Đi Ngoài Ra Máu
Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn hoặc nhiều vấn đề y tế nghiêm trọng khác. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây bệnh để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Định nghĩa
Đi ngoài ra máu hoặc có máu dính trên phân, có thể là dấu hiệu chảy máu ở vị trí nào đó trong hệ thống tiêu hóa. Máu có thể được nhìn thấy trên giấy vệ sinh, dính trên phân hoặc bồn cầu.
Trong hầu hết các trường hợp, máu có màu đỏ tươi thường xuất phát ở trực tràng hoặc đại tràng. Trong khi đó, máu có đỏ sẫm thường xuất phát từ ruột non hoặc đại tràng trên. Máu có màu đỏ đen hoặc đen thương là do xuất huyết dạ dày hoặc các cơ quan khác trong đường tiêu hóa.
Có máu trên phân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và vấn đề y tế khác nhau. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra khi các mạch máu ở hậu môn bị viêm, dẫn đến sưng tấy và hình thành các búi trĩ. Đây là tình trạng rất phổ biến, thường không nghiêm trọng và có thể biến mất trong vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách.
Các búi trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng hoặc bên ngoài rìa hậu môn. Trĩ nội xảy ra khi búi trĩ phát triển bên trong trực tràng, thường không gây đau, tuy nhiên là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chảy máu khi đi đại tiện. Các búi trĩ ngoại đôi khi cũng có thể gây chảy máu nếu búi trĩ có kích thước lớn và ma sát với phân khi người bệnh đi đại tiện.
Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:
- Thai kỳ;
- Táo bón mãn tính hoặc căng thẳng quá mức khi đi đại tiện;
- Tiêu chảy kéo dài;
- Trì hoãn nhu cầu đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu trên bồn cầu;
- Béo phì;
- Chế độ ăn uống ít chất xơ hoặc không cân bằng các chất dinh dưỡng;
- Lão hóa.
Bệnh trĩ thường được điều trị bằng các biện pháp tại nhà, kem bôi trĩ hoặc thuốc đạn không kê đơn. Người bệnh cũng có thể tắm nước ấm, ăn nhiều chất xơ và sử dụng thuốc làm mềm phân để chống táo bón và hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu.
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt trĩ hoặc các biện pháp điều trị y tế khác để cải thiện các triệu chứng. Điều trị sớm và đúng cách có thể ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
2. Rò hậu môn
Rò hậu môn (còn được gọi là bệnh mạch lươn) là tình trạng mãn tính xảy ra ở khu vực hậu môn - trực tràng. Bệnh xảy ra khi có một đường nối từ bên trong hậu môn đến một cơ quan khác trên cơ thể (thường là da). Tình trạng này thường xảy ra sau một đợt nhiễm trùng không được chữa lành đúng cách.
Ở ngay bên trong hậu môn, có một số tuyến tạo ra chất lỏng. Tuy nhiên đôi khi các tuyến này có thể bị tắc, chẳng hạn như tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn hoặc các vấn đề khác, khiến các mô bị sưng lên, dẫn đến hình thành áp xe. Nếu áp xe không được điều trị, điều này sẽ dẫn đến việc hình thành một vết loét trên da, ở gần hậu môn và phân hoặc các chất thải khác có thể đi qua lỗ rò này.
Rò hậu môn có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh lao, các bệnh lây qua đường tình dục hoặc bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm đại tràng hoặc bệnh Crohn.
Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Đau đớn;
- Đỏ hoặc sưng tấy xung quanh hậu môn.
- Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Chảy máu hậu môn;
- Chảy máu khi đi đại tiện;
- Đau khi đi đại tiện hoặc đi tiểu;
- Sốt;
- Xuất hiện chất lỏng có mùi hôi từ lỗ hậu môn.
Rò hậu môn được điều trị bằng cách phẫu thuật tại bệnh viện. Không có thuốc hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng để chữa lành lỗ rò. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi các mô lót hậu môn, ruột kết hoặc trực tràng bị rách, dẫn đến đau đớn và chảy máu trực tràng. Tình trạng này xảy ra liên quan đến nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Tiêu chảy mãn tính;
- Táo bón kéo dài;
- Phân lớn, cứng có thể làm rách niêm mạc ống hậu môn;
- Mang thai và sinh con;
- Các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục;
- Cấu trúc cơ vòng hậu môn bất thường, có thể gây căng thẳng bên trong ống hậu môn và dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
Các triệu chứng phổ biến nhất khi bị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Đau buốt khi đi đại tiện, cơn đau có thể kéo dài vài giờ;
- Đi ngoài ra máu, hầu hết mọi người đều nhận thấy một lượng máu nhỏ, màu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh.
