Táo Bón Làm Sao Để Đi Ngoài?
- Các biện pháp khắc phục táo bón thường được sử dụng bao gồm, uống nước nóng, tăng lượng chất xơ và thực hiện xoa bóp đại tràng có thể giúp khắc phục tình trạng táo bón.
- Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc thuốc xổ.
Uống nước nóng
Uống nước nóng là một trong những mẹo giúp kích thích đi ngoài khá an toàn và hiệu quả. Nhiệt độ ấm nóng của nước khi đi vào đường ruột sẽ kích thích nhu động ruột, từ đó phân trong đại tràng sẽ di chuyển dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng ứ đọng xảy ra. Ngoài uống nước nóng, người bệnh cũng có thể uống đồ uống chứa cafein để cải thiện.
Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hàm lượng hoạt chất cafein khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ tăng co bóp đường ruột và mang lại hiệu quả trị táo bón lên đến 60% so với việc dùng nước ấm thông thường.
Vì thế, bạn nên uống nước nóng hoặc cà phê nóng trước khi đi vệ sinh khoảng 30 phút khi bị táo bón giúp việc đào thải phân diễn ra thuận lợi hơn. Cafein có tác dụng nhuận tràng nhưng bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ. Nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây phản tác dụng, khiến cơ thể bị mất nước và làm tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn.1
Xả nước ấm vào hậu môn
Xả nước ấm vào hậu môn cũng là cách hỗ trợ đi ngoài khá hiệu quả. Nước ấm sẽ giúp làm mềm phân và giảm nhẹ triệu chứng đau rát mỗi khi đi đại tiện. Bạn chỉ cần dùng vòi sen, điều chỉnh về mức nước ấm rồi xả trực tiếp vào trong hậu môn khoảng 5 phút.
Chú ý xả nước ấm với tốc độ vừa phải, nếu xả quá mạnh sẽ khiến vùng da dưới hậu môn bị đau buốt. Đơn giản hơn, bạn hãy ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15 phút trước khi đi vệ sinh.
Thức dậy sớm hơn
Buổi sáng sớm là thời điểm rất thích hợp để đi đại tiện. Lúc này, nhu động ruột sẽ hoạt động mạnh nhất và kích thích cảm giác muốn đi đại tiện, từ đó việc đào thải phân có thể diễn ra tốt hơn.
Nếu bị táo bón, bạn nên ngủ dậy sớm để đi đại tiện, điều này sẽ có tác động rất tốt đến việc cải thiện triệu chứng táo bón. Đồng thời, bạn cũng nên tập cho bản thân thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là từ 5 – 7 giờ sáng.
Thay đổi tư thế đi đại tiện
Nếu đang bị táo bón và gặp khó khăn trong việc đi ngoài, bạn có thể thử thay đổi tư thế đi đại tiện để cải thiện tình trạng bệnh. Chuyên gia cho biết, tư thế đi đại tiện tốt nhất là ngồi xổm, ở tư thế này cơ thắt hậu môn sẽ được thả lỏng hoàn toàn và việc đi đại tiện sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Hầu hết các dạng bồn cầu hiện nay đều được thiết kế dưới dạng ngồi bệt. Để có thể duy trì tư thế ngồi xổm khi sử dụng các dạng bồn cầu này, bạn hãy kê một chiếc ghế nhỏ cao chừng 20cm ở bên dưới chân giúp nâng cao phần đùi lên trên.
Hãy thực hiện theo 4 bước đơn giản sau để giảm các triệu chứng táo bón và đi đại tiện dễ dàng.
- Giữ đầu gối của bạn cao hơn hông. Có thể sử dụng một chiếc ghế đẩu để kê dưới chân.
- Nghiêng người về phía trước và đặt khuỷu tay lên đầu gối
- Phình bụng ra bằng cách hít thở thật sâu
- Duỗi thẳng cột sống của bạn
- Thư giãn cơ vòng hậu môn để mở mông và đẩy phân ra ngoài
Chỉ nên thử khoảng 3 lần. Nếu không hiệu quả hãy đứng dậy ra khỏi nhà vệ sinh và đi lại hoặc uống các đồ ấm nóng.
Vận động trước khi đi đại tiện
Một mẹo giúp đi ngoài nhanh chóng mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà đó là vận động trước khi đi đại tiện. Khi vận động, cơ thể sẽ tích trữ nhiều oxy hơn, từ đó việc đưa phân ra khỏi trực tràng cũng thuận lợi hơn.
