Đau Bụng Tiêu Chảy Ra Nước
Đau bụng tiêu chảy ra nước thường liên quan đến các tác nhân vi khuẩn làm cơ thể bị mất nước mất khoáng, toàn thân mệt mỏi không còn chút năng lượng nào. Người bệnh cần nhanh chóng có các biện pháp can thiệp kịp thời để cầm tiêu chảy, tránh tình trạng mất nước quá nhiều sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Định nghĩa
Thường với các tình trạng tiêu chảy thì đau bụng và đi ngoài lỏng là dấu hiệu cơ bản nhất. Tuy nhiên ở một số người không đi lỏng mà còn kèm theo cả nước chảy ra, mỗi lần ngoài đi nhanh nhưng mất một lượng nước cực lớn khiến cả cơ thể kiệt quệ, mắt trũng xuống, da khô nóng, miệng khô và toàn thân như không còn một chút sức lực nào. Nước chiếm đến 80% cơ thể con người nên việc mất nước theo quá trình tiêu chảy có thể sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn đi ngoài lỏng, tuy nhiên nếu có các triệu chứng đau bụng tiêu chảy ra nước thường là liên quan đến các tác nhân vi khuẩn. Các vi khuẩn này xâm nhập cơ thể thông qua việc ăn các thức ăn nhiễm độc, sử dụng các thực phẩm có nhiễm bẩn hoặc cũng có thể lây nhiễm qua đường phân – miệng khi người mang vi khuẩn này đi ngoài mà không vệ sinh kỹ lưỡng.
Nguyên nhân
Cụ thể những tác nhân hàng đầu gây đau bụng tiêu chảy ra ngoài ra nước như:
- Nhiễm nguyên sinh động vật như amip, lamblia: đây là các loại ký sinh trùng thường ký sinh ở ruột, người khi bị nhiễm loại ký sinh trùng này sẽ có cảm giác đau quặn ở bụng, tiêu chảy ra nước theo từng đợt đôi khi có thể xen lẫn cả táo bón.
- Nhiễm khuẩn shigella, salmonella gây kiết lỵ: đây là một trong những dạng nhiễm trùng ruột cấp tính gây đau bụng tiêu chảy ra nước. Kèm theo đó người bệnh sẽ nôn mửa, ớn lạnh trong người, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đau cơ và da dẻ nhăn nheo, mắt trũng do mất nước quá nhiều.
- Nhiễm ký sinh trùng như giun đũa, giun kim hay sán ruột: nếu liên quan đến tác nhân này, người bệnh có thể đi lúc lỏng kèm nước, lúc phân đặc hơn nhưng có thể thấy được hình dáng giun trong phân. Ngoài ra bạn có thể đau quặn ở vùng rốn, ngứa dưới hậu môn kèm theo nôn ói. Tình trạng này chủ yếu gặp ở trẻ em nhiều hơn là người lớn.
- Dùng nguồn nước bẩn: sử dụng các loại nước bẩn để nấu ăn, uống nước chính là tác nhân hàng đầu gây tiêu chảy cùng hàng loạt các hệ lụy nguy hiểm khác. Trong nước bẩn có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại tác động xấu lên hệ thống tiêu hóa làm đường ruột bị tổn thương, hoạt động ngày càng trở nên kém hiệu quả và dẫn tới các triệu chứng đau bụng tiêu chảy ra nước.
- Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa: nếu đau bụng tiêu chảy ra nước đã diễn ra nhiều lần , mỗi lần kéo dài thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, viêm đại tràng….
- Sử dụng thuốc kháng sinh: tính chất cơ bản của kháng sinh là ức chế vi khuẩn đồng thời chúng không thể phân biệt được lợi khuẩn hay hại khuẩn nên cũng có thể loại bỏ nhầm các lợi khuẩn cho dạ dày. Điều này sẽ làm hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng dẫn tới đau bụng và tiêu chảy ra nước. Đặc biệt ở những bệnh nhân phải dùng kháng sinh dài ngày hay những người đang xạ trị, hóa trị cũng rất thường gặp tình trạng này.
