Thấp Khớp
Thấp khớp là bệnh lý gây tổn thương đến khớp và mô liên kết bên trong cơ thể. Đây là bệnh tự miễn xảy ra khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Đặc trưng của bệnh thấp khớp là gây đau mãn tính kèm theo sưng viêm tại khớp, khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Định nghĩa
Thấp khớp hay còn được gọi là rối loạn thấp khớp, nhiều khi cụm này sẽ dùng để chỉ tình trạng viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý xương khớp mãn tính, bệnh xảy ra do hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Đặc trưng của bệnh lý này là gây viêm nhiễm tại màng bao hoạt dịch khớp rồi dần phá hủy các tổ chức bên trong khớp như sụn, dây chằng, mô xương,... Điều này đã khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, bệnh thấp khớp có đến hơn 200 tình trạng khác nhau. Dựa vào đặc tính và mức độ nghiêm trọng mà các rối loạn thấp khớp được chia thành 10 nhóm chính. Trong đó, phổ biến nhất là thấp khớp liên quan đến khớp và thấp khớp không liên quan đến khớp.
- Thấp khớp liên quan đến khớp: Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp trên cơ thể như khớp gối, khớp tay chân,... Một số thể bệnh có thể gặp là viêm khớp dạng thấp, gout, lupus ban đỏ,...
- Thấp khớp không liên quan đến khớp: Thể bệnh này không gây tổn thương trực tiếp đến khớp mà chỉ ảnh hưởng đến mô mềm hoặc cơ xung quanh. Nhưng nếu bạn chủ quan trong việc điều trị, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể phát triển lan rộng đến khớp xương.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh thấp khớp có đến hơn 200 thể khác nhau như viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa,... Vì thế, biểu hiện của mỗi thể bệnh ra bên ngoài là khác nhau. Bạn có thể dựa vào các triệu chứng mà bản thân đang mắc phải để phân biệt loại bệnh và đưa ra phương án can thiệp cho phù hợp.
Triệu chứng chung
- Bị tê bì và đau nhức chân tay khi bệnh mới khởi phát, đôi khi sẽ bị cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Quan sát bên ngoài thấy khớp bị nóng đỏ kèm theo sưng viêm.
- Khi bệnh đã chuyển biến nặng sẽ khiến nhiều khớp bị đau và sưng tấy cùng lúc, tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng. Đồng thời, người bệnh còn bị tê cứng khớp trong khoảng thời gian khá dài.
- Một số triệu chứng toàn thân phải đối mặt khi bệnh chuyển biến nặng là sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chán ăn,...
Triệu chứng theo thể bệnh
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây sưng viêm tại khớp kèm theo triệu chứng đau nhức dữ dội. Viêm khớp dạng thấp khiến hệ xương khớp bị tổn thương vĩnh viễn và dần biến dạng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan khác như mạch máu, da, mắt, phổi,...
- Gout: Bệnh khởi phát khi tinh thể acid uric tích tụ tại khớp, kích thích khởi phát viêm xảy ra. Khớp tổn thương sẽ có triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ và đau nhức dữ dội. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau nhưng phổ biến nhất là khớp ngón chân cái. Nếu không điều trị sẽ hình thành nên hạt tophi. Đồng thời, sự tích tụ của acid uric còn làm suy giảm chức năng thận.
- Lupus ban đỏ: Đây là bệnh lý tự miễn có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức và cứng khớp, viêm loét ở da hoặc niêm mạc, sốt cao, mệt mỏi, khó thở,...
- Viêm mạch hệ thống: Đây là bệnh lý mạch máu hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đặc trưng của bệnh lý này gây hẹp lòng mạch, làm giảm lưu lượng máu đến mô gây thiếu máu cục bộ. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội, xuất hiện đốm đỏ hoặc vết loét trên da, ho, sốt cao,...
- Xơ cứng bì: Bệnh gây ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể với đặc trưng là làm cứng da. Bệnh khởi phát khi collagen sản sinh ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng dư thừa và dần tích tụ lại khiến da bị khô cứng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, cơ quan nội tạng và da. Dựa vào cơ quan bị ảnh hưởng mà biểu hiện ra bên ngoài của bệnh sẽ có sự khác nhau.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Đây là hiện tượng nhiễm trùng tại khớp gây đau nhức dữ dội kèm theo sưng khớp. Lúc này, hệ miễn dịch đã nhận diện sai kẻ thù và tấn công vào màng hoạt dịch của cơ thể. Điều này đã khiến cho chất lượng dịch khớp bị suy giảm, gây tổn thương đến sụn và xương dưới sụn. Thông thường, bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến một khớp trên cơ thể, phổ biến nhất là khớp gối.
- Hội chứng Sjogren: Hội chứng này thường xảy ra ở nữ giới. Thẻ bệnh này sẽ tấn công vào tuyến nước bọt và tuyến lệ, Lúc này, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như khô miệng, khô họng, khó nói - nhai và nuốt, gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, da bị khô và phát ban, đau nhức tại khớp và thần kinh, cơ thể mệt mỏi,...
Nguyên Nhân
Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô khỏe mạnh bên trong cơ thể. Một số yếu tố tác động làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh là:
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới và dễ phát sinh ra các biến chứng nặng nề. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phụ nữ phải trải qua các thời kỳ như sinh con, tiền mãn kinh,... khiến cho thể trạng suy yếu và dễ mắc bệnh.
