Viêm Khớp Dạng Thấp Có Mấy Giai Đoạn?
Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát
- Triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, gầy sút cân, tê bì chân tay.
- Tổn thương khớp chưa rõ ràng.
Giai đoạn 2: Đau nhức dai dẳng
- Đau buốt kéo dài tại khớp và cứng khớp.
- Sưng đỏ và viêm nóng tại khớp.
Giai đoạn 3: Hạn chế vận động
- Tổn thương nghiêm trọng, viêm nhiễm lan rộng đến hệ thống cơ bắp quanh khớp.
- Hình thành hạt thấp dưới da, gắn liền với xương, làm giảm khả năng vận động.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối
- Khớp bị tổn thương, không còn triệu chứng viêm mà hình thành mô xơ.
- Biến dạng, dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc tàn phế.
- Cần phẫu thuật thay khớp để cải thiện khả năng vận động.
Viêm khớp dạng thấp là có biểu hiện ra bên ngoài không rõ ràng ở những giai đoạn đầu. Điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh và đưa ra các biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm. Theo thời gian, bệnh sẽ chuyển biến nặng và dễ phát sinh biến chứng. Bài viết dưới đây là các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp bạn có thể tham khảo.
Điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn mạn tính. Bệnh xảy ra khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn, tự tạo ra kháng thể chống lại tế bào khỏe mạnh. Theo thống kê, số ca viêm khớp dạng thấp đang không ngừng tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên, y khoa vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều có liên quan đến yếu tố di truyền, nhiễm khuẩn, chấn thương khớp,…
Đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp là gây tổn thương đến khớp có tính chất đối xứng nhau qua hai bên cơ thể. Khi mới khởi phát, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và đầu khớp lớn. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức và viêm sưng tại khớp rất khó chịu. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi về đêm hoặc gần sáng. Theo thời gian, bệnh sẽ dần tấn công và gây tổn thương đến các khớp nhỏ trên cơ thể. Khi tổn thương xảy ra tại khớp cổ tay hoặc khớp cổ chân sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.
Ngoài tổn thương đến khớp, bệnh còn gây ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan nội tạng khác bên trong cơ thể như tim, thần kinh, phổi, mắt,… nếu không được kiểm soát tốt. Chuyên gia cho biết, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu bạn chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến khả năng vận động và sức khỏe của bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?
Dựa vào mức độ tiến triển của bệnh mà y khoa chia bệnh lý này thành 4 giai đoạn cụ thể. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì biểu hiện của bệnh ra bên ngoài cũng sẽ có sự khác nhau, vì vậy mục đích điều trị ở từng giai đoạn cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là 4 giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp cùng với các biểu hiện đặc trưng bạn có thể tham khảo:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, gầy sút cân, tê bì chân tay, mệt mỏi kéo dài,… Tuy nhiên, tổn thương tại khớp lại chưa rõ ràng nên rất khó phân biệt. Sau khoảng 3 tuần, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mới.
Ngoài ra, khi mới khởi phát bệnh còn có thể gây tổn thương đến một số cơ quan khác trên cơ thể với các biểu hiện như viêm khô vùng kết mạc, rối loạn nhịp tim, xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm phế quản,… Điều này đã khiến cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng viêm và bảo vệ khớp.
+ Giai đoạn 2: Đau nhức dai dẳng
Khi bước qua giai đoạn 2, người bệnh sẽ đối mặt với triệu chứng đau buốt kéo dài tại khớp và cứng khớp. Tình trạng này xảy ra khá thường xuyên, đột ngột và kéo dài cả ngày lẫn đêm. Ở một vài trường hợp sẽ có thêm triệu chứng sưng đỏ và viêm nóng tại khớp. Các khớp bị sưng thường có tính chất đối xứng nhau, tình trạng này có thể diễn ra kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng.
Khi bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ gây ra tình trạng viêm cột sống cổ, điều này đã khiến cho cổ bị tê cứng và không thể hoạt động bình thường. Việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 2 cũng tương tự như giai đoạn 1, giúp kiểm soát viêm và bảo vệ khớp.
+ Giai đoạn 3: Hạn chế vận động
Ở giai đoạn này, tổn thương tại các khớp lớn trên cơ thể đã trở nên nghiêm trọng và không thể tự giảm đau tại nhà. Do lúc này, tình trạng viêm nhiễm đã phát triển lan rộng đến hệ thống cơ bắp quanh khớp. Với những trường hợp bệnh nặng hơn sẽ gây ra tình trạng đau nhức cùng lúc hai khớp đối xứng nhau và nhanh chóng tiến triển sang viêm đa khớp.
Khi bệnh đã tiến triển sang viêm đa khớp sẽ hình thành nên hạt thấp bên dưới da. Các hạt này gắn liền với xương, mọc thành từng đám với kích thước từ vài mm đến vài cm. Tại những vị trí xuất hiện hạt thấp sẽ có thêm triệu chứng cứng khớp, điều này đã khiến cho người bệnh không thể vận động cơ một cách bình thường. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ nhằm mục đích giảm đau và phòng ngừa tàn tật.
+ Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối
Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn cuối, người bệnh phải đối mặt với hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm. Khớp bị tổn thương không còn triệu chứng viêm nữa mà hình thành nên mô xơ, điều này đã làm cho khớp xương không thể hoạt động bình thường. Lúc này, khớp xương sẽ bị biến dạng và dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc tàn phế.
Một số biến dạng khớp thường gặp của bệnh lý này là hội chứng hầm cổ tay, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay hình cổ cò,… Mục đích điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn cuối là giảm đau và ngăn ngừa các tổn thương đi kèm. Nhiều trường hợp phải tiến hành phẫu thuật thay khớp để cải thiện khả năng vận động.
Bệnh viêm khớp dạng thấp hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán xác định, dựa vào đó bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp cho phù hợp. Nếu chủ quan trong việc điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu và phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.