệnh thường là phù môi, ngứa ngáy và đỏ vùng da môi, cụ thể:
- Bị phù môi: Đa số bệnh nhân sẽ bị phù môi trên hoặc môi dưới, 2 môi phồng rộp vô cùng khó chịu.
- Môi đỏ nóng: Người bệnh sẽ cảm nhận môi bị đỏ và nóng rát trên bề mặt da, nốt mề đay có thể màu trắng hoặc hồng nhạt.
- Mẩn ngứa trên da: Do sự tác động của các chất gây viêm ở tầng trung bì nông nên khiến da bị ngứa ngáy, nhiều trường hợp còn bị ngứa theo mảng vô cùng khó chịu.
- Sốt nhẹ: Nếu bệnh tiến triển nặng thì có thể gây sốt và gặp một vài triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.
- Ngứa da, khó chịu: Cảm giác này xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, nếu bạn càng cãi nhiều thì những nốt ngứa càng nghiêm trọng hơn.
- Đau họng: Một vài trường hợp bệnh có thể gây ra tình trạng ngứa họng, đau họng, ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, nặng hơn thì sẽ gây sốc phản vệ.
Bệnh nhân không nên chủ quan với tình trạng này hoặc tự ý điều trị mà chưa có hướng dẫn bởi nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu thấy những triệu chứng như sau thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám chữa:
- Phù mí mặt, phù môi.
- Người bệnh khó thở, rối loạn nhịp tim.
- Trên da có vết thương hở.
- Ngứa ngáy nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.
- Khó khăn khi ăn uống, trò chuyện.
Nguyên Nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh nổi mề đay sưng môi, theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, chuyên gia tại Vietmec, những nguyên nhân chính gây bệnh gồm:
- Dị ứng cấp tính: Ngay sau khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, phấn hoa hay bị côn trùng đốt,... thì những triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện trên môi.
- Dị ứng thuốc: Trong một số loại thuốc hiện nay có những thành phần gây dị ứng như và làm những triệu chứng xuất hiện ngay trong lần dùng đầu tiên. Các thuốc ức chế men chuyển, sản phẩm kinin, thuốc penicillin, thuốc steroid, chất chuyển hóa của nitric oxide, vaccine,... làm tăng nguy cơ bị mề đay.
- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm là cần thiết đối với mỗi chúng ta để giúp da khỏe mạnh. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đến từ nhiều thương hiệu, nhiều xuất xứ. Cách thành phần trong mỹ phẩm đôi khi sẽ gây nổi mụn, mề đay, ngứa ngáy,... để lại nhiều biến chứng nặng nề và khó chữa.
- Do di truyền: Mề đay được đánh giá là bệnh lý có khả năng di truyền. Nguyên nhân là những bất thường về gen gây ra sự thiếu hụt protein trong máu và khiến mề đay sưng môi khởi phát.
- Bị bệnh viêm đường ruột: Viêm đường ruột hay bệnh Crohn khiến các ống dẫn bạch huyết trên cơ thể bị sưng, đặc biệt là ở vùng môi. Thống kê chỉ ra rằng, có khoảng 10% bệnh nhân viêm đường ruột có triệu chứng trên môi.
- Thiếu hụt chất C1: Thiếu chất ức chế C1 sẽ xuất hiện hội chứng lâm sàng đặc trưng, đó là bệnh phù mạch di truyền. Biểu hiện chính của bệnh là nổi mề đay sưng môi, phù nề,... làm sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng nặng nề.
- Dị ứng thời tiết: Tình trạng mề đay sưng môi có thể do người bệnh bị dị ứng thời tiết, đặc biệt là khi trời chuyển mùa, thay đổi thất thường. Ngoài tình trạng phù mạch, sưng môi, cơ thể còn xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu khác như ngứa ngáy, ban đỏ.
- Bị bệnh u nhầy miệng: Đây là 1 tổn thương lành tính gặp khu vực khoang miệng, nó xuất hiện khi tuyến nước bọt bị tổn thương hoặc tắc nghẽn. Biểu hiện rõ nhất của u nhầy miệng là sưng môi dưới, xuất hiện nốt sần và ngứa.
Biến chứng
Bệnh mề đay có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Về tình trạng này, các chuyên da liễu khẳng định nổi mề đay sưng môi không quá nguy hiểm, chưa ảnh hưởng nhiều đến những cơ quan bên trong như gan, thận,... Khi ở thể nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, không dùng những đồ ăn hay hóa chất gây dị ứng.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp bệnh mề đay đi kèm với tình trạng sưng lưỡi, sưng họng thì sẽ làm người bệnh khó thở, công việc gián đoạn, sức khỏe ảnh hưởng. Những điều này khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, đồng thời tăng nguy cơ bị mề đay mãn tính.
Vậy nên ngay khi thấy những khó chịu,bất thường thì bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn cách xử lý phù hợp. Nếu không, người bệnh có thể bị sốc phản vệ và bị suy hô hấp, tụt huyết áp, thậm chí tử vong.
Phòng ngừa
Bệnh nổi mề đay sưng môi hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như bệnh nhân có lối sống khoa học, tránh xa những tác nhân gây dị ứng. Bên cạnh đó, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng là một trong những cách giúp mề đay được đẩy lùi.
- Không tiếp xúc với những yếu tố gây nổi mề đay phù mạch như phấn hoa, thức ăn từ hải sản, đồ cay nóng, hóa chất, mỹ phẩm, nấm mốc, lông động vật,....
- Sử dụng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải mỗi khi ra ngoài hoặc đến những nơi có đông người.
- Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép hoa quả để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và phòng chống bệnh trở nặng.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và chống lại những tác nhân xấu gây mề đay.
- Nên tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, bạn có thể tập vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối bằng những bộ môn như chạy bộ, bơi lội, bóng chuyền, cầu lông….
- Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc uống cafe bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ bị mề đay sưng môi.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh để tình trạng stress kéo dài trong nhiều ngày, tâm lý bất ổn bởi nó khiến mề đay thêm nặng nề hơn.
- Trong quá trình điều trị thì nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ, nếu có gì bất thường hãy liên hệ ngay với chuyên gia da liễu để được tư vấn.
- Không tự ý mua thuốc và dùng thuốc, nếu việc sử dụng thuốc gây ra tình trạng dị ứng thì nên dừng lại và liên hệ bác sĩ để được tư vấn chữa.
- Đừng quên giữ vệ sinh không gian sống thật sạch sẽ, hạn chế nấm mốc, bụi bẩn trong phòng để không làm khởi phát bệnh mề đay.
Biện pháp chẩn đoán
Để đáng giá chính xác mức độ bệnh, bác sĩ sẽ khám lâm sàng trên da và điều tra tiền sử bệnh lý của người bệnh, nếu cần thiết sẽ dùng thêm những xét nghiệm máu, sinh thiết tế bào...
- Khám lâm sàng: Đây là bước đầu tiên giúp xác định nguyên nhân, tổn thương trên da của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể đưa ra một số câu hỏi để khai thác tiền sử bệnh, những dấu hiệu của bệnh,...
- Sinh thiết tế bào: Thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm và phân tích tế bào da ở vùng bị mề đay, sưng môi và tìm ra nguyên nhân cụ thể khởi phát bệnh.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ lấy một lượng máu vừa đủ và ống nghiệm và tiến hành kiểm tra. Phương pháp này chủ yếu là để tìm ra nguyên nhân gây bệnh mề đay.
Sau khi đã làm những xét nghiệm và chẩn đoán được bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân.
Biện pháp điều trị
Uống thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y giúp đẩy nhanh những triệu chứng của bệnh và giúp bệnh nhân thoải mái hơn, không còn bị ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây cần hết sức lưu ý bởi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
- Thuốc kháng histamin dùng để ức chế tế bào giải phóng histamin, đẩy nhanh triệu chứng của bệnh, giảm sưng viêm và ngứa ngáy do mề đay gây ra.
- Thuốc kháng viêm dùng cho những bệnh nhân có triệu chứng phù nề môi hoặc mí mắt,, giảm triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy trên da.
