Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Theo Bộ Y Tế
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày được hướng dẫn bởi Bộ Y tế nhằm kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng và kéo dài thời gian sống khỏe mạnh cho người bệnh. Dưới đây là phác đồ mới nhất được sửa đổi nhằm tăng cường hiệu quả trong việc khám chữa bệnh.
Đại cương về ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một dạng ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê, năm 2018 trên thế giới có khoảng 1.033.700 trường hợp ung thư dạ dày mới mắc, trong đó có 782.600 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 3 sau ung thư gan và ung thư phổi với tỷ lệ mắc là 11.38/100.000 người.
Ung thư dạ dày có tính chất liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và bảo quản thực phẩm. Bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn gấp 2 – 4 lần so với nữ giới. Vị trí ung thư phổ biến là hang môn vị (chiếm khoảng 60 – 70%) sau đó là bờ cong nhỏ (chiếm khoảng 18 – 30%). Các khu vực khác thường ít bị ảnh hưởng hơn.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày bao gồm:
Yếu tố môi trường:
- Sử dụng thức ăn có hàm lượng muối cao;
- Sử dụng thức ăn chứa hàm lượng nitrat cao;
- Chế độ ăn uống ít vitamin A và C;
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm hun khói và thức ăn khô;
- Thiếu phương tiện và cách thức bảo vệ thực phẩm an toàn;
- Nghiện rượu hoặc thuốc lá.
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP):
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Các nghiên cứu cho biết, vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến teo niêm mạc dạ dày, loạn sản ruột và dẫn đến ung thư.
- Nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp 6 lần.
Yếu tố di truyền:
- Ước tính ung thư dạ dày có tính di truyền. Theo thống kê, di truyền chiếm 1 – 15% các trường hợp ung thư dạ dày do di truyền.
Các yếu tố khác:
- Một số bệnh lý tiềm ẩn trong có thể có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Ngoài ra, nhiễm xạ cũng được xem là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính, có diễn tiến nhanh và tiên lượng nặng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, ung thư dạ dày là một bệnh lý khó chẩn đoán cũng như chưa có phương pháp đặc trị triệt để.
Do đó, việc điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giai đoạn ung thư để có hướng điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên có kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt, để cải thiện tình trạng sức khỏe và kéo dài thời gian sống khỏe mạnh.
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày mới nhất của Bộ Y tế
Hiện tại phẫu thuật là phương pháp chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch điều trị ung thư dạ dày. Phẫu thuật có thể ngăn ngừa ung thư di căn trong giai đoạn sớm. Phẫu thuật cũng là phương pháp chính được thực hiện khi người bệnh đủ điều kiện phẫu thuật và được áp dụng để điều trị triệu chứng ở giai đoạn muộn.
Hóa trị và xạ trị được áp dụng như phương pháp hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh trong giai đoạn muộn, ung thư tái phát hoặc ung thư di căn.
1. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 0
Giai đoạn 0 là giai đoạn sớm nhất của ung thư dạ dày, các bất thường bắt đầu gây ảnh hưởng đến lớp lót niêm mạc dạ dày. Giai đoạn 0 rất khó chẩn đoán và rất hiếm người bệnh phát hiện bên trong giai đoạn này, bởi vì hậu như không có dấu hiệu hoặc đặc điểm cụ thể.
Trong giai đoạn này, phẫu thuật nội soi loại bỏ khối u là phương pháp được ưu tiên. Phẫu thuật ung thư dạ dày có thể ngăn ngừa ung thư di căn cũng như hạn chế nguy cơ tái phát.
Phẫu thuật mở cắt bỏ khối u:
Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp chính trong phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 0. Tùy thuộc vào kích thước của khối u, các biện pháp phẫu thuật bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ bán phần, được chỉ định thực đối với các khối u ở vị trí thấp của niêm mạc dạ dày.
