Viêm Cổ Tử Cung Khi Mang Thai

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều bà bầu. Vậy làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh? Điều trị thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn? Chị em có thể tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung thêm thông tin hữu ích về vấn đề này.

Định nghĩa

Viêm cổ tử cung khi mang thai là hiện tượng viêm nhiễm và tổn thương ở cổ tử cung trong giai đoạn thai kỳ. Đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chị em không chủ động phát hiện và điều trị kịp thời, triệu chứng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau này. Dưới đây, bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra những dấu hiệu giúp chị em nhận biết bệnh sớm.

Hình ảnh

Triệu chứng

Viêm cổ tử cung thường có những biểu hiện khá giống với các bệnh phụ khoa khác nên nhiều bà bầu không để ý hoặc không biết mình mắc bệnh. Đã có rất nhiều trường hợp đến giai đoạn mãn tính hoặc chỉ khi đi khám thai định kỳ mới phát hiện. Bên cạnh những triệu chứng cơ bản thường thấy như cổ tử cung bị sưng tấy, loét đỏ, viêm nhiễm, có máu và mủ bất thường, chị em sẽ xuất hiện một vài biểu hiện nổi bật sau đây:

  • Khí hư bất thường (ra nhiều, có mùi và có màu xám nhạt, vàng, trắng đục): Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, khí hư sẽ có màu như lòng trắng trứng, thường sẽ không có mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ. Khi cổ tử cung gặp vấn đề, khí hư sẽ thay đổi bất thường, ra nhiều hơn, có mùi khó chịu và biến đổi thành màu khác.
  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, rong kinh: Hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường, gây rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện khá phổ biến của viêm cổ tử cung khi mang thai. Cổ tử cung bị viêm nhiễm kéo theo niêm mạc bị tổn thương và xuất huyết.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục: Cổ tử cung nằm giữa âm đạo và tử cung, vì thế đây là vị trí khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài. Nếu quan hệ tình dục khi đang bị tổn thương và viêm nhiễm, cổ tử cung sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, đau rát và xuất huyết.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần: Viêm cổ tử cung rất dễ kéo theo các bệnh lý phụ khoa khác, như viêm ống niệu đạo. Điều này có thể khiến cho bà bầu đi tiểu tiện nhiều, rát, xót, buốt khi đi vệ sinh.

Nguyên Nhân

Viêm cổ tử cung khi mang thai thường xảy ra ở bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu và biến chứng nguy hiểm hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Chị em có thể tham khảo những căn nguyên cơ bản sau đây:

Rối loạn nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể bà bầu có rất nhiều thay đổi để thích nghi với sự xuất hiện và phát triển của thai nhi. Điển hình trong đó là rối loạn nội tiết tố. Sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập vào vùng kín và môi trường lý tưởng để các hại khuẩn có sẵn trong âm đạo lây lan và phát triển. Mất cân bằng nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu bị mụn trứng cá, da mặt sần sùi, kém sức sống. 

Suy giảm hệ miễn dịch

Thông thường, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều thai phụ sẽ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Tình trạng này khiến các bà bầu không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Từ đây, sẽ làm suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch không đủ sức ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công vùng kín. Điều này thường khiến các bà bầu dễ mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung…

Mất cân bằng độ pH vùng kín

Thông thường, trong âm đạo sẽ tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn sẽ cân bằng nhau. Tuy nhiên, nội tiết tố thay đổi sẽ kích thích sự phát triển của hại khuẩn, kéo theo sự mất cân bằng pH (Theo nghiên cứu, độ pH bình thường dao động ở mức 4 - 6). Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan từ âm đạo lên tử cung gây viêm cổ tử cung.

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai. “Yêu” không đúng cách sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh tình dục (như giang mai, nấm…)  có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm cổ tử cung. Bên cạnh đó, các hành vi tình dục sai cách dễ khiến cổ tử cung bị tổn thương do nằm tiếp giáp với âm đạo. Đây cũng chính là căn nguyên hàng đầu khiến chị em dễ mắc phải căn bệnh này.

Vệ sinh vùng kín sai cách

Vùng chữ Y là khu vực rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu không được vệ sinh đúng cách. Nếu bà bầu không vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch sẽ làm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong vùng kín, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính acid quá cao hoặc thụt rửa quá mạnh cũng khiến cho âm đọa bị khô rát, tăng tính kiềm và kích thích sự lây lan của vi khuẩn. Điều này khiến cho chị em dễ mắc phải viêm cổ tử cung khi mang thai.

Các bệnh lý phụ khoa khác

Nếu không điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa khác như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, vùng viêm nhiễm sẽ rất nhanh lan rộng xuống và gây tổn thương cổ tử cung. Điều này không chỉ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng mà còn đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để điều trị viêm cổ tử cung.

