Bị Gout Có Nên Đi Bộ Không? Cách Đi Bộ Đúng Và An Toàn
Người bị gout nên đi bộ để hạn chế những căng thẳng và tổn thương xảy ra ở vùng bàn chân, tăng hiệu quả giảm nồng độ acid uric, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Dựa trên tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể tập luyện theo 3 bài đi bộ cơ bản: Đi bộ chậm, đi bộ ngắt quãng, đi bộ lên dốc.
Bị gout có nên đi bộ không? Lợi ích mang lại cho người bệnh
Gout là một bệnh viêm khớp hình thành do sự rối loạn chuyển hóa dẫn đến tích tụ acid uric bao quanh các khớp gây viêm nhiễm, cản trở vận động. Khác với những bệnh lý xương khớp khác, vận động có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị gout. Do đó, người bị bệnh gout rất nên đi bộ, tập luyện trong quá trình điều trị bệnh.
Lý giải nhận định người bị gout nên đi bộ, các bác sĩ đầu ngành xương khớp nhận định, đi bộ đều đặn và thường xuyên mang đến tác dụng nổi bật cho người bệnh như:
- Khiến cho nồng độ oxy có trong máu cao hơn, từ đó giúp làm giảm nồng độ acid uric.
- Giúp cơ thể giảm cân, hạn chế mức độ trầm trọng hơn của bệnh gout.
- Làm giảm những hormone kích thích epinephrine và acid cortisol.
- Đi bộ giúp hạn chế những tổn thương và căng thẳng vùng bàn chân do bệnh gout gây ra.
Bị gout đi bộ sao cho đúng, an toàn, cải thiện bệnh tốt?
Đi bộ tốt cho người bệnh gout nhưng không nên vận động quá mức, liên tục trong thời gian dài vì dễ gây áp lực lên các khớp xương và khiến cơn đau dữ dội hơn. Người bệnh nên đi bộ ở cường độ vừa phải, trung bình khoảng 150 phút/tuần. Trong quá trình tập luyện, cần dựa vào tình trạng bệnh để có sự điều chỉnh phù hợp.
Dưới đây là 3 kiểu bài tập đi bộ đúng chuẩn, an toàn, phù hợp cho người bị gout bạn có thể tham khảo:
- Đi bộ chậm: Đi bộ chậm với tốc độ 3-4 km/h trong 15-20 phút.
- Đi bộ ngắt quãng: Đi bộ nhanh trong 1 phút, sau đó đi bộ chậm trong 2 phút. Lặp lại chu kỳ này trong 20-30 phút.
- Đi bộ lên dốc: Đi bộ lên dốc giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm nguy cơ tái phát cơn gout.
Người bị gout cần lưu ý gì khi đi bộ?
Để có thể đảm bảo được hiệu quả cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe, khi thực hiện việc đi bộ, người bệnh nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Tránh đi bộ khi đang bị cơn gout cấp vì có thể khiến các khớp bị sưng và đau, làm tình trạng thêm trầm trọng.
- Bước đều cả hai chân trên mặt đường phẳng. Bạn phải luôn giữ lưng ở tư thế thẳng và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân (chân phải với tay trái, chân trái với tay phải).
- Thời điểm tốt nhất để đi bộ là vào buổi sáng hoặc chiều tối.
- Nên chọn những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi, có độ thấm hút mồ hôi. Những bộ trang phục này phải thực sự đem đến sự thoải mái cho việc vận động ở ngoài trời.
- Trước khi đi bộ, nên khởi động nhẹ nhàng các khớp chân, khớp tay trong khoảng 5 đến 10 phút.
- Nếu nhận thấy các cơn đau xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn, bạn hãy dừng việc đi bộ và nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Đi bộ đúng cách, chuẩn kỹ thuật, cường độ sẽ mang đến rất nhiều tác động tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout. Dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân và những thông tin được chia sẻ trên, mong rằng bạn sẽ xây dựng được chế độ vận động cá nhân hóa an toàn, hiệu quả nhất để cải thiện bệnh.