- Phẫu thuật cắt bỏ toàn phần được áp dụng cho những khối u ở vị trí giữa hoặc cao của niêm mạc dạ dày.
- Phẫu thuật cắt bán phần trên được chỉ định cho những khối u khởi phát ở vị trí nội giữ dạ dày và thực quản.
Trong giai đoạn 0, phẫu thuật bao gồm cắt bỏ khối u ung thư và các hạch bạch huyết xung quanh dạ dày. Điều này nhằm mục đích giảm tối đa nguy cơ tái phát ung thư tại các hạch này.
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc dạ dày:
- Phẫu thuật nội soi thường được chỉ định để hạn chế vết thương hở, nhiễm trùng và các rủi ro khác. Có thời gian hồi phục nhanh, xâm lấn ít và hạn chế được nhiều rủi ro không mong muốn, do đó phẫu thuật nội soi thường được chỉ định trong thời gian gần đây.
- Tuy nhiên, phẫu thuật nội thường chỉ được thực hiện khi khối u có kích thước nhỏ hơn 1 cm và khối u không bám sâu vào niêm mạc dạ dày. Các khối u phức tạp, khó bóc tách hoặc có nguy cơ tái phát cao, thường được chỉ định phẫu thuật truyền thống để loại bỏ tất cả các tế bào ung thư.
2. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1, tế bào ung thư có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và thành dạ dày. Các hạch bạch huyết lân cận cũng có thể chứa các tế bào ung thư.
Trong giai đoạn 1, ung thư dạ dày được phân thành 2 giai đoạn A và B. Nếu tế bào ung thư chỉ gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày được gọi là giai đoạn 1A. Trong khi đó, nếu tế bào ung thư ảnh hưởng đến cách hạch bạch huyết được phân loại thành 1B.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 được điều trị kết hợp giữa phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Mục đích của các phương pháp điều trị là kiểm soát tế bào ung thư, hạn chế khả năng ung thư tiến triển và ngăn ngừa nguy cơ di căn.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật vẫn là phương pháp được ưu tiên trong phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 1. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được áp dụng cho các khối u thông thường, chưa di căn.
Trong trường hợp khối u đã di căn hoặc khó bóc tách, có thể kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để tăng cường hiệu quả điều trị.
Hóa trị:
Hóa trị ung thư dạ dày được sử dụng kết hợp với xạ trị để tăng cường hiệu quả điều trị ung thư. Các loại thuốc hóa trị thường bao gồm:
- ECF (Epirubicin, Cisplatin, 5-FU): ECF là kết hợp phổ biến trong việc điều trị ung thư dạ dày. ECF thường được sử dụng phối hợp trong 3 chu kỳ trước cũng như 3 chu kỳ sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Epirubicin: Liều lượng 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin với liều lượng 60 mg / m2 TTM N1 + 5-FU 200 mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 -21. Liệu trình điều trị kéo dài 21 ngày cho mỗi đợt.
- ECX: Bao gồm Epirubicin, Cisplatin, Capecitabine (Xeloda).
Xạ trị:
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư kết hợp với hóa trị, đặc biệt là với 5-FU và Leucovorin, để tăng cường hiệu quả điều trị ung thư. Xạ trị ung thư dạ dày giai đoạn 1 bao gồm:
- 5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid) hoặc CapeOX (Oxaliplatin+Capecitabine).
- Leucovorin 20 mg / m2 IVP (bằng cách tiêm TM trực tiếp qua dây dịch truyền) N1-5 + 5-FU 425 mg/m2 TTMIVP N1-5. Liều dùng kéo dài 28 ngày (áp dụng vào chu kỳ 1, chu kỳ 3 trước phẫu thuật và chu kỳ 4 sau phẫu thuật).
- Chu kỳ 2, sử dụng Leucovorin 20 mg / m2 rvp N1-4 và N31-33 + 5-FU 400 mg/m2 IVPN1-4. Chu kỳ được áp dụng 35 ngày một lần.
3. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2
Tương tự giai đoạn 1, ung thư dạ dày giai đoạn 2 cũng được phân ra thành 2A và 2B.
Giai đoạn 2A:
- Ung thư chỉ phát triển ở niêm mạc dạ dày nhưng gây ảnh hưởng từ 3 đến 6 hạch bạch huyết xung quanh vị trí tế bào ung thư ban đầu;
- Ung thư lan đến lớp cơ của thành dạ dày và ảnh hưởng 1 hoặc 2 hạch bạch huyết;
- Ung thư tiến triển đến các lớp ngoài của dạ dày nhưng không gây ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 2B:
- Ung thư ở trong niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng từ 7 hạch bạch huyết trở lên;
- Tế bào ung thư ảnh hưởng đến lớp cơ của dạ dày và lây lan từ 3 – 6 hạch bạch huyết;
- Ung thư phát triển đến lớp lót bên ngoài nhưng không gây ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết.
Tương tự ung thư dạ dày giai đoạn 1, phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để loại bỏ nguy cơ ung thư.
Phẫu thuật:
Thông thường ung thư dạ dày giai đoạn 2, bác sĩ thực hiện phẫu thuật phẫu thuật mở truyền thống để loại bỏ khối u và làm sạch các hạch bạch huyết xuất quanh. Điều này có thể đảm bảo loại tất cả các nguy cơ ung thư và hạn chế tình trạng ung thư tái phát.
Hóa trị:
- ECF (Epirubicin, Cisplatin, 5-FU) với Epirubicin với liều 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin với liều từ 60 mg/m2 TTM N1 + 5-FU liều lượng 200 mg/m2/ngày TTM. Liệu trình hóa trị kéo dài liên tục N1 – 21, chu kỳ mỗi 21 ngày.
- CF (Cisplatin và 5-FU) với Cisplatin 100 mg / m2 TTM N1 + 5-FU1000 mg / m2 / ngày TTM. Liều dụng liên tục N1 – 4 và 29 – 32 với chu kỳ từ 3 – 5 ngày, liệu trình kéo dài trong 6 chu kỳ.
- DCF (Docetaxel, Cisplatin và 5-FU) với Docetaxel với liều 75 mg / m2 TTMN1 + Cisplatin với liều 75 mg / m2 TTMN1 + 5-FU1000 liều lượng mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 – 5. Liệu trình thực hiện sau mỗi 28 ngày và kéo dài trong 6 chu kỳ.
- EOX (Epirubicin, Oxaliplatin, Capecitabine) với Epirubicin 50 mg / m2 TTM N1 + Oxaliplatin với liều dùng 130 mg / m2 TTM N1 + Capecitabine 625 mg / m2 uống ngày 2 lần N1 – 21. Chu kỳ áp dụng sau mỗi 21 ngày, 1 – 3 chu kỳ trước khi phẫu thuật và 4 – 6 chu kỳ sau khi phẫu thuật.
- CapeOX (Oxaliplatin + Capecitabine) với Oxaliplatin 130 mg/m2 TTM N1 + Capecitabine 1000 mg/m2 uống 2 lần/ngày N1 -14, mỗi 21 ngày x 8 chu kỳ.
Xạ trị:
Xạ trị là phương pháp được áp dụng kết hợp với hóa trị theo tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh để điều trị ung thư. Xạ trị thường kết hợp với 5-FU và Leucovorin.
4. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là giai đoạn diễn tiến nặng và cũng được phân thành 3A, 3B và 3C.