Biến chứng

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không là mối băn khoăn chung của rất nhiều bà bầu không may mắc phải căn bệnh phụ khoa này. Mang thai là thời kỳ đặc biệt nhạy cảm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Đối với mẹ bầu

  • Ảnh hưởng tới tâm sinh lí và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Bệnh sẽ gia tăng gánh nặng về tâm lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tình cảm vợ chồng của chị em. Bên cạnh đó, các triệu chứng khó chịu khi bà bầu bị viêm cổ tử cung như vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, khí hư ra nhiều khiến âm đạo thường xuyên ẩm ướt cũng làm đảo lộn cuộc sống, giảm hiệu suất làm việc và mất đi sự thoải mái, vui vẻ hàng ngày. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần của người bệnh.
  • Khi mắc viêm cổ tử cung khi mang thai, bà bầu còn phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng ối. Ngoài ra, tử cung bị giảm khả năng đàn hồi cũng làm tăng khả năng sinh non hơn bình thường.

Đối với thai nhi

  • Nếu người mẹ bị viêm cổ tử cung khi mang thai do nhiễm nấm Candida, con sinh ra sẽ rất dễ bị đen miệng do nấm bám vào niêm mạc hoặc bị viêm da do nấm. Nguy hiểm hơn, nấm còn có thể khiến cho con sinh ra bị suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng.
  • Nếu người mẹ bị viêm cổ tử cung khi mang thai do lậu cầu, vi khuẩn từ dịch tiết của đường sinh dục của người mẹ sẽ xâm nhập vào mắt trẻ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc mắt. Điều này khiến cho mắt trẻ bị sung huyết, xuất hiện mủ vàng và ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ. 
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Tùy vào tình trạng cũng như căn nguyên bệnh của mỗi người mà sau khi khám và xét nghiệm dịch tiết âm đạo, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và các loại thuốc đặt âm đạo phù hợp.

Chị em bị viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với viên đặt âm đạo để loại bỏ tế bào viêm nhiễm. Dưới đây là các loại thuốc trị viêm cổ tử cung thường được dùng cho bà bầu:

  • Thuốc đặt phụ khoa Polygynax: Thành phần chính của thuốc là Polymyxine sulfate, Nystatine và Neomycine. Thuốc ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, gram dương và vi khuẩn kị khí. Bên cạnh đó, thuốc giúp kháng nấm hiệu quả, đặc biệt là nấm Candida.
  • Thuốc đặt phụ khoa Canesten 500: Clotrimazole 500mg được coi là thành phần chủ đạo của loại thuốc này. Canesten được chỉ định điều trị viêm cổ tử cung do nấm hiệu quả.
  • Thuốc đặt phụ khoa Mebines: Trong thuốc chứa 3 thành phần chủ yếu là Nystatin, Neomycin sulfate và Polymyxin B Sulfate. Mebines khắc phục tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung hiệu quả. Đồng thời, thuốc còn hỗ trợ điều trị xuất tiết âm đạo.
  • Thuốc đặt phụ khoa Chimitol: Clotrimazole kháng nấm là thành phần chính có trong Chimitol. Thuốc được điều chế dưới dạng viên đặt, tiêu diệt trực tiếp các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc đặt phụ khoa Neo-Tergynan: Thuốc đặt âm đạo Neo-Tergynan chứa 3 thành phần chủ đạo là Nystatine, Metronidazone và Neomycine sunfate. Thuốc đặc biệt phù hợp với mẹ bầu bị viêm cổ tử cung do nấm, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng.

Các loại thuốc Tây trị viêm cổ tử cung khi mang thai thường gây ra những triệu chứng đi kèm không mong muốn như ngứa, rát âm đạo, kích ứng, thậm chí bỏng nhẹ ở một số vùng da mỏng hoặc có vết thương hở. Chị em nên đặc biệt thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này.

Nếu phác đồ điều trị ban đầu không hiệu quả, bà bầu sẽ được bác sĩ cân nhắc đến các biện pháp xâm lấn khác như đốt điện (thường gặp nhất), dao leep hay áp lạnh bằng nitơ lỏng. Tuy nhiên, các phương pháp này lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, nhiều tác dụng phụ và không an toàn với mẹ bầu. 

Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn mắc viêm cổ tử cung khi mang thai có sinh thường được không? Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở giai đoạn cuối thai kì. Nếu bệnh mới chỉ có dấu hiệu chớm nhẹ thì chị em hoàn toàn có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì bà bầu sẽ được bác sĩ tư vấn sinh mổ để hạn chế trẻ mắc các bệnh về da, mắt, hô hấp và đảm bảo an toàn cho người mẹ.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android