Bị Trĩ Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Phải Làm Sao?
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối xảy ra khi áp lực tác động lên tử cung ngày càng lớn hoặc do thai phụ bị táo bón kéo dài. Tình trạng này cần được chăm sóc phù hợp để tránh các biến chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên bệnh trĩ tương đối phổ biến ở 3 tháng giữa và kéo dài đến 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh xảy ra khi lưu lượng máu đến vùng chậu tăng lên, tử cung mở rộng và em bé tăng trưởng về kích thước. Điều này khiến các tĩnh mạch ở hậu môn sưng lên và dẫn đến việc hình thành các búi trĩ.
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối cũng có thể liên quan đến tình trạng táo bón kéo dài. Sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại và phân ở dạng rắn. Phân rắn có thể khiến bà bầu cần sử dụng nhiều sức rặn khi đại tiện để tống phân ra khỏi hậu môn. Điều này gây áp lực lớn đến các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng và dẫn đến viêm.
XEM THÊM: Nguyên Nhân Bệnh Trĩ Khi Mang Bầu Các Mẹ Cần Lưu Ý
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn bệnh trĩ khi mang thai ba tháng cuối, chằng hạn như:
- Căng thẳng, lo âu quá mức khiến khả năng co giãn của hậu môn bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ bệnh trĩ;
- Đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài có thể khiến việc tuần hoàn máu bị ảnh hưởng và làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa, dẫn đến táo bón và trĩ;
- Mất nước hoặc uống không đủ lượng nước cần thiết khiến hoạt động của hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ;
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, nhiều chất béo, chất đạm và ít chất xơ có thể khiến bà bầu bị táo bón và trĩ trong 3 tháng cuối;
- Tiêu chảy cũng có thể làm giãn các tĩnh mạch ở hậu môn và làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng bệnh trĩ;
- Một số bệnh lý trong thai kỳ, chẳng hạn như ho, viêm phế quản hoặc thường hắt hơi, cũng có thể dẫn đến giãn các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
Nếu bà bầu bị trĩ trước khi mang thai, nguy cơ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối và bệnh trĩ sau sinh cao hơn những người khác. Do đó, nếu được chẩn đoán bệnh trĩ, bà bầu nên có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ khi mang thai thường không nghiêm trọng và đáp ứng tốt các phương pháp tự điều trị. Bà bầu có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ và thường xuyên vận động cơ thể.
LƯU Ý: Chuyên Gia Phân Tích: Bị Trĩ Có Nên Tập Gym Không?
Các triệu chứng bệnh trĩ có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, chẳng hạn như đau đớn dữ dội, chảy máu hậu môn dẫn đến thiếu máu mãn tính trong thai kỳ, viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ. Vì vậy, bà bầu cũng cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nếu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ không phải là nguyên nhân duy nhất có thể dẫn đến chảy máu ở hậu môn, do đó điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu nhận thấy có máu dính trên phân, giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt khi đi đại tiện.
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?
Có nhiều biện pháp khác nhau được chỉ định để điều trị bệnh trĩ khi mang thai ba tháng cuối, bao gồm các biện pháp tự chăm sóc, điều trị y tế và các thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Tùy thuộc vào loại bệnh trĩ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:
1. Tự chăm sóc bệnh trĩ tại nhà
Nếu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối bà bầu có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để làm dịu các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:
- Làm sạch hậu môn với khăn giấy ướt, khăn lau cho trẻ em hoặc sử dụng vòi xịt cầm tay để tránh gây kích ứng các búi trĩ.
- Chườm lạnh lên búi trĩ để giảm đau, chống viêm và hỗ trợ làm co búi trĩ.
- Đi đại tiện ngay khi cần thiết, không trì hoãn nhu cầu đi đại tiện.
- Khi ngồi đại tiện bà bầu nên kê chân lên một ghế thấp để giúp trực tràng thẳng. Điều này khiến phân dễ dàng đi ra khỏi hậu môn, hỗ trợ phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ.
- Thường xuyên di chuyển, vận động cơ thể và không ngồi yên quá lâu để tránh gây áp lực lên hậu môn.
- Uống nhiều nước và bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
- Tránh rặn khi đi đại tiện.
- Nằm nghiêng khi ngủ để giảm áp lực lên hậu môn.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm để hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau, chống viêm và làm co búi trĩ tự nhiên.
GỢI Ý: Xem Ngay 7 Cách Làm Co Búi Trị Ngoại Nhanh Chóng, Hiệu Quả
Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để điều trị bệnh trĩ, chẳng hạn như:
- Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy ở hậu môn. Ngoài ra, khi thoa trực tiếp lên búi trĩ, dầu dừa có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và giúp búi trĩ lành lại trong vài.
- Nha đam: Thoa gel nha đam lên búi trĩ có thể giảm viêm, làm dịu hậu môn và giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi hơn.
- Rau diếp cá: Bổ sung rau diếp cá trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và thu nhỏ búi trĩ.
- Lá trầu không: Bà bầu có thể đun 10 – 15 lá trầu không với 1 – 2 lít nước sạch, dùng nước này ngâm rửa hậu môn để vệ sinh búi trĩ. Khi thực hiện bà bầu cần chú ý độ nóng của nước để tránh gây bỏng da và tổn thương mô.
Bà bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh các tác dụng ảnh hưởng đến mẹ và bé. Ngoài ra, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Điều này có thể đảm bảo các chẩn đoán bệnh và có kế hoạch điều trị phù hợp.
2. Điều trị y tế
Khi mang thai, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả các loại thuốc bôi lên da. Điều này có thể đảm bảo sự phát triển tốt nhất của thai nhi và phòng ngừa các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc làm mềm phân hoặc thuốc đặt hậu môn để giảm táo bón và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Bên cạnh đó, có một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ có thể làm giảm đau, chống viêm và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể không phù hợp cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh các rủi ro liên quan.