- Tuổi tác: Người trung niên và người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh thấp khớp nhất. Trường hợp có sức khỏe suy yếu hoặc dễ bị nhiễm khuẩn thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Môi trường sống: Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều hóa chất độc hại như acetone, thuốc trừ sâu, xăng dầu,... sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm và tạo điều kiện thuận lợi để bệnh khởi phát.
- Di truyền: Bệnh thấp khớp cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng bởi yếu tố gen di truyền. Nếu gia đình có người mắc bệnh lý này sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Nguyên nhân khác: Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ít gặp khác là thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, bị thừa cân béo phì, dị tật bẩm sinh, chấn thương, rối loạn tự miễn dịch,...
Biện pháp điều trị
Bệnh thấp khớp được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau nên phác đồ điều trị cũng có sự khác nhau. Vì thế, bạn cần thăm khám chuyên khoa để xác định thể bệnh và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Dưới đây là biện pháp cải thiện các triệu chứng đặc trưng chung của bệnh thấp khớp bạn có thể tham khảo:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, Tuy nhiên, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe của bản thân. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị thấp khớp là:
- Thuốc chống thấp khớp: Thuốc hoạt động bằng cách tác động trực tiếp vào hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của các yếu tố gây hại đến khớp. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Thường dùng là Methotrexate, Hydroxychloroquine,...
- Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng kiểm soát cơn đau nhức ở mức độ nhẹ và trung bình do bệnh thấp khớp gây ra. Thường dùng là acetaminophen, hydrocodone,....
- Thuốc chống viêm: Tác dụng chính của thuốc là kháng viêm và giảm đau nhanh chóng. Thuốc được kê đơn điều trị với những trường hợp đau nặng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã đưa ra. Thường dùng là Ibuprofen, salicylates,...
- Thuốc chống dị ứng: Được kê đơn nhằm mục đích giảm sưng viêm và nóng đỏ tại khớp. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng một cách tạm thời.
Với những trường hợp nặng không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định làm phẫu thuật để tránh gây tổn thương lan rộng. Các liệu pháp phẫu thuật thường được áp dụng là sữa chưa gân, hợp nhất khớp, thay khớp,...
Điều trị bằng thuốc Nam
Ngoài thuốc Tây y, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị với những trường hợp bệnh nhẹ. Một số bài thuốc nam điều trị thấp khớp được áp dụng phổ biến là:
- Gừng tươi: Gừng tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành lát mỏng. Hãm trà trong nước nóng khoảng 15 phút rồi dùng để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhuyễn gừng tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng khớp bị đau nhức.
- Nha đam: Nha đam sau khi mua về đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với một ít nước lọc. Sử dụng hỗn hợp trên bôi trực tiếp lên vùng khớp bị ảnh hưởng. Áp dụng từ 1 - 2 lần mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng sưng đau dần được cải thiện.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, cách này còn giúp bạn phòng tránh được nguy cơ khởi phát bệnh. Cụ thể là:
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và tăng trao đổi chất. Đồng thời, nước còn có tác dụng bôi trơn đầu xương, giúp các cử động tại khớp trở nên linh hoạt hơn.
- Không nên vận động thường xuyên và quá sức, duy trì các tư thế tốt khi tham gia hoạt động sống hàng ngày, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc,...
- Tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh mỗi khi cơn đau khởi phát giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để cải thiện.
- Tập luyện thể dục thể thao đúng cách và vừa sức để cải thiện độ linh hoạt của khớp và giúp xương chắc khỏe hơn. Tuyệt đối không tập luyện nặng, dễ gây chấn thương và hại khớp.
- Thăm khám sức khỏe thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện ra bất thường và có thể đưa ra phương án can thiệp đúng cách ngay từ sớm.
Thấp khớp là bệnh lý tự miễn mãn tính, nếu không phát hiện và điều trị đúng cách sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị tích cực. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hình thành cho bản thân lối sống tích cực để việc kiểm soát bệnh có thể diễn ra một cách tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
- Người bị viêm xoang trán nên kiêng ăn đồ lạnh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa, thực phẩm cay nóng, thực phẩm gây dị ứng, chất kích thích và đồ có cồn.
- Nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, giàu kẽm, giàu omega-3, và thực phẩm kháng sinh tự nhiên để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe.
Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát
- Triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, gầy sút cân, tê bì chân tay.
- Tổn thương khớp chưa rõ ràng.
Giai đoạn 2: Đau nhức dai dẳng
- Đau buốt kéo dài tại khớp và cứng khớp.
- Sưng đỏ và viêm nóng tại khớp.
Giai đoạn 3: Hạn chế vận động
- Tổn thương nghiêm trọng, viêm nhiễm lan rộng đến hệ thống cơ bắp quanh khớp.
- Hình thành hạt thấp dưới da, gắn liền với xương, làm giảm khả năng vận động.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối
- Khớp bị tổn thương, không còn triệu chứng viêm mà hình thành mô xơ.
- Biến dạng, dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc tàn phế.
- Cần phẫu thuật thay khớp để cải thiện khả năng vận động.
Viêm khớp dạng thấp KHÔNG THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI HOÀN TOÀN bởi:
- Nguyên nhân gốc rễ chưa rõ ràng.
- Bệnh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp.
- Hệ miễn dịch bị nhầm lẫn, khó can thiệp.
Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Xem chi tiếtViêm khớp dạng thấp (RA) không phải là bệnh di truyền, nhưng có yếu tố di truyền. Nếu bạn có người thân bị RA, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở