Nổi Mề Đay Ở Mặt
Nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không, chữa trị bằng những cách nào để bệnh nhanh chóng thuyên giảm là mối quan tâm của không ít người. Chúng ta đều biết, các bệnh lý về da liễu thường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới ngoại hình, làm bệnh nhân tự ti và đôi khi còn dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Theo đó, để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân cũng như phương pháp đẩy lùi bệnh chuẩn xác nhất.
Định nghĩa
Nổi mề đay ở mặt là tình trạng các nốt mề đay thay vì phân tán ra các vị trí khác trên cơ thể thì chúng chỉ tập trung ở mặt. Làn da lúc này bị nổi nhiều đốm đỏ với các kích thước khác nhau, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy và mặt còn có thể bị sưng giống như tích nước. Tùy từng người mà bệnh kéo dài trong vài ngày hoặc cũng có thể dai dẳng mãi không khỏi, tái phát liên tục và dễ tiến triển thành mãn tính.
Đối với câu hỏi nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không, các chuyên gia tại Vietmec cho biết, bệnh lý này thực tế không có yếu tố gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân. Nhưng bệnh lại có những tác động không nhỏ tới tâm lý người bệnh, khiến bạn lo lắng, mất tự tin ở những nơi đông người, đồng thời làm ảnh hưởng tới công việc đặc biệt khi phải giao tiếp nhiều với khách hàng mỗi ngày.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh nhân khi bị nổi mề đay trên mặt sẽ rất dễ để nhận biết những dấu hiệu khác thường trên da. Lúc này, làn da sẽ có những sự thay đổi rõ rệt, cụ thể là:
- Gương mặt bắt đầu có cảm giác nóng và rát, nổi từng mảng da màu ửng đỏ tương tự như cháy nắng.
- Bệnh nhân bị sưng mắt, miệng, tai hoặc thậm chí là cả mặt.
- Các cơn ngứa, phát ban sẽ xuất hiện từ trên mặt, sau đó lan rộng xuống cả vai và cổ, kèm theo những vết bong tróc da sần sùi.
- Bên cạnh đó, da còn có thể nổi các mụn nước li ti và nặng hơn là người bệnh bị sốt cao.
Nhìn chung, các biểu hiện này sẽ còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người mà thể hiện nặng, nhẹ, muộn hay sớm khác nhau. Có người bị khá nặng nhưng cũng có người chỉ bị mẩn ngứa trong thời gian ngắn.
Nguyên Nhân
Khi mặt bị nổi mề đay, việc xác định đúng các nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có được biện pháp điều trị phù hợp hơn. Theo đó, các chuyên gia cho biết, hiện nay các yếu tố tác động làm bệnh hình thành gồm:
- Ánh nắng: Làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng da bị bỏng rát, mất nước và sạm nắng. Lúc này bạn sẽ thấy mặt có cảm giác bị kích ứng với các mảng đỏ, da dễ nổi mẩn ngứa, mề đay khi liên tục chịu tác động từ ánh nắng trong một thời gian dài.
- Thời tiết đột ngột thay đổi nhiệt độ: Yếu tố tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó là sự thay đổi bất ngờ, liên tục của thời tiết chuyển từ lạnh qua nóng hay từ nóng qua lạnh. Không chỉ da mặt, toàn thân nếu không kịp thời thích ứng sẽ dễ bị phát ban, nổi mề đay khó chịu. Đây chính là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay.
- Da bị dị ứng bởi mỹ phẩm: Thông thường, chúng ta sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc hoặc trang điểm làn da. Tuy nhiên, ngày nay lại có không ít phẩm chứa thành phần là paraben, dầu khoáng, chì, cồn hoặc xà phòng. Khi chỉ số cho phép trên da vượt quá mức sẽ gây tình trạng mất cân bằng độ pH, da bị kích ứng, thay đổi pH và mẩn ngứa, xuất hiện các nốt mề đay.
- Làn da mất nước trầm trọng: Nguyên nhân nữa dẫn tới chứng nổi mề đay ở mặt đó là da thiếu nước, mất nước nghiêm trọng, không còn độ ẩm để bảo vệ hiệu quả cho lớp màng lipid. Lúc này, da rơi vào trạng thái quá khô, dễ bị các yếu tố từ môi trường tấn công gây tổn thương.
Bên cạnh những nguyên nhân chính bên trên, mặt nổi mề đay còn có thể xuất phát từ vấn đề bệnh nhân bị dị ứng, kích ứng bởi các loại nước hoa, phấn hoa, lông động vật, các loại nấm mốc, bụi bẩn, thực phẩm gây dị ứng hoặc do sử dụng một số thuốc điều trị bệnh gây nên. Do đó, hãy xác định chính xác nguyên nhân mắc bệnh để có quá trình điều trị tốt nhất.
Biến chứng
Bên cạnh đó, việc chữa trị sai cách hoặc chậm trễ cũng là nguyên do khiến cho bệnh trở nặng, khó khắc phục và có thể dẫn tới các biến chứng gồm:
- Làn da bị bội nhiễm: Những tác động từ bệnh mề đay khiến hàng rào bảo vệ trên da nhanh chóng bị phá hủy, da ngứa ngáy khó chịu làm bệnh nhân muốn cào gãi liên tục. Khi đó, bề mặt da bị trầy xước và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây bội nhiễm cũng như dễ để lại nhiều sẹo lõm tổn gây mất thẩm mỹ cho làn da.
- Bệnh nhân bị chứng viêm kết mạc dị ứng: Có thể nói rằng, nổi mề đay ở mặt rất dễ gây ảnh hưởng tiêu cực tới mắt. Cụ thể, khi những nốt mề đay phát triển mạnh, sinh sôi khắp mặt sẽ có thể lan tới vùng da ở quanh mắt, đây là nơi vốn nhạy cảm, da mỏng và rất dễ bị tổn thương, bệnh nhân sẽ bị tăng khả năng viêm kết mạc dị ứng khá nguy hiểm.
Phòng ngừa
Da mặt là một trong những vùng da có độ nhạy cảm cao do đó, bên cạnh những phương pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc nhằm tăng cường sức đề kháng, phục hồi hàng rào bảo vệ da.
- Vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày (sáng - tối) bằng sản phẩm có độ pH cân bằng, nhẹ dịu, tránh những sản phẩm có tính tẩy rửa cao.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa dầu khoáng, chất bảo quản.
- Khi sử dụng mỹ phẩm, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần ngừng sử dụng ngay lập tức. Có thể sử dụng kem chống ngứa nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, nấm sinh trưởng.
- Không sử dụng các loại thuốc mà cơ thể bị dị ứng do mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
- Sau khi sử dụng mỹ phẩm cần tẩy trang sạch sẽ bằng nước tẩy trang, và rửa lại với sữa rửa mặt. Không được đi ngủ khi vẫn còn lớp trang điểm trên mặt.
- Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời với cường độ cao. Khi ra đường cần sử dụng khẩu trang, kem chống nắng....
- Hạn chế trang điểm trong thời gian dài bởi điều này có thể khiến da bít bí, dễ nổi mề đay.
- Bổ sung nước, hoa quả, rau xanh nhằm thanh lọc cơ thể, giảm thiểu bọc mụn nước. Có thể sử dụng các loại nước ép, nước trái cây bởi chúng có thể giúp cung cấp nước, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Sử dụng thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho da như sữa chua, dứa, hành tây, rau mùi, kiwi.
Biện pháp điều trị
Chúng ta đều biết da mặt là vùng da nhạy cảm, mỏng, và dễ bị kích ứng với các biểu hiện rất rõ rệt trên mặt. Khi bạn chữa trị sai cách, làn da có nguy cơ cao để lại các vết sẹo xấu xí. Vì vậy, bệnh nhân không được chủ quan trong việc tìm hiểu các biện pháp chữa bệnh phù hợp. Hiện nay, Tây y đang dùng các loại thuốc đặc trị để kiểm soát bệnh tốt hơn, cụ thể gồm:
- Dùng thuốc kháng Histamin: Đây là loại thuốc rất quan trọng đối với người bị bệnh mề đay ở mặt cũng như nhiều vị trí khác trên cơ thể. Thuốc chủ yếu dùng loại viên uống để tăng cường khả năng phát huy dược chất và giúp bệnh thuyên giảm tốt hơn. Cho tới thời điểm hiện tại, đây vẫn là thuốc không thể thay thế.
- Nhóm thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch: Bệnh nhân khi chữa mề đay ở mặt nhưng không có khả năng đáp ứng với một số thuốc điều trị trong đơn sẽ cần phải dùng thuốc này. Loại thuốc dùng phổ biến nhất đó là Cyclosporine, Mycophenolate và Tacrolimus.
- Thuốc sát trùng: Thông thường, nhóm thuốc sát trùng sẽ được sử dụng với dạng bôi trực tiếp lên da để giúp bệnh nhân phòng ngừa chứng bội nhiễm.
- Nước muối 0,9%: Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, sát trùng. Bệnh nhân dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh da hàng ngày sẽ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm tốt hơn.
- Thuốc Corticoid: Nhóm thuốc bôi có chứa thành phần là Corticoid được sử dụng với mục đích phục vụ cho các trường hợp điều trị ở bệnh nhân bị nổi mề đay mãn tính. Nhưng đồng thời loại thuốc này cũng có không ít tác dụng phụ, vì vậy bệnh nhân không thể dùng trong thời gian dài và cần phải có sự chỉ định từ các bác sĩ.