Các triệu chứng nứt kẽ hậu môn thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng cách biện pháp tự chăm sóc, thuốc theo toa hoặc phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Viêm túi thừa
Túi thừa là các túi nhỏ phát triển trong lớp niêm mạc của hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như đại tràng. Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa bị viêm. Tình trạng này có thể dẫn đến đau bụng dữ dội, sốt, buồn nôn và thay đổi thói quen đi đại tiện của người bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi bị viêm túi thừa bao gồm:
- Đau đớn kéo dài trong nhiều ngày, đặc biệt là ở phần bụng dưới bên trái;
- Buồn nôn và nôn;
- Sốt;
- Đau bụng;
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
Đôi khi các túi thừa có thể bị chảy máu, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên máu thường có thể tự ngừng mà không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Viêm túi thừa có thể được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
5. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng xảy ra khi các mô lót bên trong đại tràng bị viêm. Đôi khi viêm đại tràng có thể bị loét, dẫn đến đi ngoài ra máu và một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Các triệu chứng phổ biến khi bị viêm loét đại tràng, bao gồm:
- Tiêu chảy, thường có máu hoặc mủ;
- Đau bụng hoặc chuột rút bụng;
- Đau trực tràng;
- Chảy máu trực tràng, thường xảy ra khi người bệnh đi đại tiện;
- Có nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp;
- Giảm cân;
- Mệt mỏi;
- Sốt.
Hiện tại, các phương pháp điều trị viêm đại tràng nhằm mục đích giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh bùng phát. Người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
6. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện các vết loét ở niêm mạc dạ dày tá tràng hoặc phần trên của ruột non. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu hoặc dẫn đến xuất huyết dạ dày. Xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu màu đen hoặc phân có dạng hắc ín.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau không steroid (NSAID). Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nghiện rượu, stress và ăn nhiều thực phẩm cay, có thể khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Đôi khi vết loét dạ dày có thể tự lành. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, vết loét có thể tái phát nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
7. Polyp đại trực tràng
Polyp là các khối u không phải ung thư, phát triển bất thường ở niêm mạc trực tràng hoặc đại tràng. Điều này có thể dẫn đến kích ứng, viêm nhiêm và chảy máu nhẹ và dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.
Trong hầu hết các trường hợp, polyp sẽ được cắt bỏ thông qua phẫu thuật nội soi. Sau đó các mô sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định dấu hiệu ung thư hoặc các nguy cơ phát triển thành ung thư.
8. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là khi quan hệ thông qua hậu môn có thể làm lây lan nhiều vi khuẩn hoặc virus. Các loại vi khuẩn hoặc virus này có thể gây viêm hậu môn - trực tràng và khiến người bệnh đi ngoài ra máu. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Để điều trị tình trạng này, bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc chống nấm, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
9. Ung thư
Ung thư có thể gây ảnh hưởng đến trực tràng hoặc đại tràng có thể gây kích ứng, viêm nhiễm và chảy máu. Có khoảng 48% những người bị ung thư đại trực tràng sẽ bị chảy máu từ hậu môn và dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu.
Ung thư ruột kết (đại tràng) là một dạng ung thư rất phổ biến và có xu hướng tiến triển chậm dần, do đó rất khó phát hiện sớm. Ung thư trực tràng ít phổ biến hơn ung thư ruột kết, nhưng có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp lúc.
Một số trường hợp ung thư được phát hiện từ các dạng polyp lành tình. Do đó, điều quan trọng là người bệnh thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng cũng như tiền sử y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Chăm sóc tại nhà
Xác định được nguyên nhân là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, có một số mẹo phổ biến có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy máu, chẳng hạn như:
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, nhiều chất xơ.
- Uống nhiều nước để làm ẩm cơ thể và giúp phân mềm.
- Tránh căng thẳng khi đi đại tiện.
- Lau hậu môn nhẹ nhàng hoặc làm sạch hậu môn với vòi xịt cầm tay sau khi đi đại tiện.
- Điều trị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính.
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
- Thường xuyên tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm để thư giãn các cơ.
- Tránh các loại thực phẩm cay, béo, chế biến nhiều hoặc ít chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Tránh lạm dụng các loại thuốc chống viêm không steroid.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng đường tiêu hóa hoặc các tiền sử bệnh lý để được hướng dẫn cụ thể.
Đi ngoài ra máu hoặc có máu dính trên phần, bồn cầu, giấy vệ sinh, thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Chẩn đoán
Điều quan trọng khi đi ngoài ra máu là đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá máu trong phân để xác định các nguyên nhân liên quan. Chẳng hạn như phân màu đen hoặc hắc ín, có thể liên quan đến loét dạ dày hoặc các vấn đề khác ở đường tiêu hóa trên. Trong khi đó, máu màu đỏ tươi thường liên quan đến các vấn đề ở đường tiêu hóa dưới, chẳng hạn như bệnh trĩ gây chảy máu hoặc viêm túi thừa.
Sau khi kiểm tra phân và lịch sử y tế, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để tăng cường tính chính xác, chẳng hạn như:
- Rửa dạ dày: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định vị trí chảy máu ở đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ loại bỏ các chất trong đường tiêu hóa qua một ống được đưa vào dạ dày thông qua mũi. Nếu dạ dày không có máu hoặc máu đã ngừng chảy, thì tình trạng đi ngoài ra máu có thể liên quan đến các tổn thương ở đường tiêu hóa dưới.
