Viêm Xoang Sàng Trước
Viêm xoang sàng trước sau là bệnh lý phổ biến liên quan hệ hô hấp gây nên những cơn đau âm ỉ và suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về bản chất, nguyên nhân, nhận biết triệu chứng và tham khảo một số cách điều trị hiệu quả khi bị xoang ở sàng trước.
Định nghĩa
Xương sàng có vị trí ở dưới trán, trên hốc mũi và giữa hai mắt và có đến 4 hốc xoang thông nhau. Bốn hốc trống này được gọi là xoang sàng, trong đó có 2 xoang sàng dưới và 2 xoang sàng trên. Xoang sàng trước sẽ bị viêm khi mầm bệnh tấn công. Từ một hốc xoang, tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập và gây viêm các xoang sàng còn lại.
Viêm xoang sàng trước là tình trạng dịch nhầy bị ứ đọng khu vực hốc mũi xương sàng phía trước, từ đó gây nên hiện tượng đau nhức, tắc nghẽn dịch dai dẳng khiến bệnh nhân mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, viêm xoang ở sàng trước nói riêng và các vị trí khác nói chung, bệnh tình có thể được phân loại thành 2 dạng chính: Mãn tính và cấp tính.
Hình ảnh
Triệu chứng
Viêm xoang sàng trước sẽ gây nên nhiều vấn đề đối với sức khỏe người bệnh khi đi kèm một số triệu chứng phổ biến dễ nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp để bạn đọc phát hiện bệnh viêm xoang sàng trước:
- Đau nhức đầu dữ dội: Những cơn đau nhức khu vực mặt gần mũi lan rộng đến toàn bộ vùng đầu. Chúng thường xuất hiện vào buổi sáng và mức độ cơn đau có thể tăng dần, dữ dội nhất vào buổi trưa. Một số bệnh nhân có thể bị đau vùng gáy hay đỉnh đầu với những cơn nhức âm ỉ.
- Thường xuyên bị viêm họng: Bệnh nhân bị viêm xoang sàng trước cũng như sau thường dễ bị viêm họng, muốn ho và khạc nhổ do dịch nhầy ứ đọng trong hốc xoang chảy xuống họng, gây đau rát kèm cảm giác vướng víu, ngứa họng, mùi hôi khó chịu.
- Mũi thường xuyên chảy dịch: Hốc mũi bị ứ đọng và tắc nghẽn dịch nên bệnh nhân dễ bị ngạt mũi, điếc mũi kèm chảy dịch vàng, xanh, đục, có mùi hôi.
- Gây ra các bệnh hô hấp khác: Viêm xoang sàng thường lây lan nhanh và tạo điều triện cho mầm bệnh tấn công các cơ quan khác của hệ hô hấp, từ đó tăng nguy cơ bị viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, kèm các triệu chứng ho khan, thở rít, khó thở,... Đây là tình trạng phổ biến ở bệnh nhi.
- Một số triệu chứng khác: Bệnh nhân cũng thường xuyên bị sốt, ăn không ngon, suy giảm khả năng tập trung, mất ngủ, mệt mỏi,...
Những dấu hiệu viêm xoang khá dễ nhận biết, tuy nhiên bệnh nhân cần thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác vị trí bị bệnh, xác định viêm xoang sàng trước để có phương án điều trị kịp thời.
Nguyên Nhân
Tương tự hầu hết tình trạng bệnh viêm xoang khác, viêm xoang sàng trước là một loại bệnh lý viêm đường hô hấp gây ra bởi một số tác nhân sau:
- Sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Biến chứng từ một số bệnh lý liên quan hệ hô hấp khác.
- Tổn thương do ô nhiễm môi trường hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Sức đề kháng của người bệnh suy giảm, sức khỏe kém tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập.
- Cấu trúc hốc xoang bất thường.
Đối với tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài, bệnh tình có thể được kiểm soát và cải thiện nếu điều trị, chăm sóc đúng cách. Trong khi đó, nếu tác nhân gây bệnh đến từ cấu trúc hốc xoang, bệnh nhân sẽ cần đến can thiệp y khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị dứt điểm viêm xoang sàng trước.
