Bệnh Gout Nên Uống Nước Gì, Kiêng Gì?
Bệnh nhân Gout nên ưu tiên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc, nước lá sa kê, nước ép táo để trung hòa axit uric. Nước lá tía tô, nước ép dứa, nước dừa, nước chanh ấm mật ong, nước ép anh đào, sữa ít béo hoặc tách béo, nước ép dưa chuột và trà gừng cũng là lựa chọn tốt.
Không nên dùng đồ uống chứa cồn như bia, rượu, soda, các thức uống ngọt có gas, và nước trà đặc chứa nhiều caffein. Các loại nước này có thể làm tăng cảm giác đau nhức khó chịu tại khớp và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
Uống nhiều nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric cho bệnh nhân bị gút, đồng thời hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho người bệnh. Vậy bị bệnh gút nên uống nước gì?
Lợi ích của nước đối với người bị bệnh gút
Bệnh gút ( hay bệnh gout) là một dạng viêm khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, bao gồm cả người trẻ tuổi. Bệnh khởi phát khi có sự gia tăng quá mức của nồng độ axit uric trong máu. Theo thời gian, chất này sẽ hình thành lên các tinh thể muối urat tích tụ tại trong hay xung quanh ổ khớp. Nó kích hoạt phản ứng viêm, khiến khớp bị sưng đỏ và đau nhức dữ dội.
Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý , người mắc bệnh gút cũng được khuyến khích nên uống nhiều nước. Chất lỏng sẽ giúp cơ thể dễ dàng đào thải axit uric ra ngoài theo đường tiết niệu. Nhờ vậy, hàm lượng axit uric sẽ được duy trì ở mức ổn định, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giảm nguy cơ tái phát các đợt gút cấp trong tương lai.
Ngoài ra, chất lỏng còn giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng có lợi cho khớp, đào thải độc tố và đảm bảo cho hoạt động tuần hoàn máu được thông suốt. Điều này sẽ giúp tổn thương tại khớp bị gút nhanh được chữa lành.
Với những lợi ích tuyệt vời trên, bệnh nhân được khuyến cáo nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể. Chất lỏng bổ sung đến từ nhiều nguồn khác nhau như nước lọc, nước ép trái cây, nước nấu từ rau củ hay nước khoáng…
Khi bổ sung nước, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Uống nước từ từ từng ít một nhưng chia đều làm nhiều lần uống trong ngày
- Không uống quá nhiều nước cùng một lúc gây áp lực cho thận.
- Bổ sung chất lỏng cho cơ thể ngay cả khi bạn không thấy khát.
- Không uống nhiều nước vào buổi tối gây tiểu nhiều về đêm.
- Uống nhiều nước ngay sau khi ăn xong sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Tốt nhất, bạn nên đợi khoảng 30 phút sau hãy uống. Với các loại nước ép từ trái cây, rau củ thì nên dùng cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng để không gây dư thừa chất dinh dưỡng.
- Tăng cường bổ sung các thức uống có lợi và cắt giảm hoặc kiêng hoàn toàn những đồ uống có thể khiến bệnh gout thêm trầm trọng.
Bị bệnh gút nên uống nước gì?
Các loại nước tốt nhất cho người bị gút bao gồm:
1. Nước đun sôi để nguội hay nước lọc
Phần lớn, chất lỏng nạp vào cơ thể chúng ta trong ngày đến từ nước lọc hay nước đun sôi để nguội. Khi được đun sôi, vi khuẩn, ký sinh trùng hay các tác nhân có hại trong nước đều bị tiêu diệt nên sẽ đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe của bạn.
Bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm nước khoáng thiên nhiên bán sẵn trên thị trường. Chúng chứa nhiều khoáng tố có khả năng trung hòa axit uric và ngăn chặn sự lắng đọng của các tinh thể muối.
2. Nước lá sa kê tốt cho người bị gút
Những lá sa kê già thường được người dân thu hái về nấu nước uống thay trà. Nó có tác dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải độc tố và axit uric ra ngoài theo nước tiểu, hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang và cả bệnh gout.
Cách sử dụng:
- Dùng 3 – 5 lá sa kê già rửa sạch, thái nhỏ
- Bỏ lá vào ấm nấu với 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút
- Gạn nước uống nhiều lần trong ngày cho hết
- Kiên trì sử dụng nước lá sa kê trong 1 tháng liên tục để các triệu chứng bệnh gút có sự tiến triển rõ ràng.
3. Nước ép táo trung hòa axit uric
Nước ép táo cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ, axit folic cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng giúp trung hòa axit uric, kháng viêm, bảo vệ khớp, cải thiện sức đề kháng và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
Nếu đang trong các đợt gout cấp tính, bạn cũng nên uống nước ép táo mỗi ngày để giảm đau nhức khớp và nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị bệnh gút.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 2 – 4 quả táo và ngâm với nước muối pha loãng.