Nói chung tùy theo từng nguyên nhân mà gây ra những ảnh hưởng khác nhau, tuy nhiên đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. Như đã nói, nước luôn là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi cá thể, việc tiêu chảy mất nước quá nhiều có thể khiến cơ thể bị suy kiệt hay thậm chí là mất nước nếu không được bù đắp đầy đủ. Mức độ này sẽ càng tăng cao nếu đối tượng có sức đề kháng yếu hay đặc biệt là trẻ em.
Ngoài ra ở một số người khi bị tiêu chảy thường chủ quan, tự ý điều trị những sai cách cũng có thể làm các triệu chứng này trầm trọng hơn. Người bi tiêu chảy kèm theo đau bụng có thể sút tới vài cân trong vài ngày do cơ thể mất quá nhiều nhưng nạp lại không được bao nhiêu. Do đó tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng này.
Chăm sóc tại nhà
Các biện pháp giúp bù nước bù điện giải đơn giản mà bạn có thể thực hiện khẩn cấp ngay tại nhà như sau:
- Dùng dung dịch oresol: đây luôn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Bạn nên pha sẵn một bình dùng để uống trong vòng 1 tiếng, uống từng ngụm sau mỗi lần đi ngoài. Chú ý cần đảm bảo pha dung dịch đúng liều lượng, chỉ pha với nước đun sôi để nguội, tuyệt đối không pha với nước khoáng để an toàn tuyệt đối.
- Nước lọc: không gì tốt hơn với nước lọc cơ thể người bị tiêu chảy. Bạn nên uống nước ấm sau mỗi lần đi ngoài, nên uống từng ngụm một, không nên uống quá nhiều một lúc.
- Dung dịch muối đường: nếu chưa thể mua ngay dung dịch oresol thì bạn có thể sử dụng hỗn hợp muối đường. Công thức pha đơn giản gồm 1 muối, 8 đường cùng 1 lít nước đun sôi. Hòa tan đều hỗn hợp để dùng trong ngày sau mỗi lần đi ngoài.
- Nước gạo rang: một công thức nước bù khoáng bù điện giải đơn giản khách chính là dùng nước gạo rang. Bạn chỉ cần rang gạo cho bung, thơm rồi đổ nước vào đun cho sôi. Cho hỗn hợp này vào bình giữ nhiệt để dùng từ từ trong ngày.
- Nước khoáng bổ sung điện giải: bạn không nên dùng nước khoáng để pha oresol nhưng có thể dùng riêng lẻ. Trong các loại nước khoáng có chứa rất nhiều khoáng chất cơ bản cần thiết để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bị mất sau khi đi ngoài.
- Nước cháo loãng: người bị tiêu chảy cũng rất nên ăn cháo loãng để dễ hấp thụ hơn. Đồng thời khi cháo gần chín bạn có thể chắt một ít nước cháo loãng để uống cũng giúp làm dịu bụng hiệu quả.
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc tại nhà cho người tiêu chảy như sau:
- Nên ưu tiên các món ăn mềm lỏng nhiều nước để vừa dễ hấp thụ vừa cung cấp được nước cho cơ thể
- Sử dụng cháo hay cơm hoặc bánh mì để phân rắn hơn đồng thời các thành phần tinh bột cũng hỗ trợ hút bớt nước trong ruột nên có thể giảm nhanh tình trạng đi ngoài ra nước
- Một số thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy như thịt gà, táo, chuối, việt quất…
- Nên ưu tiên chế biến các món ăn theo kiểu thanh đạm, không nêm nếm quá nhiều gia vị mà chỉ nên cho một chút muối
- Nếu có cảm giác đau bụng, bụng lâm râm có thể dùng một ít trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc hay trà lá ổi cũng mang đến tác dụng rất tốt
- Uống nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch và khoáng chất cho cơ thể nhưng không nên cho đường
- Hạn chế việc cho đường, sử dụng các thực phẩm có nhiều đường tinh luyện như các món ăn vặt
- Không nên uống sữa hay sử dụng các chế phẩm từ sữa khi đang bị tiêu chảy, tuy nhiên có thể dùng sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột
- Không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng chất xơ quá cao như các loại rau xanh
- Tránh xa các loại thức uống ngọt hay có vị ngọt nhân tạo
- Tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng
- Ưu tiên việc chế biến món ăn tại nhà để kiểm soát được các chất
- Nên kéo dài chế độ ăn khoa học lành mạnh đến khi kết thúc tiêu chảy hoàn toàn.
Điều trị
Tùy theo từng nguyên nhân mà hướng điều trị của từng người sẽ khác nhau, tuy nhiên quan trọng là các biện pháp điều trị khẩn cấp ngay khi bị tiêu chảy. Nguyên tắc điều trị mà bạn luôn cần phải nhớ chính là nhanh chóng bù nước bù khoáng cho cơ thể, nếu các triệu chứng này không thuyên giảm mới tiếp tục thực hiện các biện pháp điều trị khác hoặc dùng thuốc.
Điều trị tại chỗ
Có rất nhiều cách để bù nước bù khoáng cho cơ thể thông qua việc sử dụng nước hay các dung dịch giúp bù đắp chất điện giải. Người bị đau bụng tiêu chảy ra nước cần khẩn cấp thực hiện các biện pháp bổ sung nước và điện giải để bù đắp những gì cơ thể đã mất trước đó.
Điều trị chuyên môn
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp bù nước bù khoáng mà các triệu chứng tiêu chảy vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. Tùy theo thăm khám sơ bộ bác sĩ có thể xác định tạm thời nguyên nhân gây tiêu chảy và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu nghi ngờ có liên quan đến các dấu hiệu nguy hiểm bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân, nội soi dạ dày hay xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh hơn.
Tùy từng nguyên nhân bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh để ức chế các vi khuẩn tấn công đường ruột, dùng các loại thuốc tẩy giun nếu đau bụng tiêu chảy ra nước do giun sán hay điều trị chuyên môn nếu có liên quan đến các bệnh nền trước đó. Người bệnh nên thực hiện tuân thủ các biện pháp được bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn tuyệt đối,.
Phòng ngừa
Hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng này đều do chế độ ăn uống chưa hợp vệ sinh, ăn uống sai cách hay sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo. Mặc dù tiêu chảy là tình trạng phổ biến ai cũng từng gặp phải một lần nhưng nếu diễn ra quá nhiều lần thì cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu khác nên mỗi người cần có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt.
Cụ thể để phòng tránh tối đa tình trạng đau bụng tiêu chảy ra nước cần chú ý những vấn đề sau
- Đảm bảo sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chế biến hợp vệ sinh
- Hạn chế việc ăn uống tại các hàng quán lòng lề đường, nơi có nhiều ruồi muỗi, rác thải
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Nếu trong gia đình có người bị tiêu chảy nên vệ sinh nhà cầu cực kỳ sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn
- Vị trí nhà bếp nên tránh để gần nhà vệ sinh
- Thay đổi nơi sống nếu có nguồn nước bị ô nhiễm
- Ưu tiên việc ăn chín uống sôi, tránh sử dụng các thực phẩm tái sống nếu không rõ nguồn gốc
- Rửa sạch các thực phẩm trước khi sử dụng, nên ngâm với nước muối để loại bỏ phần nào các tạp chất bên ngoài
- Tẩy giun định kỳ, đặc biệt với trẻ em
Câu hỏi thường gặp
Người bị tiêu chảy nên uống các loại nước như: Nước cam, nước lọc, nước khoáng bù điện giải, trà gừng, trà vỏ cam, nước chanh, nước lá ổi, trà thì là,... Bạn có thể uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày. Những loại nước này không chỉ giúp bạn bù nước mà còn cung cấp khoáng chất để cơ thể nhanh phục hồi.
Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy bạn nên kiêng uống các loại nước có chứa caffein, đường, rượu, sữa vì chúng gây mất nước, khiến tình trạng viêm ruột trở nên nặng hơn.
Xem chi tiếtKhi trẻ bị đau dạ dày, bố mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với bé.
- Nên cho trẻ ăn: Thịt nạc và cá ít béo, súp loãng, món hầm, cơm nát, bánh mì, bột yến mạch, rau xanh (rau mồng tơi, rau dền, rau đay...), trái cây không chua (dưa hấu, đu đủ, táo, lê...), gừng, khoai lang, khoai tây, uống nhiều nước
- Nên kiêng: Đồ ăn cay nóng, chua, mặn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm ăn liền, đồ uống có ga…
- Chia nhỏ khẩu phần ăn, hướng dẫn bé ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc quá đói.