Cách Chăm Sóc Trẻ Còi Xương Suy Dinh Dưỡng Cha Mẹ Cần Biết

Còi xương suy dinh dưỡng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, thậm chí đe dọa tính mạng. Cũng bởi vì điều này, nhiều phụ huynh lo lắng khi con biếng ăn, chậm lớn, thấp còi. Nếu chưa biết cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng như thế nào, bạn đọc hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt protein và các vi chất dinh dưỡng gây ra do hiện tượng giảm tiêu thụ thực phẩm hoặc do bệnh tật. Còi  xương suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu bữa ăn hàng ngày không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết hoặc cơ thể trẻ không hấp thụ được những chất này, trẻ có nguy cơ cao bị còi xương suy dinh dưỡng. Do đó ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn về thực đơn hàng ngày của con để điều chỉnh phù hợp.

Khi phát hiện trẻ chậm lớn, thể trạng thấp bé hơn so với lứa tuổi, phụ huynh có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng dưới đây.

Cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Nhóm dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ

Bổ sung đầy đủ nhóm dưỡng chất cần thiết một cách khoa học sẽ giúp trẻ phòng ngừa và cải thiện được hiện tượng còi xương suy dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đây là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho sự phát triển của con nhỏ. Từ tháng thứ 7, bên cạnh sữa mẹ, phụ huynh cần cho trẻ ăn thêm một số thực phẩm bổ sung: Từ 7 – 9 tháng ăn 2 – 3 bữa bột đặc, 10 – 12 tháng ăn 3 – 4 bữa bột đặc. Những trẻ từ 1 – 2 tuổi, ngoài dùng sữa mẹ còn cần ăn thêm 4 bữa mỗi ngày, nếu không có sữa mẹ cần uống 400 – 500ml sữa/ ngày.

Khi chăm sóc trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng từ 2 tuổi trở lên, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ nhóm dưỡng chất sau:

Chất béo

Đây là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động hàng ngày của trẻ, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời giúp hòa tan và hấp thụ các loại vitamin trong dầu. Bên cạnh đó, các axit béo trong thực phẩm còn có khả năng ngăn ngừa các cục máu đông, kích thích hoạt động của não bộ và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.

Protein

Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ không thể thiếu protein – thành phần có vai trò hình thành và thay thế các tế bào hư hỏng, đồng thời giúp phòng ngừa hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Bổ sung các thực phẩm giàu protein còn giúp trẻ phát triển cơ bắp, tăng lượng máu, kháng thể, hình thành tuyến bài tiết và nội tiết.

Nhờ protein, trẻ nhỏ được tăng cường sức đề kháng, có thêm năng lượng để thoải mái học tập và vui chơi suốt ngày dài. Ngoài ra, protein còn tham gia và quá trình chuyển hóa vitamin và dưỡng chất, để trẻ có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng được dung nạp.

Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ không thể thiếu protein
Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ không thể thiếu protein

Canxi

Cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng tốt nhất là bổ sung canxi cho trẻ. Đây là khoáng chất quan trọng giúp phát triển xương khớp và tăng chiều cao tối đa. Bên cạnh đó, canxi còn tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp, tóc và móng tay, giúp các cơ quan và bộ phận này ổn định, từ đó trẻ có thể hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn, thông minh và cao lớn hơn.

Vitamin D

Dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ quá trình vận chuyển canxi vào máu để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin D sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo cấu trúc xương, đường ruột không hấp thụ đủ canxi, phospho và tăng tỷ lệ mắc bệnh liên quan.

Vitamin A

Vitamin A mang đến công dụng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch để cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó trẻ ít ốm vặt hơn. Do đó cha mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng này hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, đồng thời cải thiện thể trạng của trẻ.

Vitamin C

Để cơ thể bé được khỏe mạnh, hấp thụ tốt các dưỡng chất khác như sắt, canxi, axit folic, bạn nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sản sinh collagen cho làn da của bé được săn chắc, đàn hồi tốt. Một trong những lợi ích khác của dưỡng chất này đó là tham gia trực tiếp vào quá trình dẫn truyền dây thần kinh, tăng sức đề kháng, giải nhiệt cho cơ thể và kích thích tạo dịch mật.

