5 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Cho Bà Bầu Hiệu Quả
Thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu được tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Phụ nữ mang thai không tự ý sử dụng thuốc mà không nhận được sự đồng ý của bác để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thông tin cần biết về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc lỗ hậu môn bị sưng lên. Tình trạng này có thể dẫn đến ngứa ngáy, đau rát hoặc chảy máu ở hậu môn. Phụ nữ thường dễ bị bệnh trĩ khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến khó chịu và chảy máu khi đi đại tiện, tuy nhiên bà bầu nên thông báo cho bác sĩ nếu bị chảy nhiều máu hoặc đau đớn dữ dội.
Bệnh trĩ ở bà bầu có thể là trĩ nội hoặc trĩ ngoại.
Trĩ nội:
Trĩ nội là búi trĩ hình thành bên trong trực tràng. Tình trạng này dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như:
- Chảy máu trực tràng: Máu thường có màu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc phân.
- Sa búi trĩ: Tình trạng này xảy ra khi một búi trĩ sa ra khỏi hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh.
Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ nội không gây đau đớn. Tuy nhiên trong các trường hợp búi trĩ sa nghiêm trọng, bà bầu có thể bị khó chịu hoặc đau đớn.
Ngoài ra, áp lực lớn từ tử cung khi em bé phát triển cũng có thể tác động lên búi trĩ nội và dẫn đến đau đớn.
Trĩ ngoại:
Trĩ ngoại là búi trĩ được hình thành bên ngoài trực tràng và xung quanh lỗ hậu môn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Ngứa xung quanh hậu môn;
- Đau đớn và nổi cực cứng ở gần lỗ hậu môn;
- Đau hậu môn khi ngồi.
Bệnh trĩ ngoại có thể gây chảy máu khi đi đại tiện hoặc khi bà bầu thực hiện các động tác tác động lên búi trĩ, chẳng hạn như ngồi xổm.
Bệnh trĩ ở bà bầu có thể xảy ra liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như căng thẳng khi đi đại tiện dẫn đến sưng phồng các tĩnh mạch ở hậu môn. Sự phát triển về kích thước của em bé cũng có thể gây áp lực lên trực tràng, hậu môn và dẫn đến các triệu chứng bệnh trĩ.
Thông thường, bệnh trĩ ở bà bầu có thể được cải thiện sau vài ngày nếu được điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào các cấp độ của bệnh trĩ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tự chăm sóc bệnh tại nhà hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Điều quan trọng là bà bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào.
5 thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
Hiện tại có nhiều loại thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu với nhiều công dụng cũng như hiệu quả khác nhau. Một số loại thuốc có thể sử dụng mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và tránh các rủi ro không mong muốn, bà bầu cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
1. Thuốc bôi trĩ Rectostop
Thuốc bôi trĩ Rectostop có xuất xứ từ Phần Lan, được sản xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, do đó được cho là an toàn khi sử dụng để điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Thành phần chính của thuốc bao gồm:
- Chiết xuất cây phỉ;
- Cao hạt dẻ ngựa;
- Hoạt tính của hương Peru;
- Oxit kẽm;
- Panthenol.
Các hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giảm sưng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát cũng như hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm tăng sức bền của thành mạch và ngăn ngừa các tổn thương khác ở hậu môn.
Cách sử dụng thuốc Rectostop chữa bệnh trĩ ở bà bầu:
- Bà bầu vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm;
- Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên búi trĩ ngoại. Trong trường hợp bệnh trĩ nội, người bệnh có thể đưa thuốc vào trực tràng bằng ngón tay.
- Kiên trì sử dụng thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Giá bán tham khảo: Dao động trong khoảng 200.000 – 250.000 đồng cho mỗi tuýp 50 ml.
2. Thuốc Titanoreine chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Titanoreine là thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu có xuất xứ từ Pháp. Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau rát, ngứa ngáy ở vùng hậu môn và hỗ trợ chống viêm, ngăn ngừa lở loét, nhiễm trùng hậu môn. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng làm co mô trĩ và giúp bà bầu đi đại tiện dễ dàng hơn.
Thành phần chính của thuốc bao gồm:
- Carraghénates 2.5 gram;
- Lidocaine 2 gram;
- Titanium dioxide 2 gram;
- Zn oxide 2 gram;
- Tá dược vừa đủ.
Cách sử dụng Titanoreine chữa bệnh trĩ cho bà bầu:
- Vệ sinh hậu môn, búi trĩ sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm;
- Dùng một lượng thuốc thoa vừa đủ, thoa lên búi trĩ;
- Sử dụng thuốc từ 2 – 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giá bán tham khảo: Dao động trong khoảng 200.000 – 300.000 đồng cho mỗi tuýp 20 gram.