Khi bệnh nhân nổi mề đay ở mặt sử dụng các loại thuốc điều trị của Tây y, cần chú ý dùng theo đúng đơn thuốc bác sĩ kê đơn, sử dụng liều lượng phù hợp và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân tránh lạm dụng thuốc, tự thay đổi đơn hoặc dùng thuốc trị mề đay ngắt quãng sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị, dễ khiến bệnh trở nặng hơn cũng như gây tốn thêm nhiều thời gian để chữa bệnh.
Bên cạnh đó, sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài cũng có khả năng gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, thận, gan, dạ dày. Do vậy, bệnh nhân chỉ uống theo liệu trình được hướng dẫn, tránh tự ý uống thêm thuốc khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ điều trị.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Cùng với thuốc Tây, dân gian có vô số bài thuốc hữu ích giúp người bệnh làm thuyên giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh nổi mề đay trên mặt. Các cách này có nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, không tốn kém nhiều chi phí và hiệu quả thu được rất đáng ghi nhận. Vì vậy, nếu bệnh nhân mới bị nổi mề đay, bệnh chưa có những biểu hiện nặng có thể tham khảo những công thức chữa mề đay tại nhà dưới đây.
Sử dụng lá khế
Khi nhắc tới các mẹo dân gian trị nổi mề đay ở mặt, không ít người cho biết dùng lá khế có hiệu quả kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt, giúp chúng ta giảm kích ứng, hạn chế đỏ rát mặt và da được khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân dùng lá khế tươi đã rửa sạch, nấu với nước cho sôi kỹ rồi dùng nước này để rửa mặt hàng ngày.
- Phần bã có thể dùng chà xát nhẹ nhàng lên da mặt giúp đạt kết quả tốt hơn.
- Mỗi tuần bệnh nhân có thể dùng lá khế khoảng 3 lần sẽ thấy bệnh có những thay đổi tích cực.
Dùng cây nha đam
Chúng ta đều biết rằng, nha đam được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị bệnh về da liễu của dân gian vì chứa lượng lớn vitamin cùng nước và các axit amin quan trọng. Việc dùng nha đam sẽ giúp làm da dịu các kích ứng, da có độ ẩm tốt hơn, mềm mịn hơn, khỏe hơn và có thể cải thiện tình trạng bong tróc rất rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt, thấm bớt nước trên da.
- Bạn dùng nha đam rửa sạch, cắt bỏ lớp vỏ và lấy phần gel trong để thoa đều lên mặt. Những vị trí đang bị nổi mề đay hãy massage nhiều hơn để các dưỡng chất phát huy hết công dụng.
- Sau khoảng 10 phút, bạn rửa lại mặt với nước sạch.
Tận dụng bột yến mạch
Nhiều người không biết rằng, bột yến mạch chính là nguyên liệu trị bệnh nổi mề đay ở mặt rất tốt. Trong yến mạch có chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa, chất chống viêm và những khoáng chất vô cùng quan trọng. Bởi vậy nên yến mạch ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng để cải thiện bệnh nổi mề đay ngay tại nhà. Bạn sẽ thấy làn dịu hơn, da không còn nóng đỏ, bong tróc hay nổi mụn nước.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một thìa bột yến mạch, một chút mật ong, thêm sữa chua không đường.
- Chúng ta trộn đều các nguyên liệu này như trộn công thức đắp mặt nạ thông thường sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Bạn rửa mặt sạch sẽ rồi thoa đều hỗn hợp này lên da, massage nhẹ nhàng và đợi thêm khoảng 15 phút.
- Cuối cùng, sử dụng nước mát để rửa lại mặt.
Rễ cây cam thảo
Rễ cam thảo được sử dụng phổ biến trong cả dân gian cũng như các bài thuốc Đông y. Theo đó, bệnh nhân sử dụng nguyên liệu này sẽ giúp làm giảm nhanh chóng tình trạng da bị nóng rát, nổi mụn nước hay bong tróc sần sùi.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân lấy một lượng rễ cam thảo vừa đủ, rửa sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ để sắc nước uống.
- Chúng ta uống nước rễ cam thảo thay cho nước lọc hàng ngày, sau khoảng một tuần bạn sẽ thấy làn da phục hồi tốt hơn rõ rệt.
Câu hỏi thường gặp
Không có thời gian khỏi bệnh mề đay chính xác do còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh, cơ địa mỗi người. Cụ thể, mề đay cấp tính có thể khỏi sau 1-2 ngày, thậm chí vài giờ. Nhưng mề đay mãn tính có thể cần điều trị trong khoảng 3-6 tháng. Riêng mề đay do di truyền thì người bệnh phải sống chung với bệnh tật cả đời. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt, có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc khi bệnh trở nặng.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở