Bị Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không?
Người bị thoái hóa khớp gối VẪN CÓ THỂ ĐI BỘ nếu thực hiện đúng cách.
Lợi ích:
- Nuôi dưỡng sụn khớp, giảm ma sát và khô khớp.
- Giảm đau, tăng cường chức năng khớp, ngăn ngừa cứng khớp.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp quanh khớp gối.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý về cường độ, tư thế… Ngoài ra hạn chế đi lại khi bệnh nặng, thay thế bằng bơi lội, yoga.
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Khác với cơ bắp, sụn khớp không được nuôi dưỡng bởi máu mà nhờ dịch khớp – một chất nhờn đóng vai trò bôi trơn và bảo vệ khớp. Đi bộ nhẹ nhàng chính là chìa khóa giúp tạo ra dịch khớp, nuôi dưỡng sụn và bảo vệ khớp gối của bạn.
Chính vì vậy NGƯỜI BỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĐI BỘ để cải thiện bệnh cũng như tăng cường sức khỏe.
Những lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ đúng cách đối với người thoái hóa khớp gối như:
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Khi đi bộ, các cơ bắp xung quanh khớp gối được vận động, giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai. Điều này giúp hạn chế áp lực lên khớp gối, giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
- Tăng cường dịch khớp: Khi đi bộ, dịch khớp được di chuyển khắp khớp gối, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát và làm chậm quá trình thoái hóa.
- Giảm cân: Việc thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh thoái hóa khớp gối. Đi bộ đúng cách giúp giảm cân, từ đó hạn chế áp lực lên khớp gối, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Đi bộ là một bài tập tim mạch hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp và cholesterol.
Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây phù nề khớp gối, việc đi lại cần được hạn chế để tránh làm tình trạng thêm trầm trọng.
Lý do là vì lúc này sụn khớp đã mất đi chức năng hấp thụ lực giữa hai đầu khớp xương. Vận động mạnh hoặc đi lại nhiều sẽ tạo ra sang chấn trên hai đầu xương, khiến tình trạng thoái hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này kích thích khởi phát cơn đau âm ỉ và trở nên nghiêm trọng hơn khi đi lại.
Do đó, bạn nên hạn chế đi lại khi bệnh thoái hóa khớp đã chuyển biến nặng. Thay vào đó, hãy chuyển sang các bộ môn thể thao khác phù hợp hơn như đạp xe, thể dục dưỡng sinh, yoga.
Cách đi bộ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh cần phải đi bộ đúng cách để đảm bảo an toàn, tránh gây tổn thương đến khớp gối và hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn đi bộ đúng cách giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối người bệnh cần phải nắm rõ:
- Khởi động: Khởi động là việc làm rất cần thiết trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào. Khởi động nhằm mục đích làm nóng cơ và khớp, kích hoạt khớp tăng tiết dịch nhờn bôi trơn giúp vận động tại đây trở nên linh hoạt hơn. Bạn nên làm nóng cơ thể trước khi đi bộ khoảng 5 – 10 phút thông qua các động tác cơ bản như gập cơ, duỗi cơ, căng cơ, xoay cổ chân, xoay đầu gối,…
- Khoảng cách đi bộ: Khi đi bộ, bạn chỉ nên bước đi vừa phải không quá chậm nhưng cũng không quá nhanh và dài. Khoảng cách giữa các bước đi phù hợp là vừa đủ 2 bước chân, nên bước đều suốt cả chặng đường với tốc độ vừa phải.
- Tư thế đi bộ: Cần giữ thẳng cột sống lưng khi đi bộ, đầu luôn hướng thẳng về phía trước, hai tay để thả lỏng hoặc đánh nhịp nhàng ơ hai bên hông. Khi tập luyện, không nên dồn trọng lượng cơ thể lên hai khớp gối khiến khớp bị chèn ép và gây đau nhức dữ dội hơn.
- Thời gian đi bộ: Với những người bị thoái hóa khớp gối, không nên đi bộ trên quãng đường quá dài và không đi bộ quá 30 phút/ngày. Dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn hãy lựa chọn thời gian đi bộ sao cho phù hợp. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể đi bộ 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, thời gian mỗi lần tập chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút.
Lưu ý khi đi bộ dành cho người bị thoái hóa khớp gối
Đi bộ khi bị thoái hóa khớp gối là phương pháp giảm đau khá hiệu quả. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn bài tập hỗ trợ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Đồng thời, khi đi bộ hỗ trợ điều trị bệnh bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Sử dụng giày đi bộ phù hợp với kích cỡ chân, có thiết kế thoải mái và đế làm bằng chất liệu mềm dẻo giúp làm tăng bộ bám. Tuyệt đối không được mang giày cao gót để tránh gây ảnh hưởng đến khớp gối. Tốt nhất, bạn nên sử dụng giày chuyên dụng dành để đi bộ.
- Khi đi bộ nên mặc trang phục rộng rãi và có độ thấm hút mồ hôi tốt giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể.
- Nên ăn nhẹ trước khi đi bộ khoảng 45 phút để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tránh cảm giác mệt mỏi do thiếu hụt năng lượng. Khi đi bộ nên mang theo nước để bổ sung cho cơ thể khi cần thiết. Nên uống nước với liều lượng vừa đủ, không nên uống quá nhiều cùng một lúc.
- Trường hợp bị đau nhức khi đi bộ, bạn nên ngừng tập luyện và tiến hành chườm đá để giảm đau. Nếu tình trạng này vẫn không thuyên giảm thì nên dành từ 1 – 2 ngày để nghỉ ngơi giúp tình trạng đau nhức bị đẩy lùi hoàn toàn.
- Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên đi bộ khoảng 6000 bước/ngày và không nên sải quá rộng. Chỉ nên đi bộ khoảng 30 phút/ngày và chia nhỏ thời gian đi bộ thành nhiều lần trong ngày.
- Nên đi bộ ở những nơi có không khí trong lành sạch sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và thư giãn tinh thần. Nên đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, tránh đi bộ vào buổi trưa nắng gắt. Người bệnh nên lựa chọn địa điểm đi bộ có địa hình bằng phẳng, tránh những nơi có dốc cao hoặc trơn trượt.
Đi bộ lầ môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bệnh có thể thực hiện tại nhà nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp thăm khám và điều trị chuyên khoa giúp tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt.