Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không?
Gout là bệnh lý mãn tính và KHÔNG THỂ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM. Bởi lẽ bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến axit uric dư thừa. Nếu không can thiệp, axit uric sẽ tiếp tục tích tụ, gây ra các đợt gout cấp tính và biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng bằng cách kết hợp các phương pháp như: Sử dụng thuốc, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Bệnh Gout có chữa khỏi được không?
Câu trả lời là KHÔNG, đây là bệnh lý mãn tính và không thể điều trị dứt điểm bởi:
- Bệnh Gout xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến dư thừa axit uric trong máu. Từ đó hình thành tinh thể urat tại các khớp.
- Sau khi được điều trị, bệnh có thể tái phát nếu gặp các yếu tố kích thích như chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng bia rượu, căng thẳng,…
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh Gout hiệu quả. Theo đó, 90 – 95% các triệu chứng của bệnh Gout có thể được kiểm soát thành công nếu bạn phát hiện, điều trị sớm.
Không chỉ vậy, việc điều trị sớm giúp hạn chế nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm do Gout gây ra, như: Sỏi thận, tổn thương khớp, viêm khớp mãn tính,…
Biện pháp kiểm soát bệnh Gout
Bệnh Gout là một bệnh lý viêm khớp phổ biến và đau đớn, một số người thường so sánh cơn đau Gout tương tự như cảm giác sinh con hoặc gãy xương. Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, tổn thương khớp vĩnh viễn, sỏi thận và các biến chứng nguy hiểm khác.
Do đó, người bệnh cần có biện pháp xử lý và khắc phục phù hợp để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp cải thiện và kiểm soát bệnh Gout hiệu quả.
1. Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid
Các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen, có thể cải thiện các cơn đau liên quan đến bệnh Gout.Tuy nhiên người bệnh cần tránh sử dụng Aspirin và các loại thuốc giảm đau có chứa axit acetylsalicylic, hoạt chất này có thể khiến các cơn đau Gout trở nên nghiêm trọng.
Sử dụng NSAID theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn để tránh rủi ro không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc tăng huyết áp.Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về các loại thuốc.
2. Sử dụng thuốc theo toa
Nếu người bệnh đã có một cơn Gout trước đó, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc ngăn ngừa các đợt Gout tái phát. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng hoặc khi NSAID không mang lại hiệu quả giảm đau.Các loại thuốc theo toa thường được sử dụng để điều trị bệnh Gout thường bao gồm:
- Colchicine được chứng minh là có thể giảm đau trong vòng 24 giờ đầu tiên của một cơn Gout. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn.
- Prednisolone dạng viên nén có thể mang lại hiệu quả giảm đau tương tự như NSAID và thường không dẫn đến các rối loạn tiêu hóa. Prednisolone là một loại corticosteroid được cho là an toàn, ít tác dụng phụ và có thể dùng lâu hơn 5 ngày liên tục.
Các loại thuốc giảm đau opioid, như codeine, hydrocodone và oxycodone thường không được khuyến cáo để điều trị các cơn đau liên quan đến bệnh Gout.
3. Thuốc ngăn ngừa các biến chứng Gout
Nếu cơn Gout xuất hiện vài lần mỗi năm nhưng đặc biệt đau đớn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm nguy cơ biến chứng bệnh Gout. Ngoài ra, nếu người bệnh đã có các biến chứng liên quan, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm chức năng thận, kiểm tra nhiễm trùng Tophi và giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Các loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit uric như allopurinol và febux có thể hạn chế lượng axit uric trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh Gout. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm nổi mề đay, lượng máu thấp, buồn nôn, suy giảm chức năng gan và tăng nguy cơ tử vong liên quan đến chức năng tim.
- Thuốc tăng cường loại bỏ axit uric qua thận bao gồm probenecid và lesinurad có thể cải thiện chức năng của cơ thể và làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu. Tác dụng phụ bao gồm phát ban, đau dạ dày và sỏi thận.
4. Sử dụng thuốc Đông y điều trị và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả, an toàn
Cùng với các loại thuốc đặc trị gout theo Y học hiện đại thì các bài thuốc Nam vẫn được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đặc biệt là cà bài thuốc cổ xưa, bài thuốc gia truyền. Bởi thuốc Nam có thành phần là 100% thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ cho bệnh nhân dù sử dụng suốt thời gian dài. Đặc biệt, thuốc Nam sở hữu cơ chế điều trị chuyên sâu, tác động vào tận căn nguyên bệnh giúp giải quyết tận gốc tình trạng bệnh, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
5. Chườm đá vào khớp
Liệu pháp chườm lạnh có thể cải thiện các cơn đau do Gout và hỗ trợ giảm viêm.Ngoài ra, chườm lạnh có thể làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp. Dịch khớp hoạt dịch rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp, tuy nhiên quá nhiều dịch khớp có thể gây sưng và khó chịu, đặc biệt là ở bệnh nhân Gout.
Chườm lạnh không quá 20 phút mỗi lần và không chườm trực tiếp đá lên da để tránh gây bỏng lạnh. Chườm lạnh có thể lặp lại 8 hoặc 10 lần trong khoảng thời gian 24 giờ.
6. Các biện pháp bổ sung
Một số biện pháp tự nhiên được nghiên cứu có thể làm giảm nồng độ axit uric và cải thiện các triệu chứng axit bao gồm:
- Cà phê: Cà phê và cà phê khử caffeine có thể làm giảm nồng độ axit uric.
- Vitamin C: Bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tuy nhiên không có nghiên cứu về việc vitamin C có thể làm giảm sự nghiêm trọng của bệnh Gout. Người bệnh nên bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm như trái cây, đặc biệt là cam. Trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung vitamin C trước khi sử dụng.
- Quả Cherry: Quả Cherry được cho là có thể giảm nồng độ axit uric trong máu và hạn chế các đợt tái phát của bệnh Gout. Tuy nhiên, không có nghiên cứu về hiệu quả giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh Gout.
Tóm lại, bệnh Gout tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát hiệu quả bằng cách kết hợp điều trị y khoa và thay đổi lối sống. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng.