Đau khớp ngón tay
Đau khớp ngón tay là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chấn thương, thói quen sinh hoạt không đúng cách hoặc là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì vậy bạn không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị bệnh.
Định nghĩa
Đau khớp ngón tay là tình trạng các khớp xương ở ngón tay bị sưng viêm, nóng đỏ, đau nhức vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất kỳ ngón tay nào khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày. 1
Sưng đau khớp ngón tay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Một số bệnh nhân bị đau khi cử động ngón tay hoặc khi có lực đè lên ngón tay. Trong khi những người khác cảm thấy căng tức ở một hoặc nhiều ngón tay, thậm chí cả bàn tay.
Tình trạng này đặc biệt dễ nhận thấy vào buổi sáng, bệnh nhân thường không thể nắm tay lại do khó chịu, một số trường hợp có thể bị đau dữ dội, sưng khớp, cứng khớp, nóng đỏ da.
Ngoài ra, những triệu chứng như sốt nhẹ, chân tay đổ mồ hôi, tê bì, mệt mỏi, suy nhược… cũng là dấu hiệu đi kèm cho thấy bạn gặp vấn đề về các khớp ngón tay. Ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đối mặt với các vấn đề như biến dạng ngón tay, biến dạng khớp liên đốt, sưng khớp liên đốt.
Nguyên nhân
Đau khớp ngón tay có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau khớp ngón tay:
- Chấn thương: Những chấn thương ở tay trong quá trình tập luyện thể dục thể thao hoặc ngã do tai nạn có thể là nguyên nhân chính khiến bạn bị đau khớp ngón tay, bao gồm: Bong gân ngón tay, gãy xương, trật khớp,...
- Bệnh gout: Bệnh xảy ra khi cơ thể dư thừa lượng axit uric trong máu. Những phân tử này sẽ tích tụ và tạo thành các tinh thể trong khớp. Các khớp sẽ bị sưng viêm, gây đau nhức và giảm khả năng vận động. Bệnh có thể xảy ra ở các khớp ngón chân và ngón tay.
- Nhiễm trùng: Viêm nhiêm, nhiễm trùng ở các khớp ngón tay có thể khiến ngón tay bị sưng viêm, đau nhức, gây cản trở tới các hoạt động hàng ngày.
- Viêm xương khớp: Lớp sun tại các ngón tay dần bị ăn mòn và lộ ra đoạn xương dưới khớp. Những khớp chịu ảnh hưởng trực tiếp là khớp ngón cái, khớp gian đốt gần và khớp gian đốt xa.
- Viêm khớp: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau khớp ngón tay. Khi bị căn bệnh này, các khớp ở ngón tay sẽ cứng lại, sưng tây và biến dạng. Một số dạng viêm khớp phổ biến như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến.
- Hội chứng ống cổ tay: Căn bệnh này gây ra tình trạng sưng viêm ở cổ tay, chèn ép các dây thần kinh chạy qua cổ tay dọc theo lòng bàn tay. Hội chứng này thường gặp ở những người bị tiểu đường và huyết áp cao.
- U nang hạch: U nang hạch là chất lỏng phát triển ở mặt sau của cổ tay và phần cuối của khớp ngón tay. Chúng rất mềm và khi chạm vào sẽ gây đau ở khớp ngón tay.
- Di căn xương: Những khối u này phát triển khi các tế bào ung thư lan vào mô xương. Di căn xương khá hiếm gặp và thường xảy ra ở bệnh nhân ung thư.
Chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân bị sưng đau khớp ngón tay có thể tham khảo một số phương pháp cải thiện như sau:
- Khi các khớp ngón tay bị cứng hoặc sưng đau, người bệnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
- Để ngón tay bị đau nghỉ ngơi và cố gắng không sử dụng đến các ngón tay nhiều lần cho đến khi bệnh hồi phục hoàn toàn và không còn cảm giác đau.
- Chườm túi đá hoặc khăn lạnh ở trên khớp bị sưng đau để giúp làm giảm cảm giác khó chịu.
- Sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như Ibuprofen hoặc paracetamol.
- Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa tinh dầu bạc hà để giảm sưng viêm, đau khớp ở ngón tay.
- Bọc khớp lại bằng băng cá nhân hoặc băng buddy tape để tạo lực ép giúp giảm sưng đau.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu ngón tay tại nhà sẽ giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng, xoa dịu cơn đau và duy trì trạng thái ổn định của khớp tay.
- Giữ cho tay cao hơn tim để giảm tình trạng đau nhức.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Mặc dù đau các khớp ngón tay là một hiện tượng khá phổ biến nhưng bạn không được xem nhẹ và chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện sau đây:
- Tê bì, châm chích, ngứa ran ở ngón tay, bàn tay, thậm chí là cổ tay hoặc cánh tay.
- Khó cử động hoặc duỗi thẳng các ngón tay.
- Ngón tay nóng đỏ và dần sưng lên.
- Đau, cứng, sưng viêm tại các khớp khác trên cơ thể mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Các khớp ngón tay có dấu hiệu bị nứt, gãy hay trật khớp.
- Xuất hiện các cục u đau ở khớp ngón tay.
- Mệt mỏi, bị giảm cân không rõ lý do.
