Khó Đi Ngoài
Khó đi ngoài có thể xảy ra do tác động của rất nhiều nguyên nhân. Khi gặp phải tình trạng này bạn cần thăm khám tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhất. Nếu bạn chủ quan trong việc xử lý sẽ tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khởi phát
Định nghĩa
Khó đi ngoài là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, kể cả người già và trẻ nhỏ. Đây là cảm giác buồn đi ngoài nhưng không đi được. Nhiều trường hợp ngồi lâu nhiều giờ trong toilet nhưng vẫn không thể đi đại tiện. Ngoài ra, khi mắc phải tình trạng khó đi ngoài bạn còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như bụng căng cứng, đau rát hậu môn, mệt mỏi, buồn nôn,…
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây khó đi đại tiện có thể kể đến là:
- Do tác động bởi các thói quen xấu như nhịn đi đại tiện nhiều lần, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh,…
- Ảnh hưởng của thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo và ít chất xơ, lười vận động, lạm dụng chất kích thích,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây y trị bệnh như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Sự xuất hiện của các khối u bên trong đường ruột hoặc hậu môn trực tràng, bị dính ruột do phẫu thuật trị bệnh
- Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của hàng loạt các cơ quan bên trong cơ thể.
Khó đi đại tiện thường xảy ra do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và ăn uống của mỗi người. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khởi phát như viêm trực tràng, ung thư dạ dày, suy thận,…
Chăm sóc tại nhà
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:
- Tăng cường hoạt động vận động, đặc biệt là việc đi bộ mỗi ngày để kích thích tiêu hóa.
- Giữ tinh thần ổn định và thoải mái, tránh căng thẳng.
- Đi đại tiện ngay khi cảm thấy nhu cầu, không nên nín nhịn để tránh làm khô phân.
Thay đổi chế độ ăn uống:
- Tăng cường chất xơ từ thực phẩm như khoai lang, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, trái cây tươi để giữ nước và làm mềm phân.
- Tránh thực phẩm gây áp lực và kích thích tiêu hóa như đồ ăn cay, dầu mỡ, thực phẩm giàu đạm.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột qua sữa chua và đồ uống lên men để cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Uống đủ nước mỗi ngày để tăng nhu động ruột, bôi trơn niêm mạc và làm mềm phân.
Mẹo dân gian:
- Uống nước cốt chanh: Pha nước cốt chanh tươi với nước ấm và uống sau khi thức dậy. Nước này giúp làm mềm phân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi đại tiện.
- Uống dung dịch muối Epsom: Pha 2 thìa cà phê muối Epsom với 240ml nước ấm và uống có thể giúp làm dễ dàng quá trình đi đại tiện sau vài tiếng.
- Uống nước ép mận: Nước ép mận chứa Sorbitol, có tác dụng nhuận tràng. Uống nước ép mận vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp cải thiện tình trạng khó đi ngoài.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Khi gặp khó khăn trong việc đi ngoài, cần khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:
- Bệnh trĩ:
- Đau rát khi đi đại tiện.
- Sự xuất hiện của các búi trĩ và triệu chứng như chảy dịch hoặc máu ở hậu môn.
- Rối loạn tiêu hóa:
- Đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất nước.
- Sa trực tràng:
- Khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài.
- Có khối thịt thừa tại hậu môn.
- Hội chứng ruột kích thích:
- Nhu động ruột co bóp, muốn đi ngoài nhiều lần nhưng gặp khó khăn trong việc đào thải phân.
- Bệnh lý nguy hiểm khác:
- Nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng hoặc đại tràng, ung thư trực tràng có thể là nguyên nhân của tình trạng khó đi ngoài.
Điều trị
Người bệnh có thể cải thiện tình trạng khó đi ngoài một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng thuốc Tây y. Việc dùng thuốc trị bệnh cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị khó đi ngoài là:
- Thuốc làm mềm phân: Thuốc được sử dụng bằng đường uống đối với những trường hợp nhẹ.
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc có tác dụng nhuận tràng nên sẽ kích thích người bệnh đi ngoài ngay lập tức.
- Thuốc thụt hậu môn trị táo bón: Thuốc được sử dụng bằng cách bơm trực tiếp vào hậu môn và trực tràng. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, không được quá lạm dụng.
Câu hỏi thường gặp
- Các biện pháp khắc phục táo bón thường được sử dụng bao gồm, uống nước nóng, tăng lượng chất xơ và thực hiện xoa bóp đại tràng có thể giúp khắc phục tình trạng táo bón.
- Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc thuốc xổ.
Trẻ bị táo bón nên ăn:
- Rau xanh mềm, trái cây chín mềm
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Vừng đen, các loại đậu
- Khoai lang, bột sắn dây
- Sữa chua
Nên kiêng:
- Thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa
- Bánh mì trắng, mì gói
- Rau củ có vị chát
- Đồ ngọt hoặc nước ngọt có gas
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Chị em mang thai bị táo bón TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN RẶN. Rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ sau:
- Rặn mạnh có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc sinh non ở tam cá nguyệt thứ ba.
- Rặn mạnh có thể làm rách da hậu môn, gây đau rát và chảy máu, hình thành bệnh trĩ.
Thay vào đó chị em nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng. Trường hợp táo bón nặng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xem chi tiếtNgười bị trĩ có thể uống thuốc để điều trị khỏi bệnh khi ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ bệnh: Trĩ độ 1 và 2 có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Trĩ độ 3, 4 thường phải điều trị xâm lấn.
- Cách dùng thuốc: Người bệnh tuân thủ nghiêm túc chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ sẽ tăng hiệu quả điều trị.
- Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, đầy đủ vitamin kết hợp vận động, vệ sinh đúng giờ cũng giúp triệt tiêu trĩ.