Bị Tiêu Chảy Nên Uống Nước Gì Nhanh Lại Sức?
Người bị tiêu chảy nên uống các loại nước như: Nước cam, nước lọc, nước khoáng bù điện giải, trà gừng, trà vỏ cam, nước chanh, nước lá ổi, trà thì là,... Bạn có thể uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày. Những loại nước này không chỉ giúp bạn bù nước mà còn cung cấp khoáng chất để cơ thể nhanh phục hồi.
Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy bạn nên kiêng uống các loại nước có chứa caffein, đường, rượu, sữa vì chúng gây mất nước, khiến tình trạng viêm ruột trở nên nặng hơn.
Bị tiêu chảy nên uống nước gì nhanh lại sức?
Chế độ ăn uống cho người bị tiêu chảy đóng vai trò rất lớn vào việc chấm dứt đi ngoài sớm hay muộn. Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý những thức uống tốt cho người tiêu chảy, giúp bạn lại sức nhanh chóng.
Nước lọc
Nước lọc chính là ưu tiên hàng đầu cho những người bị tiêu chảy, vượt trên cả các loại nước khác. Cơ thể chiếm đến 80% là nước trong khi đó tiêu chảy sẽ làm mất nước trầm trọng. Do đó việc bổ sung nước liên tục là điều cực kỳ cần thiết đối với người bị tiêu chảy.
Bạn nên uống ngay 1 cốc nước sau mỗi lần đi ngoài, song song đó thời gian còn lại vẫn cần đảm bảo bổ sung đủ 2- 2,5 lít nước hằng ngày. Tuy nhiên không nên uống nước lạnh, không uống quá nhiều nước một lúc mà nên uống nước ấm, uống thành từng ngụm nhỏ sẽ thấy bụng dễ chịu hơn.
Nước khoáng bù chất điện giải
Song song với nước lọc bạn cũng có thể bổ sung các loại nước khoáng để bù đắp phần nào các vi lượng đã mất do bị tiêu chảy. Loại nước này sẽ giúp bù đắp lượng ion đã mất để nhanh chóng phục hồi thể trạng lại cho cơ thể. Ngoài ra một số loại nước còn bổ sung các khoáng chất thiết yếu như Na, Ca2+, Mg2+, Cl-,K+ giúp ổn định áp suất cũng như cân bằng lượng chất lỏng để cơ thể dần về trạng thái ổn định.
Ngoài ra một số lợi ích của nước khoáng bù điện giải đem lại như: Cân bằng mức axit/ bazơ (pH) trong máu, vận chuyển hết các chất thải còn chứa độc tố ra ngoài, ổn định huyết áp, tăng cường chức năng cơ bắp và tim mạch. Do đó khi bị tiêu chảy bạn nên bổ sung ngay 1- 2 chai nước khoáng để cơ thể nhanh hồi phục.
Một số thương hiệu nước khoáng quen thuộc mà bạn có thể tham khảo như Revive, Pocari Sweat, Aquarius. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm mua các loại nước bù điện giải dành cho các vận động viên cũng có tác dụng cực kỳ tốt cho người đang đi ngoài lỏng.
Nước dừa
Nước dừa vừa có vị ngọt tự nhiên lại vừa cung cấp các chất điện giải cần thiết như kali, natri, canxi và magie, rất phù hợp cho những người đang bị tiêu chảy cấp để kiểm soát nhanh các triệu chứng này. Mặt khác trong khoảng 250ml nước dừa sẽ có khoảng 48 calo nên sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng tuyệt vời để tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Theo Đông y cũng cho rằng nước dừa không độc, tính bình, có tác dụng giải nhiệt giải độc để sớm loại bỏ các độc tố còn tồn đọng bên trong đường ruột. Một lưu ý nhỏ là bạn nên uống nước dừa tươi, không nên cho thêm đường và cũng không nên uống lạnh. Hạn chế việc uống nước dừa đóng chai vì có thể có vài chất phụ gia hay thêm đường sẽ không phù hợp với thể trạng người bị tiêu chảy lúc này.
Nước cam
Nước cam luôn là một thức uống tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sự tỉnh táo, giảm đau cùng rất nhiều lợi ích khác. Riêng đối với người đang bị tiêu chảy, đây là một thức uống tuyệt vời giúp cung cấp chất điện giải, bổ sung các lợi khuẩn cho hệ thống đường ruột đồng thời còn độ PH trong dạ dày để sớm chấm dứt tình trạng đi ngoài.
Tuy nhiên có một vài lưu ý nho nhỏ nếu uống nước cam khi đang bị tiêu chảy chính là không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống tối đa 2 ly một ngày. Không nên dùng nước cam quá chua và tuyệt đối không được cho đường hay sữa vào mà chỉ nên dùng nước cam nguyên chất.
Trà gừng giúp làm dịu bụng
Tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, toàn thân khó chịu. Để giải quyết tình trạng này bạn có thể sử dụng ngay một ly trà gừng ấm sẽ đem đến hiệu quả cực kỳ bất ngờ.
Theo y học cổ truyền, gừng vốn là dược liệu có tính ấm và cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng tìm thấy trong dược liệu này có chứa gingerol và shogaol là hai chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm có thể loại bỏ được phần nào các độc tố còn trong dạ dày. Gừng đập nát còn tiết ra các enzym có khả năng tiêu hóa thức ăn, giảm cảm giác đầy hơi khó chịu ở bụng.
Do đó khi bị tiêu chảy bạn hãy pha ngay một tách trà gừng sẽ thấy bụng dễ chịu, toàn thân được xoa dịu và ngủ rất ngon. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ đập nhẹ một nhánh gừng, cạo vỏ, thái lát rồi hãm trong một ly nước sôi trong 5- 10 phút. Có thể cho thêm một chút mật ong để tăng thêm hương vị và dễ uống hơn.
Bị tiêu chảy uống trà vỏ cam
Không chỉ nước cam mà vỏ cam cũng có thể tận dụng cho những bệnh nhân bị tiêu chảy. Vỏ cam rất giàu pectin – một loại chất xơ sẽ giúp làm đặc phân, nhờ đó giảm bớt tình trạng tiêu chảy ổn định hơn. Đồng thời pectin cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của các lợ khuẩn và probiotic bên trong đường ruột, nhờ đó giảm được nhanh chóng các triệu chứng đi ngoài lỏng.
Bạn chỉ cần gọt vỏ cam, rửa thật sạch sau đó đem đun sôi với nước trong 10- 15 phút. Có thể cho thêm một mật ong để tăng thêm hương vị và dễ uống hơn. Một lưu ý nho nhỏ là bạn cần đảm bảo sử dụng vỏ cam sạch, không sử dụng thuốc hóa học hay thuốc trừ sâu trong ít nhất 5- 7 ngày gần nhất. Ngoài ra nên ngâm nước muối vỏ cam khoảng 15 phút trước khi hãm trà để loại bỏ được một phần các tạp chất bên ngoài.
Nước cháo hay nước gạo rang
Trong nước cháo và nước gạo rang có chứa các tinh bột giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra tinh bột cũng góp phần giúp làm phân rắn hơn lại cực dễ hấp thụ.Bạn chỉ cần chắt lấy phần nước cơm đang sôi khi cơm gần chính hay nước cháo và uống ngay khi còn ấm. Nếu có nhiều thời gian hơn thì rang gạo tẻ hoặc gạo lứt đến khi hạt gạo nở bung ra, cho thêm nước vào đun sôi và để trong bình giữ nhiệt để dùng dần.
Nước chanh
Với hàm lượng vitamin C cùng các axit xitric dồi dào có tính kháng khuẩn cao, nước chanh chính là thức uống cực kỳ phù hợp cho những người bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, người bị nhiễm trùng đường ruột. Việc sử dụng nước chanh sẽ nhanh chóng loại bỏ các độc tố còn lại ra ngoài cơ thể. Ngoài ra thức uống này còn giúp tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi các hại khuẩn cũng như hạn chế bị các tác nhân bên ngoài tấn công khi cơ thể đang suy yếu.