Cách này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mệt mỏi hoặc mất sức do đi đại tiện quá lâu. Các bài tập nên thực hiện trước khi đi đại tiện là nhún nhảy, đứng lên ngồi xuống, hít thở sâu và ép bụng vào,…
Massage vùng đáy chậu, vùng bụng
Vị trí của vùng đáy chậu được xác định là ở giữa cơ quan sinh dục và hậu môn. Nếu gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, bạn có thể tiến hành massage vùng đáy chậu. Việc làm này có tác dụng làm thư giãn vùng đáy chậu, hỗ trợ làm mềm phân và dễ đi tiêu. Khi massage, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng với một lực vừa phải.
Ngoài ra, bạn cũng có thể massage vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ giúp làm nóng bụng và kích thích nhu động ruột. Thực hiện động tác này vào mỗi buổi sáng sẽ tăng cảm giác buồn đi đại tiện và giúp dễ đào thải phân ra bên ngoài.
Thay đổi thói quen ăn uống
Bên cạnh việc thực hiện các mẹo giúp đi đại tiện nhanh ở trên, bạn cũng nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày của bản thân. Ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng táo bón.
Để cải thiện tình trạng này, chế độ ăn uống của người bệnh cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Tăng cường bổ sung chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày thông qua rau củ quả tươi xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám,…
- Nói không với các loại đồ ăn khó tiêu như đồ chiên xào, đồ ăn giàu chất béo, đồ ăn cay nóng, thực phẩm thông cứng, đồ ăn nhiều đường, nước giải khát có gas, đồ uống chứa cồn,…
- Bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn. Đồng thời, nước còn có tác dụng bôi trơn đường ruột và làm mềm phân.
Loại bỏ các thói quen gây hại khi đi vệ sinh
Các thói quen gây hại đó là:
- Không sử dụng smartphone, đọc báo, đọc tin tức,… khi đi đại tiện. Điều này sẽ khiến cho não bộ bị phân tâm, không tập trung vào việc đẩy phân ra ngoài.
- Sử dụng quá nhiều giấy khi đi vệ sinh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển lan rộng và gây kích ứng đến vùng da xung quanh hậu môn.
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện, trường hợp bị táo bón kéo dài nếu thường xuyên rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nứt hậu môn
Dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng
Sau khi áp dụng các mẹo ở trên mà vẫn không đi ngoài được, bạn có thể sử dụng đến một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng trong Tây y để cải thiện.
Các loại thuốc giúp đi ngoài nhanh chóng mà người bị táo bón có thể sử dụng là:
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng có tác dụng kích thích đi tiêu nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong khoảng thời gian ngắn từ 2 – 3 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm bisacodyl, senna sennosides
- Thuốc xổ: Chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm thuốc xổ glycerin, thuốc xổ natri phosphat
- Thuốc làm mềm phần: Chất làm mềm phân có tác dụng kích thích bài tiết nước và điện giải tại đại tràng giúp phân trở nên mềm hơn. Một số loại thuốc làm mềm phân phổ biến bao gồm: Docusate (Colace), Docusate (Surfak), Polyethylene glycol (MiraLAX)
- Thuốc đạn: Thuốc đạn cũng có thể sử dụng để khắc phục chứng táo bón một cách tạm thời. Một số loại thuốc phổ biến là Glycerin, Bisacodyl (Dulcolax)
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về táo bón:
Cách thoát khỏi táo bón nhanh chóng nhất?
Dùng thuốc nhuận tràng có thể giúp giảm táo bón nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ vì nếu lạm dụng có thể gây những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Có nên rặn khi bị táo bón?
Bạn nên để cơ thể thoải mái khoảng 5 phút trước khi bắt đầu rặn. Nên hạn chế rặn khi bị táo bón, vì việc rặn mạnh có thể gây ra một số tác hại như nứt kẽ hậu môn, tăng nguy cơ mắc trĩ hoặc bị sa trực tràng.
Phân bị mắc kẹt giữa chừng thì nên làm gì?
Phân ứ đọng hoặc táo bón có thể khiến phân bị kẹt giữa chừng. Nếu bạn gặp phải vấn đề này khi đi vệ sinh, hãy kiểm tra và đảm bảo mình ngồi trong bồn cầu đúng tư thế.
Bên cạnh đó, bạn có thể tiêu phân cứng bằng cách đi lại, uống nước hoặc uống thuốc nhuận tràng trước khi đi vệ sinh.
Một số biến chứng xấu của táo bón?
Những người bị táo bón lâu dài có nguy cơ phát triển: bệnh trĩ, ứ phân (phân khô, cứng tích tụ trong trực tràng) và không tự chủ được ruột (rò rỉ phân lỏng). Với những trường hợp này, bạn nên liên hệ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.