Giai đoạn 3A:
- Ung thư gây ảnh hưởng đến thành dạ dày và ảnh hưởng từ 7 hạch bạch huyết trở lên;
- Ung thư phát triển ở lớp lót bên ngoài dạ dày và ảnh hưởng từ 3 – 6 hạch bạch huyết;
- Ung thư phát triển qua thành dạ dày và có từ 1 – 2 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
Giai đoạn 3B:
- Tế bào ung thư đã phát triển thành lớp lót bên ngoài dạ dày và ảnh hưởng từ 7 hạch bạch huyết trở lên;
- Tế bào ung thư phát triển qua thành dạ dày và ảnh hưởng từ 3 – 6 hạch bạch huyết xung quanh;
- Tế bào bạch huyết đã phát triển qua thành dạ dày, các mô và cơ quan lân cận, có nhiều hơn 2 hạch huyết bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư.
Giai đoạn 3C:
- Tế bào ung thư đã phát triển qua thành dạ dày và có hơn 7 hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư;
- Tế bào ung thư phát triển qua thành dạ dày, các mô và cơ quan xung quanh dạ dày.
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 được điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp sinh học.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên trong tất cả các giai đoạn ung thư dạ dày, bao gồm giai đoạn 3. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua nội soi, tuy nhiên nếu khối u xâm lấn sang các cơ quan khác, người bệnh cần được phẫu thuật mở truyền thống để ngăn ngừa ung thư di căn.
Hóa trị:
Hóa trị là một phương pháp điều trị bổ sung trong giai đoạn 3. Hóa trị có thể được thực hiện trước và sau khi phẫu thuật để hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến ung thư.
- ECF (Epribucin, Cisplatin, 5-FU) được áp dụng với 3 chu kỳ trước phẫu thuật và 3 chu kỳ sau phẫu thuật. Liều dùng như sau Epirubicin 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin 60 mg / m2 TTM N1 + 5-FU 200 mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 – 21. Liệu trình kéo dài 21 ngày.
- 5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid) được sử dụng kết hợp trước và sau khi phẫu thuật. Liều dùng như sau Leucovorin 20 mg / m2 IVP (tiêm TM trực tiếp qua dây dịch truyền) N1-5 + 5-FU 425 mg / m2 TTMIVP N1-5. Đối với chu kỳ từ 1 – 3 điều trị trước phẫu thuật và chu kỳ 4 điều trị sau phẫu thuật, áp dụng liệu trình 21 ngày. Đối với chu kỳ 2, sử dụng Leucovorin 20 mg / m2 IVPN 1-4 và N31-33 + 5-FU liều dùng 400 mg/m2 IVPN1-4, với chu kỳ điều trị mỗi 35 ngày.
- ECX (Epirubincin, Cisplatin và Capecitabine (Xeloda) với Epirubicin 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin 60 mg / m2 TTM N1 + Capecitabirie 625 mg / m2 uống 2 lần / ngày N1 -21. Chu kỳ điều trị kéo dài 21 và 1 – 3 chu kỳ trước phẫu thuật và 4 – 6 chu kỳ sau phẫu thuật.
- CapeOX (Oxaliplatin+Capecitabine) với liều dùng như sau Oxaliplatin 130 mg / m2 TTM N1 + Capecitabine 1000 mg / m2 uống 2 lần/ngày N1 -14. Chu kỳ điều trị mỗi 21 ngày và kéo dài 8 chu kỳ.
Xạ trị:
Xạ trị được kết hợp với các biện pháp hóa trị, chẳng hạn như 5-FU và Leucovorin, để tăng cường hiệu quả điều trị ung thư giai đoạn 3.
Liệu pháp sinh học:
- Liệu pháp sinh học (Biological therapy) được chỉ định cho bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng Trastuzumab (Herceptin) kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như:
- Kết hợp với thuốc hóa trị 5-FU, Cisplatin hoặc Capecitabine. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị phổ thông.
- Sử dụng Trastuzumab liều dùng 8 mg/kg TTM N1 của CK1, sau đó là 6 mg/kg của CK (hoặc 6 – 4) + Cisplatin với liều 80 mg/m2 TTM N1 + 5-FU liều dùng 800 mg/m2/ngày TTM N1-5 hoặc Capecitabinen 1000 mg/m2 uống N1-14. Mỗi liệu trình được áp dụng trong 28 ngày.