TÌM HIỂU CHI TIẾT: Cách Chữa Bệnh Trĩ Không Cần Phẫu Thuật Nào An Toàn, Tốt Nhất Hiện Nay
Trong các trường hợp bệnh trĩ khi mang thai mang tháng cuối nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật xâm lấn, chẳng hạn như:
- Thắt dây cao su: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một dải cao su nhỏ để thắt xung quanh gốc búi trĩ để ngăn dòng máu chảy vào búi trĩ và búi trĩ sẽ tự rụng sau 10 – 12 ngày. Sau đó một mô sẹo sẽ được hình thành và ngăn ngừa búi trĩ tái phát tại vị trí cũ.
- Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào búi trĩ, điều này có thể làm cho búi trĩ co lại và hình thành mô sẹo. Tuy nhiên búi trĩ có thể tái phát tại vị trí cũ.
- Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị hoặc khi bệnh trĩ có nguy cơ biến chứng cao. Phẫu thuật có thể loại bỏ búi trĩ hoàn toàn, nhưng có thể gây tổn thương các cơ ở hậu môn, đau đớn và có thời gian phục hồi lâu hơn khi mang thai. Ngoài ra, phẫu thuật trĩ ở 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây ảnh hưởng quá trình sinh nở.
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối rất phổ biến và cần được điều trị phù hợp để tránh các biến chứng liên quan. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh trĩ, bà bầu nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.
Bà bầu có thể áp dụng các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên hay trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp để tránh gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Sau khi sinh con, đôi khi bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Phòng ngừa bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai, bao gồm gây sưng phồng các tĩnh mạch ở hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ. Mặc dù bệnh trĩ thường không nghiêm trọng, tuy nhiên bà bầu nên có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bà bầu nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
1. Phòng ngừa táo bón
Phòng tránh nguy cơ táo bón là điều cần thiết để giúp bà bầu đi đại tiện dễ dàng hơn và hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ. Để tránh táo bón thai kỳ, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
THAM KHẢO: Bệnh Trĩ Có Nên Uống Nước Dừa Không? Đồ uống tốt và không tốt cho bệnh trĩ
- Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám;
- Không trì hoãn nhu cầu đi đại tiện và đi đại tiện ngay khi có nhu cầu;
- Không ngồi quá lâu khi đi đại tiện, điều này có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị phình, giãn;
- Nếu đã bị táo bón trước khi mang thai, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ cần thiết;
- Bổ sung vitamin trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến táo bón và bệnh trĩ trong thai kỳ.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có thể duy trì hoạt động của hệ thống tiêu hóa, giúp bà bầu thường xuyên đi đại tiện và đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên cũng có thể hỗ trợ quá trình sinh nở và hạn chế nguy cơ trĩ sau sinh.
Bà bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể thường xuyên đi bộ quanh nhà hoặc thực hiện các bài tập kegel để tăng cường sức mạnh ở cơ sàn chậu. Ngoài ra, không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Nếu tính chất công việc yêu cầu ngồi hoặc đứng, bà bầu nên thường xuyên đứng dậy và vận động để tránh nguy cơ táo bón.
3. Bổ sung chất xơ
Chất xơ cần thiết để giúp phân mềm và đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn. Chất xơ được tìm thấy trong nhiều loại trái cây tự nhiên, chẳng hạn như tái cây và rau quả. Ngoài ra, chất xơ cũng có nhiều trong một số loại đậu và ngũ cốc. Thường xuyên bổ sung nguồn chất xơ tự nhiên này có thể giúp người bệnh đi đại tiện đều đặn hơn, ngăn ngừa nguy cơ táo bón và bệnh trĩ.
Ngoài ra, người bệnh có thể ăn vài quả mận khô hoặc uống nước ép mận để giảm táo bón.
XEM NGAY: Bị Bệnh Trĩ Có Nên Ăn Rau Muống Để Bổ Sung Chất Xơ Không? Ưu Nhược Điểm
4. Thực hiện các thói quen tốt
Để tránh táo bón và bệnh trĩ, bà bầu có thể nên thực hiện một số thói quen tốt, chẳng hạn như:
- Uống nhiều nước và các chất lỏng lành mạnh khác. Thiếu nước khiến cơ thể tái hấp thu nước từ ruột kết, điều này khiến phân trở nên khô và khó bị đẩy ra khỏi hậu môn.
- Nằm nghiêng khi ngủ, đọc sách hoặc xem TV để tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.
- Hạn chế tăng cân và duy trì cân nặng ở mức khuyến cáo đối với bà bầu ba tháng cuối. Điều này có thể giảm áp lực lên hậu môn, phòng ngừa bệnh trĩ và một số vấn đề liên quan khác.
5. Theo dõi lượng canxi hấp thụ
Tiêu thụ quá nhiều canxi trong thai kỳ có thể dẫn đến táo bón và trĩ. Canxi có nhiều trong các sản phẩm sữa cho bà bầu, thực phẩm và các chất bổ sung. Nếu lạm dụng các sản phẩm tăng cường sức khỏe trong thai kỳ có thể dẫn đến bệnh táo bón và trĩ.
Do đó, bà bầu nếu bổ sung các sản phẩm chứa canxi trong mức độ quy định và hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, bà bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Mặc dù các biện pháp điều trị tại nhà có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả, tuy nhiên để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu không nên tự ý điều trị bệnh trĩ tại nhà.
Bên cạnh đó, bà bầu nên bổ sung chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa táo bón, bệnh trĩ và tăng cường sức khỏe thai kỳ. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, bà bầu nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!