- Để cả vỏ, bổ quả táo làm 4, cắt bỏ lỗi bên trong
- Ép lấy nước trực tiếp bằng máy hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
- Sau khi ép táo xong, bạn nên uống ngay. Tránh để lâu bởi quá trình oxy hóa có thể khiến cho nước táo chuyển sang màu đen và không còn giữ được nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng.
- Có thể pha nước ép táo chung với 1 thìa nước cốt chanh để làm tăng hương vị cho thức uống và giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả hơn.
4. Nước lá tía tô
Nước lá tía tô chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “bị bệnh gút nên uống nước gì?”. Trong lá tía tô chứa các hoạt chất như xeton, hydrocarbon hay aldehyde… Chúng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn phản ứng viêm, giảm axit uric, cải thiện tình trạng sưng đau ở các khớp bị ảnh hưởng.
Y học cổ truyền cũng ghi nhận, lá tía tô có tính ấm, giúp giảm đau, tiêu thũng, chỉ thống. Chủ trị bệnh gút, thoái hóa khớp, viêm khớp và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
- Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá tía tô tươi. Đem xay nhuyễn lấy nước uống. Ngày dùng 1- 2 ly để tăng cường đào thải axit uric.
- Cách 2: Dùng lá tía tô tươi hoặc khô pha trà uống.
5. Bị gút nên uống nước ép dứa
Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể bổ sung thêm nước ép dứa vào thực đơn hàng ngày khi bị gút. Loại nước này cung cấp nhiều Bromelin và vitamin C. Khi được cơ thể hấp thụ, chúng hoạt động bằng cách tăng cường chức năng tiêu hóa, ổn định đường huyết, làm giảm nồng độ axit uric trong máu, kích thích tái tạo các tế bào mới thay thế cho mô bị tổn thương tại khớp, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch.
Cách sử dụng:
- Ép 1 quả thơm chín lấy nước cốt
- Thêm vào vài hạt muối và 2 thìa mật ong cho nước ép dứa thêm đậm đà.
- Uống ngay hoặc làm lạnh trước khi dùng.
*Lưu ý: Không uống nước ép dứa khi đang đói bụng khiến dạ dày khó chịu. Tốt nhất, bạn nên dùng sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
6. Nước dừa
Cách chữa bệnh gút bằng quả dừa hẳn không còn xa lạ với nhiều bệnh nhân. Người bệnh có thể uống nước dừa trực tiếp hoặc kết hợp chung với lá trầu không để tăng công dụng điều trị.
Nước dừa chứa nhiều kali, phốt pho, vitamin C, D, đồng, kẽm và canxi… Chúng có tác dụng lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải axit uric dư thừa ở thận, giảm sưng đau khớp.
- Cách 1: Uống 1 – 2 ly nước dừa nguyên chất mỗi ngày.
- Cách 2: Lấy 100g lá trầu bánh tẻ, rửa sạch, thái nhỏ. Quả dừa chặt ở một đầu, gạn bớt nước ra rồi nhét hết lá trầu vào bên trong. Để khoảng 30 phút rồi gạn lấy nước uống vào buổi sáng, sau khi đi tiểu mới được ăn.
7. Nước chanh ấm mật ong
Uống một ly nước chanh ấm mật ong vào mỗi buổi sáng chính là cách chữa bệnh gút tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Chanh cung cấp một lượng lớn vitamin C, chất xơ và nhiều loại khoáng tố thiết yếu. Chúng giúp ngăn chặn sự gia tăng của nồng độ axit uric trong máu, ức chế phản ứng viêm, giúp khớp bị gout bớt sưng đau. Mật ong được pha chế vào nước uống để bổ sung thêm các loại axit amin, vitamin E và các chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên cho khớp.
Nước ép chanh và mật ong cũng chứa lượng purin không đáng kể. Đây chính là một trong những thức uống tuyệt vời và dễ làm nhất cho bệnh nhân bị gút.
Cách sử dụng:
- Lấy 2 thìa nước cốt chanh pha với 200ml nước ấm và 2 thìa mật ong.
- Khuấy đều lên và thưởng thức.
- Duy trì uống mỗi ngày từ 1 – 2 ly để kiểm soát tốt bệnh gút.
8. Nước ép anh đào
Nếu đang thắc mắc bị bệnh gút nên uống nước gì thì nước ép anh đào chính là một gợi ý hữu ích cho bạn. Thức uống này chứa nhiều anthicyanins, một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp kháng viêm, chữa lành tổn thương trong khớp.