- Dù đã nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau nhưng tình trạng sưng, đau vẫn không thuyên giảm.
Câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp ngón tay:
Ai dễ bị đau khớp ngón tay?
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị đau ngón tay nhiều hơn những người khác:
- Người cao tuổi.
- Người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao quá sức.
- Người lao động nặng.
- Người làm công việc văn phòng, phải gõ máy tính liên tục.
- Người bị mắc các bệnh về xương khớp như: Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, viêm khớp vảy nến...
- Người có ông bà, cha mẹ từng bị các bệnh về xương khớp.
- Người có chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, thiếu hụt canxi và vitamin D.
Ngón tay bị sưng đau nhức có nguy hiểm không?
Đau nhức các khớp ngón tay có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại. Tuy nhiên dù tình trạng đau ngón tay xuất phát từ nguyên nhân nào, nếu không điều trị kịp thời cũng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Mất khả năng vận động ngón tay tạm thời.
- Khớp co cứng.
- Teo cơ biến dạng khớp.
- Bại liệt.
Dùng thủ thuật nào để chẩn đoán bệnh?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng của từng bệnh nhân. Trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng mắt thường để quan sát các dấu hiệu sưng viêm của ngón tay. Sau đó hỏi bạn một số câu hỏi để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.
Một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán tình trạng gây đau khớp ngón tay:
- Chụp X-quang bàn tay.
- Xét nghiệm máu.
- Kiểm tra nồng độ urat.
- Chụp CT-Scan.
- Chụp cộng hưởng MRI.
- Chọc hút dịch khớp.
Phòng ngừa đau nhức khớp ngón tay như thế nào?
Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng viêm khớp ngón tay bằng một số phương pháp sau:
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn với những bài tập vừa sức. Thói quen này giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể, đồng thời giúp xương khớp được dẻo dai, linh hoạt hơn.
- Khi thời tiết trở lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách đeo găng tay, tất chân để giảm bớt tình trạng đau nhức, sưng viêm tại khớp.
- Ăn uống lành mạnh khoa học, chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, collagen, vitamin D, kali, magie, photpho, kẽm, selen,... Đồng thời hạn chế ăn hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ, uống rượu bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối,...
- Thường xuyên nghỉ giải lao khi thực hiện các chuyển động lặp lại của bàn tay, ngón tay như: Gõ máy tính, bấm điện thoại, dùng chuột, may vá, đan lát,.... Nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị đau các khớp ngón tay.
Đau khớp ngón tay không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống, sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe. Việc điều trị sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn ngừa nguy cơ biến dạng ngón tay.
Câu hỏi thường gặp
- Có thể tái tạo sụn khớp nhưng khả năng tái sinh phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và sức khỏe tổng thể.
- Việc can thiệp ngoại khoa và chăm sóc đúng cách có thể thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
Hiện nay bệnh viêm đa khớp chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát và cải thiện bằng một số phương pháp như:
- Thuốc Tây y: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chứa corticoid
- Vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, Laser, sóng ngắn, hồng ngoại
- Các bài thuốc dân gian từ: Cây xấu hổ, lá lốt, ngải cứu
Người bị viêm thấp khớp dạng thấp nên kiêng các sản phẩm từ sữa. Nếu muốn uống sữa nên chọn loại sữa ít béo hoặc tách béo để tránh tình trạng viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng.
Một số loại sữa tốt cho người bệnh như:
- Sữa ít béo hoặc sữa tách béo.
- Sữa chua.
- Sữa hạt (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa hạt điều).
- Sữa nghệ.
- Người bị bệnh trĩ nên ăn bưởi, chuối, dưa hấu, cherry, dưa leo, dâu tây, dứa, quả lê, mơ tươi, ổi, nho, táo và việt quất.
- Nên kiêng kiwi, quả vả, sung (chứa nhiều oxalate, tăng nguy cơ sỏi thận và tái phát bệnh gút).
- Hạn chế chanh, khế, cam (chứa axit, có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ).
Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được dù ở thể nhẹ hay nặng. Dựa vào mức độ bệnh lý, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian hoặc thậm chí là can thiệp các thủ pháp y khoa.
Xem chi tiếtViêm khớp dạng thấp (RA) không phải là bệnh di truyền, nhưng có yếu tố di truyền. Nếu bạn có người thân bị RA, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Xem chi tiếtGout là bệnh lý mãn tính và KHÔNG THỂ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM. Bởi lẽ bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến axit uric dư thừa. Nếu không can thiệp, axit uric sẽ tiếp tục tích tụ, gây ra các đợt gout cấp tính và biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng bằng cách kết hợp các phương pháp như: Sử dụng thuốc, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Xem chi tiết- Những thực phẩm hỗ trợ giảm axit uric bao gồm trái cây, sữa, ngũ cốc, các cây họ đâu, rau xanh
- Người bị tăng axit uric cần kiêng khem một số thực phẩm để tránh tăng cao mức axit uric. Cụ thể, tránh hải sản, thịt vịt, thịt đỏ, măng, giá đỗ, uống nhiều bia rượu, ăn hạt hướng dương, và tránh nội tạng của các loại động vật.