- Nội soi thực quản: Thủ thuật này sử dụng một ống nội soi thông qua miệng, xuống thực quản đến dạ dày và tá tràng. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để tìm kiếm vị trí chảy máu. Ngoài ra, nội soi có thể thu thập các mô nhỏ để kiểm tra ở kính hiển vi.
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi qua hậu môn, trực tràng để quan sát ruột kết và xác định vị trí chảy máu. Tương tự như nội soi thực quản, nội soi đại tràng có thể giúp bác sĩ thu thâp một số mô để sinh thiết ở phòng thí nghiệm.
- Nội soi viên nang: Trong thủ tục này, người bệnh sẽ được nuốt một viên nang có chứa camera nhỏ, camera này sẽ truyền hình ảnh đến màn hình máy tính và bác sĩ sẽ xác định các vấn đề liên quan.
- Chụp X - quang bari: Trong thủ thuật này, người bệnh sẽ được nuốt một chất cản quang (được gọi là bari) để làm được tiêu hóa hiển thị trên phim chụp X - quang.
- Chụp động mạch: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt tiêm vào tĩnh mạch để giúp các mạch máu hiển thị trên phim X - quang hoặc CT. Thủ thuật này có thể giúp bác sĩ xác định mạch máu bị rò rỉ và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Đi ngoài ra máu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Cách điều trị
Trong trường hợp chảy máu cấp tính, bác sĩ có thể thực hiện một số kỹ thuật cầm máu. Thông thường nội soi đường tiêu hóa có thể được sử dụng để tiêm hóa chất vào vị trí chảy máu, cầm máu bằng dòng điện hoặc tia laser. Nếu nội soi không thể kiểm soát được lượng máu chảy, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chụp động mạch để tiêm thuốc vào mạch máu để kiểm soát tình trạng chảy máu.
Ngoài việc cầm máu ngay lập tức, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị để ngăn ngừa chảy máu tái phát. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn H. pylori;
- Thuốc ức chế acid dạ dày hoặc thuốc chống viêm để điều trị viêm đại tràng;
- Phẫu thuật để loại bỏ polyp hoặc các phần ruột kết bị tổn thương do ung thư, bệnh viêm ruột hoặc viêm túi thừa.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ để tránh táo bón, nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ. Bên cạnh đó, ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc dành thời gian nghỉ ngơi có thể cải thiện hệ thống tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp
- Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn hoa quả tươi, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, sữa, thực phẩm giàu protein và tinh bột.
- Hạn chế ăn thịt đổ, đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều đường và kiêng uống rượu bia.
Người bị trĩ hoàn toàn có thể tập gym để cải thiện bệnh. Lựa chọn được những bài tập gym phù hợp sẽ giúp người bệnh trĩ tăng cường tuần hoàn máu, ngăn tình trạng ứ huyết ở tĩnh mạch, đồng thời cũng hạn chế việc tăng kích thước búi trĩ.
Các bài tập người bị trĩ nên tập:
- Tư thế em bé
- Tư thế xả hơi
- Tư thế chống chân lên tường
- Bài tập hít thở sâu
- Bài tập co cơ sàn chậu
Thời gian phục hồi sau mổ trĩ thông thường là 1-6 tuần, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình sức khỏe người bệnh, phương pháp thực hiện, tay nghề bác sĩ, kế hoạch chăm sóc sau mổ.
- Trong 4 tuần đầu vẫn cảm thấy đau rát nhẹ.
- Sau 4 tuần cơn đau dần đỡ.
Thời gian để người bệnh hoạt động sau mổ trĩ là:
- Làm việc nhẹ: 1 tuần sau phẫu thuật.
- Hoạt động bình thường: 2 - 3 tuần sau phẫu thuật.
- Thể thao mạnh: 6 - 8 tuần sau phẫu thuật.
Trẻ bị táo bón nên ăn:
- Rau xanh mềm, trái cây chín mềm
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Vừng đen, các loại đậu
- Khoai lang, bột sắn dây
- Sữa chua
Nên kiêng:
- Thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa
- Bánh mì trắng, mì gói
- Rau củ có vị chát
- Đồ ngọt hoặc nước ngọt có gas
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Chị em mang thai bị táo bón TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN RẶN. Rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ sau:
- Rặn mạnh có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc sinh non ở tam cá nguyệt thứ ba.
- Rặn mạnh có thể làm rách da hậu môn, gây đau rát và chảy máu, hình thành bệnh trĩ.
Thay vào đó chị em nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng. Trường hợp táo bón nặng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xem chi tiếtNgười bị trĩ có thể uống thuốc để điều trị khỏi bệnh khi ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ bệnh: Trĩ độ 1 và 2 có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Trĩ độ 3, 4 thường phải điều trị xâm lấn.
- Cách dùng thuốc: Người bệnh tuân thủ nghiêm túc chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ sẽ tăng hiệu quả điều trị.
- Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, đầy đủ vitamin kết hợp vận động, vệ sinh đúng giờ cũng giúp triệt tiêu trĩ.
- Người bị đi ngoài ra máu nên ăn những thực phẩm giàu magie, chất xơ, vitamin C, rutin và probiotic
- Nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu và các chất kích thích