Tiêm Phòng Viêm Gan B Có Bị Lây Nữa Không?
Thực tế, BẠN VẪN CÓ THỂ KHẢ NĂNG BỊ LÂY NHIỄM VIÊM GAN B sau khi đã tiêm phòng. Tuy nhiên khả năng lây sẽ giảm đi rất nhiều (khoảng 95-98%) nếu bạn tiêm phòng đầy đủ theo phác đồ và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác.
Tiêm phòng vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?
Vacxin phòng chống viêm gan B là loại vacxin tái tổ hợp, được sản xuất dựa trên kỹ thuật di truyền. Nó có chứa thành phần kháng nguyên vỏ của virus viêm gan B (HBsAg), đã trải qua quá trình tinh chế cao và không gây nhiễm bệnh. Khi tiêm vào cơ thể, vacxin sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…
Trên thực tế, tiêm phòng vacxin viêm gan B cho những người chưa từng bị mắc bệnh sẽ mang đến hiệu quả chủng ngừa vô cùng cao, nhưng không thể đạt được tỉ lệ tuyệt đối là 100%. Theo các thống kê, vẫn có khoảng 2,5 – 5% người sau khi tiêm phòng viêm gan B vẫn bị mắc bệnh.
Trong đó, các nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc vacxin không đạt được hiệu quả như mong muốn gồm có:
- Người bệnh không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị tiêm phòng vacxin viêm gan B, tiêm thiếu mũi, tiêm không đúng lịch, không tiêm thêm mũi nhắc lại theo đúng như khuyến cáo, khiến hiệu quả mà vacxin mang lại không cao.
- Khả năng đáp ứng miễn dịch của người bệnh kém, thường xảy ra ở người già yếu, người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh truyền nhiễm…
- Tiêm phải vacxin không đạt chuẩn chất lượng do hết hạn sử dụng hoặc khâu bảo quản không tốt (theo quy định, vacxin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C và không để bị đông băng).
- Quy trình tiêm chủng không chặt chẽ, không đảm bảo theo đúng như quy định của Bộ Y tế (người đi tiêm cần phải được khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm…).
Chính vì vậy mà chúng ta nên tuân thủ theo đúng lịch tiêm, quy trình tiêm và chọn địa điểm tiêm chủng uy tín, đảm bảo, nhằm đảm bảo an toàn, đồng thời mang lại hiệu quả vacxin cao nhất.
Mặt khác, hiệu quả của vacxin cũng giảm dần theo thời gian. Chính vì vậy sau một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người mà lượng kháng thể sẽ giảm sút hoặc thậm chí là mất đi. Dẫn đến tình trạng người dù đã được tiêm vacxin theo đúng phác đồ nhưng vẫn có nguy cơ lây bệnh.
Trên thực tế, vẫn có rất nhiều trường hợp dù đã được tiêm tới 6 mũi vacxin nhưng cơ thể vẫn không tạo ra được kháng thể. Nguyên nhân có thể là do chất lượng vacxin hoặc khả năng thích ứng của từng cơ địa. Do đó, với những trường hợp đặc biệt, chúng ta nên trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn loại vacxin phòng bệnh phù hợp nhất.
Vacxin phòng chống virus viêm gan B có hiệu quả trong bao lâu?
Theo kết quả của các nghiên cứu, vacxin phòng chống viêm gan B sẽ giúp tạo ra kháng thể phòng bệnh duy trì được trong 10 – 20 năm tuỳ từng trường hợp. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian chứ không duy trì mãi ở mức ổn định.
Chính vì vậy, để đảm bảo lượng kháng thể trong cơ thể luôn đủ cao để chống lại virus gây bệnh, chuyên gia y tế khuyến cáo người nhân nên tiêm nhắc lại 1 mũi vacxin sau 5 – 10 năm kể từ đợt tiêm chủng ngừa đầy đủ theo như phác đồ chuẩn trước đó.
Đặc biệt, những trường hợp đã tiêm vacxin nhưng không đủ liều theo lịch tiêm chủng trước, cần được thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm kháng thể anti HBs. Đồng thời tiêm những mũi theo đúng lịch bổ sung hoặc thậm chí nếu vẫn không tạo được kháng thể, chúng ta phải tiêm vacxin lại từ đầu theo như phác đồ chuẩn của Bộ Y tế.
Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B hiệu quả
Để bảo vệ bản thân khỏi virus viêm gan B nguy hiểm, bạn cần ghi nhớ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Tiêm vắc-xin đầy đủ: Đây là bước quan trọng nhất để tạo miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus. Vì vậy bạn hãy đảm bảo tiêm đúng liều lượng và lịch trình khuyến cáo để tăng khả năng lây nhiễm viêm gan B.
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ giúp ngăn ngừa lây truyền virus hiệu quả.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chống lại virus.
- Bảo vệ vết thương hở: Che chắn và vệ sinh cẩn thận các vết thương hở để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân: Không chia sẻ dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, khuyên tai, hoặc các dụng cụ cá nhân khác để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus.
- Hạn chế mớm cơm cho trẻ nhỏ: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua nước bọt, do đó, hãy tránh mớm cơm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Không dùng chung kim tiêm: Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ xỏ lỗ tai, xăm mình, hoặc các dụng cụ tiêm chích khác để tránh lây nhiễm virus.
Đối tượng nên sàng lọc viêm gan B:
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai và đang mang thai.
- Người sinh ở quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao.
- Người có người thân, sống chung hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B.
- Người nhiễm HIV dương tính.
- Người tiêm chích ma túy.
- Người quan hệ đồng giới nam.
Như vậy, người tiêm phòng viêm gan B vẫn có thể bị lây, tuy nhiên khả năng không cao. Thực tế, rất nhiều khả năng truyền nhiễm có thể xảy ra dù nó chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, đồng thời vacxin vẫn là giải pháp hiệu quả nhất giúp bạn chống lại căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.