Biến chứng
Một trong những vấn đề được bệnh nhân quan tâm chính là: Viêm xoang sàng có nguy hiểm không? Bệnh viêm xoang sàng trước hay sau đều có mức độ nguy hiểm cao, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không sớm điều trị dứt điểm.
Một số biến chứng đáng lo ngại của bệnh lý viêm xoang này gồm:
- Biến chứng ảnh hưởng đến mắt và thị lực: Xoang làng có vị trí gần mắt nên viêm nhiễm khu vực này có thể lan rộng và xâm nhập vùng mắt, từ đó gây nên một số biến chứng như áp - xe mí mắt, viêm tắc tuyến lệ, viêm tấy ổ mắt, viêm thần kinh thị giác,... Điều này dẫn đến sự suy giảm đến thị lực của người bệnh từ mức nhẹ tạm thời cho đến vĩnh viễn.
- Biến chứng về hô hấp: Viêm xoang sàng đi kèm triệu chứng ứ đọng dịch nhầy gây bít tắc lỗ thông xoang, chảy mủ khó chịu đến vùng họng và các bộ phận khác của đường hô hấp. Từ đó, đường thở sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng, gây ngạt mũi, khó thở, ho khan, ho có đờm nhiều, thở rít, tức ngực và dễ dẫn đến bệnh viêm họng hạt, viêm amidan, viêm họng có đờm,...
- Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch hang: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm xoang sàng là viêm tắc tĩnh mạch - bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.
Do đó, theo bác sĩ, bệnh nhân không được chủ quan khi phát hiện triệu chứng bệnh. Hãy thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế nguy cơ bệnh phát triển, biến chứng nặng, dẫn đến tổn thương những khu vực khác.
Phòng ngừa
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc và liệu pháp điều trị, bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện bệnh tình hiệu quả, đồng thời phòng tránh viêm xoang sàng trước tái phát.
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên biết:
- Những thực phẩm bệnh viêm xoang nên kiêng: Thực phẩm hay gia vị cay nóng chứa ớt, mù tạc,...; thực phẩm chứa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,...; hải sản hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng; sữa và các chế phẩm liên quan; thức ăn hoặc đồ uống lạnh;...
- Những nhóm thực phẩm nên bổ sung: Rau quả tươi chứa nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C; cá, hàu, thịt hay những thực phẩm chứa nhiều kẽm khascl các gia vị hoặc thực phẩm chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên (gừng, mật ong, tỏi, nghệ,...); các loại cá và thực phẩm giàu axit béo Omega-3; các loại thực phẩm bổ phế âm như gạo nếp, táo tàu, củ từ,...
- Chú ý vệ sinh sạch và đúng cách mũi - họng - tai: Vệ sinh tai - mũi - họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày; đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt khi làm việc trong môi trường có hóa chất, bụi bặm; không sử dụng chung đồ dùng cá nhân;...
- Bảo vệ vùng mũi trước thời tiết khắc nghiệt và các tác hại từ môi trường: Chú ý giữ ấm cho tai - mũi - họng khi không khí lạnh, hanh khô hoặc giá rét; tránh để nước, hóa chất vào hoặc tiếp xúc tai - mũi - họng;...
- Tăng cường sức đề kháng: Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi; sinh hoạt điều độ, không nên ngủ quá khuya; tập thể dục thể thao đúng cách đều đặn;...
- Khám sức khỏe định kỳ: Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các vấn đề bất thường, chú ý nội soi tai - mũi - họng, báo với bác sĩ các triệu chứng gặp phải từ sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Biện pháp điều trị
Viêm xoang sàng trước là một bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm và không dễ điều trị dứt điểm hoàn toàn. Do đó, để khắc phục và cải thiện triệu chứng, chữa trị dứt điểm bệnh, người bệnh cần thăm khám sớm, chẩn đoán chính xác để các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, bệnh nhân cần kiên trì và thực hiện chỉ định của bác sĩ đúng cách, sử dụng thuốc hay áp dụng cách chữa đúng liều lượng, tần suất sử dụng.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm xoang sàng trước phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay để bạn đọc tham khảo:
Điều trị các loại viêm xoang sàng bằng Tây y
Theo Tây y, các phương pháp điều trị viêm xoang sàng trước, sau và cả hai bên thường được kê đơn các loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh chứa Penicillin: Amoxicillin, Amoxicillin - Clavulanate,...