Bổ sung vitamin C là cách chăm sóc trẻ còi dưỡng suy dinh dưỡng tốt nhất
Bổ sung vitamin C là cách chăm sóc trẻ còi dưỡng suy dinh dưỡng tốt nhất

Kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và các tế bào hồng cầu, giúp trẻ thêm hồng hào. Theo nghiên cứu, khi cung cấp cho trẻ đủ lượng kẽm cần thiết sẽ có thể cải thiện chiều cao, cân nặng, tăng trí thông minh và hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Một số thực phẩm tốt cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

Để có cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng tốt nhất, phụ huynh cần tìm hiểu và lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên bạn nên chú ý không cho trẻ ăn dồn dập một lúc, cần có sự thay đổi các món ăn hàng ngày, vừa đảm bảo các dưỡng chất được cung cấp đầy đủ, đúng hàm lượng cần thiết, vừa tránh cảm giác nhàm chán cho con trẻ. Trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nên có những thực phẩm sau:

Cơm trắng

Rất nhiều trẻ biếng ăn không chịu ăn cơm hoặc ăn rất ít, khi đó cha mẹ nên tạo thói quen để trẻ ăn cơm nhiều hơn mỗi ngày vì trong cơm có chứa hàm lượng tinh bột cao, có thể cung cấp đủ năng lượng cho trẻ hoạt động suốt ngày dài. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin B1, K, sắt, protein, thiamin, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là đối tượng còi xương suy dinh dưỡng nên bổ sung cơm trắng vào các bữa chính hàng ngày. Trong trường hợp trẻ vẫn không chịu ăn, bạn có thể nấu dưới dạng cháo loãng cùng thịt và rau củ để bé dễ ăn hơn.

Thịt lợn

Thịt lợn là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong thịt lợn có vitamin A, E, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong thịt lợn còn hỗ trợ tốt cho sự phát triển của cơ bắp, các mô thần kinh và thúc đẩy quá trình tạo máu.

Phụ huynh có thể chế biến thịt lợn thành nhiều món khác nhau như: Thịt kho, thịt xào rau củ, nấu canh, nấu cháo để tạo những món ăn bổ dưỡng cho trẻ.

Thịt lợn là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình
Thịt lợn là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình

Thịt bò

Thịt bò có tác dụng nâng cao sức đề kháng, xây dựng hệ miễn dịch vững chắc để bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây hại. Do đó loại thực phẩm này còn được dùng để bổ sung cho người mới ốm dậy, người có thể trạng yếu hay người bị suy dinh dưỡng.

Hàm lượng sắt trong thịt bò rất cao, giúp tạo máu hiệu quả, đồng thời đảm bảo năng lượng cho trẻ học tập, vui chơi cả ngày mà không lo mệt mỏi, mất sức. Phụ huynh có thể chế biến các món như: Bò bít tết, bò xào rau củ, bò kho bánh mì,… đều là món ăn hấp dẫn đối với con trẻ.

Trứng

Trứng, đặc biệt là trứng gà có chứa hàm lượng protein và chất béo tự nhiên cao, rất tốt cho những trẻ bị còi xương chậm lớn. Mỗi tuần cho trẻ ăn 3 – 5 quả trứng là hợp lý nhất, vừa giúp bé tăng chiều cao, vừa kích thích não bộ phát triển. Bên cạnh món trứng luộc, bạn có thể chiên, kho hoặc kết hợp với các thực phẩm khác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Hải sản

Các loại hải sản như: Tôm, cua, cá có chứa hàm lượng canxi cao, do đó giúp bé phát triển chiều cao hiệu quả và nhanh chóng. Bổ sung các thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp cơ bắp vận động linh hoạt, răng và tóc chắc khỏe hơn.

Các món ăn từ hải sản có thể kể đến như: Tôm rang, tôm hấp, cá hấp, canh cá, canh cua,… Đây là cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng hiệu quả cha mẹ không nên bỏ qua.

Các loại hải sản như: Tôm, cua, cá có chứa hàm lượng canxi cao
Các loại hải sản như: Tôm, cua, cá có chứa hàm lượng canxi cao

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa như: Phomat, sữa chua, phomai,… rất giàu protein, canxi, chất  béo, do đó giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phát triển chiều cao và kích thích não bộ hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, sữa chua còn tốt cho hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, giúp bé ăn ngon và ăn nhiều hơn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa bột, sữa nước dành riêng cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng, có công dụng chính là giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao. Do đó muốn con thông minh, phát triển khỏe mạnh, cải thiện tình trạng chậm lớn, thấp bé, phụ huynh nên tìm hiểu và bổ sung nhóm thực phẩm này cho trẻ hàng ngày.