Hàm lượng vitamin C và kali phong phú được tìm thấy trong nước ép anh đào còn có tác dụng phá vỡ các tinh thể muối, làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Nếu đang bị gút, bạn nên duy trì uống 1 ly nước ép anh đào mỗi ngày để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời trên, giúp đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 10 quả anh đào tươi với nước muối pha loãng
- Loại bỏ hạt rồi đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
- Lọc lấy nước cốt và pha loãng với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:2.
- Uống ngay hoặc bỏ vào tủ lạnh để làm mát trước khi uống.
9. Sữa ít béo hoặc tách béo
Các sản phẩm sữa ít béo hoặc tách béo cũng là một sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị gout khi muốn bổ sung chất lỏng. Sữa không chỉ cung cấp nước mà còn bổ sung nhiều sắt, canxi, vitamin D – những dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo khớp.
Nghiên cứu còn cho thấy, các thành phần casein, comaro peptide hay laxtalbumin được tìm thấy trong sữa còn có khả năng hòa tan axit uric, giảm viêm, nâng cao sức khỏe xương khớp cho người bệnh.
Khi dùng sữa, tốt nhất người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm không đường, ít đường bởi chất ngọt có thể kích hoạt phản ứng sưng viêm tại khớp. Người đang bị béo phù nên dùng sữa tách béo để tránh bị tăng cân.
10. Nước ép dưa chuột tốt cho người bị gút
Để kiểm soát lượng axit uric trong máu, người bị gút có thể uống nước ép dưa chuột. Với hàm lượng vitamin C, kali và magie dồi dào, thức uống này giúp đẩy mạnh quá trình đào thải axit uric dưa thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành của các cục tophi, giảm nguy cơ gặp biến chứng khi bị gút.
Cách sử dụng:
- Bạn ép 1 quả dưa chuột lấy nước cốt. Có thể ép chung với vài lá bạc hà để tăng công dụng giảm đau, kháng viêm.
- Uống trực tiếp hoặc pha vào ly nước ép 2 thìa mật ong để tạo vị ngọt tự nhiên.
11. Bị bệnh gút nên uống nước gì? – Trà gừng
Uống trà gừng chính là một bài thuốc dân gian trị bệnh gút đang được nhiều bệnh nhân tin dùng. Thức uống này có đặc tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên nên giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người mắc bệnh gút cấp và mãn tính.
Cách sử dụng:
- Gừng tươi rửa sạch, bằm nhuyễn
- Lấy 2 thìa bỏ vào ấm sứ, thêm nước sôi vào và đậy kín nắp. Ủ trà trong 15 phút.
- Rót uống dần cho hết
- Duy trì thói quen uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày để khớp nhanh hết sưng đau và giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây.
12. Nước đậu xanh
Cuối cùng, người bị gút không nên bỏ qua nước đậu xanh. Thức uống này có khả năng ức chế sự tích tụ của axit uric nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cùng với đó, hoạt chất flavonoid được tìm thấy trong vỏ đậu xanh còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, xoa dịu cảm giác đau nhức dữ dội ở khớp bị gút.
- Cách 1: Chuẩn bị 150g đậu xanh, đường phèn và 1 lá nha đam. Đậu xanh rửa sạch, nha đam gọt vỏ, lấy phần ruột bên trong thái hạt lựu. Đem cả hai nấu chín rồi thêm đường phèn vào cho đủ ngọt. Gạn nước uống và ăn cả cái.
- Cách 2: Đậu xanh rang chín, đem nấu nước uống hàng ngày thay thế cho một phần nước lọc.
- Cách 3: Ngâm hạt đậu xanh cho mềm rồi đem xay sữa uống.
Bị gút nên kiêng uống nước gì?
Một số thức uống có thể làm tăng axit uric hoặc khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu đang mắc căn bệnh này, bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước dưới đây:
- Đồ uống chứa cồn: Bia, rượu, soda hay các thức uống có cồn đều không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị gút. Với hàm lượng purin cao, lạm dụng các thức uống này quá mức chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị gút. Ngoài ra, việc uống nhiều bia rượu còn gây suy giảm chức năng hoạt động của gan, thận dẫn đến rối loạn chuyển hóa purin, giảm khả năng đào thải axit uric.
- Nước ngọt: Thường xuyên uống nước ngọt, nhất là nước ngọt có gas không chỉ khiến bạn bị tăng cân mà còn kích hoạt phản ứng viêm tại khớp bùng phát. Điều này làm tăng nặng các triệu chứng trong giai đoạn gút cấp và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh. Ngay cả nước ép từ các loại trái cây có độ ngọt cao cũng không được khuyến khích sử dụng cho người bệnh.
- Nước trà đặc: Thức uống này chứa nhiều caffein có thể gây kích thích, làm tăng cảm giác đau nhức khó chịu tại khớp.