- Trastuzumab với liều 8 mg/kg TTM N1 của CK1, sau đó dùng 6 mg/kg của CK (hoặc 6 – 4) + Oxaliplatin 130 mg/m2 TTM N1 + Capecitabine với liều 1000 mg/m2 uống 2 lần/ngày. Mỗi liều trình kéo dài trong vòng 28 ngày.
5. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 hay ung thư dạ dày giai đoạn cuối, là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Trong giai đoạn này, tế bào ung thư có thể đã nhân lên nhiều lần, di chuyển theo dòng máu và gây ảnh hưởng đến các cơ quan xa trong cơ thể, chẳng hạn như phổi, xương hoặc thậm chí là não.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn và nguy cơ cao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ung thư, các phương pháp điều trị bao gồm:
Phẫu thuật giảm nhẹ:
- Phẫu thuật đặt stent: Đây là phẫu thuật đặt một ống kim loại nhỏ vào dạ dày để tránh tình trạng tắc nghẽn lưu thông do khối u, đặc biệt là các khối u ở gần thực quản và môn vị. Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
- Phẫu thuật bypass: Phương pháp này nhằm mục đích thay đổi hướng di chuyển của thức ăn và dịch dạ dày để hạn chế nguy cơ tắc nghẽn thực quản hoặc dạ dày.
- Tiến hành đặt ống nuôi ăn: Ống này được sử dụng để bơm chất dinh dưỡng dạng lỏng vào dạ dày, nhằm mục đích giữ cân nặng, hạn chế tình trạng suy kiệt sức khỏe và đảm bảo hiệu quả của các phương pháp điều trị.
– Hóa trị:
Trong giai đoạn 4, hóa trị có tác dụng làm chậm diễn tiến của ung thư, thu nhỏ kích thước khối u để hỗ trợ quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật, hóa trị có thể được chỉ định để loại bỏ tất cả các khối u ung thư còn sót lại.
Tùy theo thể trạng, khả năng đáp ứng, sức khỏe cụ thể của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc và thời gian hóa trị như sau:
- ECF: Epribucin, Cisplatin, 5-FU;
- 5-FU và Leucovorin;
- ECX: Epirubicin, Cisplatin và Capecitabine (Xeloda);
- CF: Cisplatin và 5-FU;
- DCF: Docetaxel, Cisplatin và 5-FU;
- ILF/IF bao gồm 5-FU, Leucovorinvàlrinotecan;
- XELIRI bao gồm Capecitabine, Irinotecan.
Xạ trị:
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối được chỉ định xạ trị bằng tia ngoài, chẳng hạn như xạ trị đơn độc hoặc kết hợp với 5-FU và Leucovorin, nhằm mục đích:
- Loại bỏ các triệu chứng ung thư tiến triển;
- Kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa chảy máu đường tiêu hóa;
- Ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn liên quan đến khối u;
- Hạn chế, cải thiện hoặc loại bỏ cơn đau;
- Ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác.
Liệu pháp sinh học:
Liệu pháp sinh học được áp dụng để ngăn ngừa ung thư tiến triển và kéo dài thời gian sống khỏe mạnh của người bệnh.
Đối với ung thư tái phát:
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 có thể tái phát sau khi điều trị. Trong trường hợp ung thư tái phát, các biện pháp điều trị bao gồm:
- Cắt dạ dày;
- Phẫu thuật bypass;
- Đặt strent;
- Đặt ống nuôi ăn;
- Xạ trị.
Tiên lượng thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày sau 5 năm là 20 – 25% tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u, khả năng di căn hạch và giai đoạn ung thư. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tiên lượng như thể giải phẫu bệnh, độ mô học và tình trạng sức khỏe cụ thể.
Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị ung thư dạ dày của bác sĩ và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!