- Thuốc kháng sinh không chứa Penicillin: Kháng sinh nhóm Cephalosporin sẽ được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân dị ứng hoạt chất Penicillin.
- Thuốc giảm đau xoang và vùng mặt, đầu: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen,… giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức khó chịu khi bị bệnh.
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Có tác dụng tác động chất trung gian gây viêm để giảm dịch nhầy tiết xuất, ứ đọng trong hốc mũi.
Trong một số trường hợp bệnh tình nghiêm trọng, thuốc không có tác dụng, bệnh tái phát nhiều lần hoặc tác nhân gây bệnh đến từ cấu trúc bất thường của hốc xoang, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để điều trị. Quá trình phẫu thuật có mức độ nguy hiểm cao cùng nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó sẽ cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và tại bệnh viện uy tín.
Tuy nhiên, một số ý kiến và kết quả nghiên cứu y khoa hiện nay cho thấy phương pháp điều trị Tây y chủ yếu loại bỏ hết phần dịch mủ nhưng niêm mạc xoang vẫn bị tổn thương, từ đó dẫn đến khả năng tái phát cao sau vài năm điều trị.
Sử dụng mẹo dân gian cải thiện triệu chứng viêm xoang sàng trước
Dân gian từ xưa cũng đã lưu truyền nhiều mẹo hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và cải thiện bệnh viêm xoang sàng trước và sau hiệu quả ngay tại nhà. Nhiều nguyên liệu và thảo mộc tự nhiên có công dụng kháng sinh, chống viêm và tiêu dịch nhầy mủ một cách an toàn, từ đó đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức khó chịu, đồng thời phòng ngừa tái phát nếu kiên trì áp dụng.
Dưới đây là một số cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ chữa viêm xoang sàng trước tại nhà hiệu quả, an toàn:
- Sử dụng gừng: Gừng được biết đến là một loại gia vị, cây thuốc Nam và vị thuốc Đông y lành tính, có khả năng chống viêm, giảm đau và làm lành vết thương tự nhiên. Có nhiều cách để bệnh nhân viêm xoang sàng sử dụng gừng tươi hoặc bột gừng khô trong pha trà, nấu ăn, nhai sống,.... giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tình.
- Sử dụng giấm táo: Giấm táo có hàm lượng Kali cao cùng tính axit tự nhiên giúp sát khuẩn, tiêu viêm và ngăn chặn quá trình tạo dịch nhầy mũi. Với cách chữa này, bệnh nhân có thể pha và đun nóng giấm táo với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 để xông mũi hàng ngày trong 5 - 10 phút, đều đặn 3 - 4 lần/tuần.
- Sử dụng nghệ: Nghệ chứa hàm lượng chất Curcumin chống oxy hóa, kháng viêm và tiêu sưng tự nhiên nên có mặt trong nhiều mẹo dân gian chữa bệnh viêm nhiễm. Cách đơn giản nhất sử dụng nguyên liệu này để cải thiện triệu chứng viêm xoang trước là trộn bột nghệ khô hoặc nghệ tươi xay và mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1, sau đó lấy 1/2 thìa cà phê hỗn hợp đã trộn cho vào họng, ngậm trong 15 phút rồi nuốt, thực hiện đều đặn 3 - 4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Các nguyên liệu sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh theo mẹo dân gian trên đều lành tính và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, bệnh nhân không được vì tâm lý muốn đẩy nhanh tốc độ điều trị mà tăng liều lượng, tần suất hay áp dụng đồng thời nhiều cách chữa. Người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tự thực hiện tại nhà.
- Chuyên gia
- Cơ sở