Khoai tây

Khoai tây có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C, vitamin B6, axit folic, glucose tự nhiên cao, có khả năng tăng sức đề kháng, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, đồng thời hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Mẹ có thể chế biến khoai tây thành các món như: Khoai tây hầm rau củ, khoai tây đút lò phô mai, súp khoai tây để phòng tránh và điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Rau xanh

Trẻ nhỏ thường ít ăn rau, do đó hay gặp các vấn đề táo bón, tiêu hóa kém, thậm chí là còi xương, chậm lớn. Do đó trong cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng không thể bỏ qua rau xanh. Trong rau xanh có chứa nhiều canxi, vitamin, chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ hệ xương khớp phát triển. Bên cạnh đó, bổ sung rau xanh hàng ngày còn giúp trẻ cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng béo phì và hỗ trợ sự phát triển trí não, giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn.

Một số loại rau mẹ nên cho trẻ ăn hàng ngày là rau dền, súp lơ xanh, rau chân vịt,.. có thể kết hợp cùng thịt để món ăn có hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn.

Cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng không thể bỏ qua rau xanh
Cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng không thể bỏ qua rau xanh

Ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tinh bột do đó có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của trẻ. Đồng thời ngũ cốc còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, tránh tình trạng ăn không tiêu, táo bón, đầy bụng, cho bé ăn ngon miệng hơn.

Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nên được bổ sung thêm ngũ cốc để bé nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng.

Chú ý thói quen sinh hoạt hàng ngày

Cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng mang lại hiệu quả cao không chỉ quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng mà phụ huynh còn cần chú ý đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

  • Vệ sinh cá nhân: Phụ huynh nên tắm cho trẻ thường xuyên bằng nước sạch, đặc biệt là vào mùa hè. Bên cạnh đó, nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng ngày 2 lần, rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh ăn uống: Đảm bảo trẻ được ăn chín, uống sôi, thực phẩm sạch, dụng cụ ăn uống đảm bảo vệ sinh.
  • Vệ sinh môi trường: Đảm bảo môi trường ăn uống, học tập, vui chơi của trẻ được sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời chú ý đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo.
  • Chăm sóc tâm lý: Những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng thường ít vui chơi, nô đùa, do đó, cha mẹ nên an ủi, khích lệ, chơi cùng trẻ để trẻ có thể động lực và hứng thú trong quá trình học tập, vui chơi. Bên cạnh đó, phụ huynh nên tránh những lời nói khiếm nhã, hành động thô bạo trước mặt con trẻ.
  • Chăm sóc trẻ khi bị bệnh: Trẻ suy dinh dưỡng hay ốm vặt, lúc này phụ huynh cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà, tham khảo ý kiến bác sĩ cho trẻ uống đúng loại thuốc. Trong trường hợp bệnh nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng ngày 2 lần,
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng ngày 2 lần,

Phòng ngừa trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Quá trình điều trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng thường gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó hiện tượng này cũng tiềm ẩn nhiều bệnh tật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Do đó ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa để con yêu phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạng chậm lớn, thấp còi. Một số lưu ý cho phụ huynh trong trường hợp này là:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi của trẻ vì tùy từng đối tượng, khả năng hấp thụ, tiêu hóa và nhu cầu về chất dinh dưỡng sẽ khác nhau.
  • Cân đối khẩu phần ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, không cho trẻ ăn quá nhiều có thể gây ra hiện tượng béo phì.
  • Nên thay đổi món ăn thường xuyên và chế biến đa dạng các món ăn khác nhau để kích thích trẻ ăn ngon miệng, tránh gây nhàm chán khiến trẻ bỏ ăn.
  • Ưu tiên các thực phẩm trẻ thích ăn như: Sữa, phô mai,… tuy nhiên mẹ cần kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, lúc này mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân để con có thể phát triển khỏe mạnh.
  • Tập cho con thói quen vận động, chơi thể thao để tăng sức đề kháng, kéo dài xương khớp và phát triển chiều cao toàn diện.
  • Phụ huynh nên cho con kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm rõ tình trạng phát triển của con, đồng thời kịp thời xử lý khi trẻ có biểu hiện còi xương suy dinh dưỡng.

Cách chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng sẽ không khó nếu cha mẹ nắm vững các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng và một số yếu tố khác tác động đến sự phát triển của con. Để tạo cho con yêu nền tảng phát triển tốt nhất, phụ huynh nên chú ý theo dõi và quan tâm con nhiều hơn. Hy vọng nội dung bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc con khỏe mạnh, thông minh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android