- Thuốc ức chế miễn dịch sử dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc Epinephrine được chỉ định nếu người bệnh bị sốc phản vệ và có những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Khi sử dụng những thuốc này người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng, cách dùng, không tự ý tăng giảm liều hay dừng giữa chừng mà chưa có chỉ định từ chuyên gia.
Đông y trị bệnh từ gốc
Đông y cho rằng nổi mề đay sưng môi do phong nhiệt xâm nhập, can huyết bất hòa, hoặc tỳ vị hư nhược. Vì vậy, việc điều trị tập trung vào:
- Thanh nhiệt, giải độc: Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng và giảm viêm nhiễm.
- Khu phong, chỉ dương: Ngăn ngừa sự phát tán của các triệu chứng.
- Kiện tỳ, ích khí: Tăng cường chức năng tiêu hóa và miễn dịch, cải thiện sức đề kháng.
Bài thuốc giải độc, thanh nhiệt
- Thành phần: Kinh giới, phòng phong, chỉ xác, bạc hà, liên kiều, kim ngân hoa, cam thảo.
- Công dụng: Bài thuốc này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, tiêu phong, thường được dùng cho các trường hợp nổi mề đay cấp tính kèm theo các triệu chứng như sốt, môi sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày chỉ 1 thang, chia 2-3 lần.
Bài thuốc bổ khí, dưỡng huyết
- Thành phần: Đương quy, bạch truật, thục địa, hoàng kỳ, đảng sâm, phục linh, cam thảo.
- Công dụng: Bài thuốc này có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, thường dùng cho các trường hợp nổi mề đay mạn tính, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày chỉ 1 thang, chia 2-3 lần.
Bài thuốc trừ phong, tán hàn
- Thành phần: Ma hoàng, quế chi, bạch thược, sinh khương, đại táo, cam thảo.
- Công dụng: Bài thuốc này có tác dụng trừ phong, tán hàn, ôn thông kinh mạch, thường dùng cho các trường hợp nổi mề đay do lạnh, kèm theo các triệu chứng như sợ lạnh, môi tái, đau nhức cơ khớp.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày chỉ 1 thang, chia 2-3 lần.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu nổi mề đay sưng môi mới khởi phát và không có quá nhiều triệu chứng nguy hiểm thì bạn có thể dùng những thảo dược ngay tại nhà hoặc các mẹo chữa bệnh dân gian. Cách này có phương pháp thực hiện khá đơn giản, không tốn kém tiền bạc và hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là an toàn, ít để lại tác dụng phụ.
Một số mẹo người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
- Chườm lạnh: Tác động từ hơi nước lạnh có thể làm những khó chịu trên môi được đẩy lùi. Bạn hãy dùng đá đặt vào một tấm vải sạch sau đó chườm lên vùng môi 10 - 15 phút.
- Sử dụng rau má: Rau má có vị đắng, tính hàn, giúp tiêu viêm giải độc khá tốt. Bạn hãy dùng rau má xay lấy nước uống hoặc đắp rau má lên vùng da bị tổn thương để đẩy lùi bệnh.
- Sử dụng lá khế: Lá khế sử dụng để chữa mề đay được nhiều người áp dụng thành công bởi trong loại lá này có nhiều hoạt chất tốt cho làn da. Bạn hãy lấy lá khế giã nát rồi đắp lên vùng môi đang bị sưng để giảm nhanh khó chịu. Ngoài ra, đun nước lá khế để tắm cũng là một cách giảm triệu chứng bệnh mề đay.
- Tắm lá bạc hà: Lá bạc hà có tính mát thích hợp với những người bị mề đay do nhiệt độ cao. Bạn hãy dùng lá bạc hà đun lấy nước để rửa mặt, phần bã dùng chà lên môi để giảm viêm, ngăn ngừa bội nhiễm.
Nổi mề đay sưng môi gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhưng có thể kiểm soát hiệu quả nếu hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý. Bên cạnh thuốc, lối sống lành mạnh và tránh tác nhân gây dị ứng cũng rất quan trọng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Chuyên gia
- Cơ sở