3. Thuốc bôi trĩ Cotripro gel
Cotripro gel là thuốc chữa bệnh trĩ được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Thái Minh. Với chiết xuất từ các loại dược phẩm thiên nhiên, do đó thuốc được đánh giá là an toàn và phù hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, thuốc cũng được giới thiệu là không có tác dụng phụ và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thành phần chính trong mỗi tuýp Cotripro gel bao gồm tinh chất nghệ, cao ngải cứu, cao lá lốt và các tác dược vừa đủ. Các thành phần này có thể làm dịu niêm mạc hậu môn giúp giảm đau, hỗ trợ sát trùng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có thể hỗ trợ làm co búi trĩ và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát sau khi điều trị.
Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel chữa bệnh trĩ ở bà bầu:
- Bà bầu vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ, lau khô với khăn sạch;
- Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên búi trĩ;
- Liều lượng sử dụng khuyến cáo là 2 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Giá bán tham khảo: 290.000 đồng cho tuýp 25 gram.
4. Thuốc nhét trĩ Avenoc
Avenoc là thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu được bào chế ở dạng thuốc đạn nhét hậu môn. Thuốc được sản xuất từ các thành phần tổng hợp, an toàn, lành tính, phù hợp cho người có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Thuốc đạn Avenoc có chứa hoạt chất Lanolin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và thu nhỏ kích thước búi trĩ. Ngoài ra, thuốc cũng chứa các thành phần dưỡng ẩm, chống ngứa, bảo vệ niêm mạc hậu môn, làm bền thành mạch và giúp phục hồi các tổn thương liên quan đến bệnh trĩ.
Cách sử dụng thuốc đạn Avenoc chữa bệnh trĩ ở bà bầu:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước, lau khô với khăn mềm;
- Bóc vỏ viên thuốc đạn và nhét viên thuốc vào hậu môn, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đẩy viên viên nhẹ nhàng vào sâu bên trong trực tràng;
- Người bệnh nằm nghỉ trong 5 – 10 phút để viên thuốc tan vào trực tràng;
- Sau khi đặt thuốc, bà bầu không hoạt động mạnh để ngăn viên thuốc rơi ra bên ngoài;
- Sử dụng thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Giá bán tham khảo: Dao động trong khoảng 560.000 – 600.000 đồng cho một hộp 10 viên thuốc đặt.
5. Mỡ sinh cơ
Mỡ sinh cơ là thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu được sản xuất bởi Viên Y học Cổ truyền Quân đội. Thuốc có dạng thuốc mỡ, dùng bôi ngoài da để cải thiện tình trạng viêm đỏ, sưng tấy hậu môn, chống ngứa cũng như làm lành các tổn thương, vết nứt, mụn nhọt ở hậu môn.
Thuốc mỡ được sản xuất từ các loại dược liệu Y học cổ truyền, do đó an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai bị trĩ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như tránh các rủi ro liên quan, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn sử dụng Mỡ sinh cơ điều trị bệnh trĩ ở bà bầu:
- Vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ, lau khô nhẹ nhàng với khăn sạch;
- Lấy một lượng thuốc mỡ vừa đủ thoa lên búi trĩ và vùng da xung quanh hậu môn;
- Sử dụng thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mức giá tham khảo: Dao động trong khoảng 40.000 – 50.000 động cho tuýp 20 gram.
Các loại thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu thường có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên, do đó an toàn và ít khi dẫn đến tác dụng phụ. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Hầu hết các loại thuốc chữa bệnh trĩ cho bà bầu được sử dụng bằng cách thoa hoặc đặt hậu môn. Điều này có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Chỉ sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ khi nhận được sự đồng ý cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Kiểm tra hạn sử dụng cũng như tính chất của thuốc trước khi sử dụng. Không dùng thuốc hết hạn cũng như thuốc bị biến dạng.
- Sử dụng thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng sản phẩm kém chất lượng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
- Nếu nhận thấy các phản ứng không mong muốn, chẳng hạn như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau rát hoặc tiết dịch hậu môn, bà bầu nên dừng sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
- Không sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
- Kết hợp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị, cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bà bầu nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả điều trị cũng như có kế hoạch xử lý các biến chứng phù hợp.
Chăm sóc bà bầu bị bệnh trĩ
Bên cạnh các loại thuốc, bà bầu có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc bệnh trĩ tại nhà, chẳng hạn như:
- Giảm áp lực: Bà bầu không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Điều này gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng một chiếc gối hoặc đệm mềm khi ngồi để giảm áp lực lên búi trĩ.
- Liên tục di chuyển: Bà bầu nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần để tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Làm dịu kích ứng: Tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm có thể giảm đau và hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ. Bên cạnh đó, chườm đá trong 10 phút mỗi lần và tối đa 4 lần mỗi ngày có tác dụng giảm sưng và giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
- Phòng ngừa táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ cũng như khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bà bầu nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, để ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, uống nhiều nước và nước ép trái cây cũng có thể làm mềm phân và chống táo bón hiệu quả.
- Thay đổi tư thế ngủ: Bà bầu nên nằm nghiêng khi ngủ, co chân về phía ngực để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, nằm nghiêng về bên trái có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng phổ biến nhưng thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau khi sinh con. Bà bầu có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị, các loại kem bôi hoặc thuốc điều trị bệnh trĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống cũng như tăng cường các hoạt động thể chất để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!