Tuy nhiên ở những người nếu bị tiêu chảy do tiêu thụ quá nhiều fructose dùng nước chanh sẽ không phù hợp. Ngoài ra bạn cũng không nên dùng đường khi pha nước chanh. Thay thế vào đó bạn có thể dùng muối hay mật ong để thay thế. Chỉ cần pha chanh với nước ấm cùng một chút muối bạn sẽ có ngay 1 ly chanh muối đơn giản, dễ uống, cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiêu chảy.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc sẽ giúp làm dịu nhanh cảm giác đau bụng, sôi bụng, giúp ngủ ngon hơn và giảm được các triệu chứng viêm trong hệ thống đường ruột. Nếu không có hoa cúc khô hãm trà bạn cũng có thể sử dụng các loại trà túi lọc cũng đem đến rất nhiều tác dụng ổn định.
Nước lá ổi
Tronlá ổi có chứa chất tanin – một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm săn niêm mạc ruột từ đó có thể giảm tiết dịch dạ dày và kiểm soát nhanh được các triệu chứng tiêu chảy.
Bạn có thể ăn ngay vài lá ổi non đã được rửa sạch, nuốt đừng chút một sẽ dần thấy giảm được các triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên do vị lá ổi khá chát nên bạn có thể dùng để pha trà cũng rất tiện lợi. Chỉ cần dùng vài lá trà non hoặc lá bánh tẻ sau đó nấu với nước sôi trong 15 phút để uống ngay sau mỗi lần đi ngoài.
Trà thì là chống mất nước
Trong loại trà thì là có chứa các chất chống oxy hóa dồi dào có thể loại bỏ được phần nào các tác nhân tiêu chảy. Ngoài ra trà thì là cũng giúp làm giảm đầy hơi, tăng cường sức đề kháng đồng thời giảm được nguy cơ mất nước khi bị tiêu chảy đáng kể.
Các loại nước nên kiêng khi bị tiêu chảy
Thực tế, có một số loại nước có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bạn trở nên tồi tệ hơn, làm tăng nguy cơ mất nước và khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Cụ thể bạn cần tránh 4 loại nước sau:
- Đồ uống có chứa caffein: Các loại đồ uống như trà, cà phê, soda, nước tăng lực sử dụng trong thời gian bị tiêu chảy sẽ làm tăng thêm lượng chất lỏng mất đi. Từ đó khiến cơ thể lâm vào tình trạng mất nước, mệt mỏi.
- Rượu: Cũng giống như caffein, rượu có thể khiến ruột già của bạn không giữ được nước, đồng thời gây tổn thương đến niêm mạc ruột (khi bị tiêu chảy ruột của bạn vốn dĩ đã bị viêm).
- Đồ uống có đường: Đồ uống ngọt có quá nhiều đường và không đủ chất điện giải để giúp cơ thể bù nước. Không chỉ vậy, lượng đường cao cũng khiến ruột già bị kích thích, không giữ được nước.
- Sữa: Khi bị tiêu chảy người bệnh không nên uống sữa vì cơ thể lúc này không thể tiêu hóa hàm lượng lactose, dễ gây ra ngộ độc, mất nước trầm trọng.
Khi nào người bị tiêu chảy cần đến bệnh viện?
Hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng tiêu chảy của bạn trở nên nghiêm trọng với những triệu chứng sau:
- Tiêu chảy nặng hơn và không thuyên giảm sau 2 ngày đối với trẻ sơ sinh, 5 ngày đối với người lớn.
- Phân có màu và mùi bất thường.
- Tiêu chảy kèm theo nôn mửa.
- Xuất hiện máu, chất nhầy trong phân.
- Sốt cao, đau bụng dữ dội.
Trên đây là một số thức uống phổ biến bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy. Nếu sau khi ăn uống điều độ và sử dụng các loại nước trên mà tiêu chảy vẫn không dứt bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chính xác nguyên nhân, tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.