Đột Quỵ Có Chữa Được Không?
Có, đột quỵ có thể chữa khỏi tùy thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị sớm, cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách cấp cứu, phản ứng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện và phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến. Việc nhận biết triệu chứng sớm và cấp cứu kịp thời là quan trọng để tăng khả năng phục hồi.
Đột quỵ có chữa được không? Điều trị tai biến bằng phương pháp nào an toàn, hiệu quả? Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, một căn bệnh nguy hiểm và có thể lại di chứng nặng nề về sau. Bài viết dưới đây Vietmec sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề thắc mắc nêu trên, đồng thời gợi ý biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bệnh đột quỵ là gì? Di chứng do đột quỵ gây ra
Bệnh đột quỵ còn được gọi với cái tên khác là tai biến mạch máu não, dùng để chỉ sự tổn thương một phần não do xuất huyết mạch máu não hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Não bộ của con người cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động bình thường. Một khi động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, máu sẽ không lên vùng não và khiến nó ngưng hoạt động.
Nghiêm trọng hơn, đột quỵ não do vỡ mạch máu không chỉ khiến máu tràn vào tổ chức não xung quanh mà còn gây chèn ép làm chết một số tế bào thần kinh khác.
Tại Việt Nam, hiện số bệnh nhân bị đột quỵ nhập viện đang không ngừng gia tăng. Hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có khoảng 50% tử vong. Ngoài ra, tỷ lệ tái phát bệnh sau đột quỵ não khá cao, khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên.
Vậy bệnh đột quỵ có chữa được không? Mặc dù tỷ lệ tử vong cao nhưng vẫn có hơn 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót và sẽ mắc các di chứng về vận động, suy giảm trí nhớ, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ hoặc thị lực, mất khả năng kiểm soát cảm xúc,…
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây đột quỵ càng nguy hiểm thì tỷ lệ tái phát bệnh càng cao. Đa phần bệnh nhân sau khi bị tai biến sức khỏe sẽ yếu đi, tinh thần sa sút, không thể tự chăm sóc bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với trường hợp đột quỵ do vỡ mạch máu não, nếu không nhanh chóng cấp cứu có thể đối diện nguy cơ tử vong.
Chính vì thực trạng không ngừng gia tăng của bệnh đột quỵ và những hậu quả nặng nề do nó gây ra mà rất nhiều chuyên gia nhận định tai biến mạch máu não chính là sát thủ thầm lặng.
Chuyên gia giải đáp bệnh đột quỵ có chữa khỏi không?
Bệnh đột quỵ có chữa được không còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian phát hiện và điều trị sớm hay muộn. Trường hợp phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời có thể ngăn chặn tối đa những tổn thương do bệnh gây ra, đồng thời phục hồi di chứng tốt hơn.
Mặt khác kết quả điều trị tiếp tục phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Nếu nhồi máu trên diện rộng, xuất huyết ở những mạch lớn, kết quả tiên lượng thường nặng và điều trị ít khả quan hơn.
Ngoài ra tùy theo cách cấp cứu đột quỵ lúc bệnh nhân bị bệnh, khả năng đáp ứng thuốc cùng chế độ ăn uống, tập luyện, phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến mà mỗi người bệnh sẽ có mức độ cải thiện khác nhau.
Như vậy đáp án cho câu hỏi đột quỵ có cứu được không là CÓ, tuy nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan.
Thực tế có những người khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên một số khác sẽ để lại di chứng nhẹ hoặc di chứng nặng như tàn phế, thậm chí tử vong,… Lý giải cho vấn đề này các chuyên gia cho biết tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong, chỉ xếp sau bệnh lý tim mạch.
Tóm lại để giúp bệnh nhân đột quỵ tai biến vượt qua cơn nguy kịch, hạn chế tối đa di chứng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, bản thân mỗi người cần nắm rõ những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách sơ cứu, cấp cứu tai biến đúng chuẩn.
Ngay khi thấy những dấu hiệu đột quỵ như: Đầu đau đột ngột, nói ngọng, tay chân yếu đi, liệt một số bộ phận cơ thể,… người nhà cần giữ vững, tránh để người bệnh ngã, va đập. Tiếp đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ cấp cứu và điều trị kịp thời. Tại thời điểm đó, khả năng bình phục của người bệnh sẽ cao hơn so với những đối tượng bỏ qua giờ vàng cấp cứu.
Đột quỵ có cứu được không? Cách sơ cứu và điều trị an toàn
Bị đột quỵ có chữa được không, câu trả lời là CÓ thế nhưng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong số đó chính là cách sơ cứu khi gặp người bị đột quỵ. Vậy sơ cứu cho người tai biến như thế nào là đúng?
Cách sơ cứu cho người bị đột quỵ tại nhà
Ngay khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu qua đường dây nóng 115. Trong thời gian chờ xe cấp cứu bạn cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu kê cao từ 30-45 độ, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim cần cấp cứu ngừng tuần hoàn và yêu cầu hỗ trợ từ người xung quanh. Nếu người bệnh bị nôn, bạn cần nhanh chóng xoay người bệnh về tư thế nằm nghiêng để tránh đờm, dãi tràn vào phổi và mũi.
Trường hợp người bệnh bị co giật, bạn phải ngay lập tức dùng một chiếc đũa bọc vải sạch, đặt ngang miệng của họ để tránh cắn vào lưỡi. Đặc biệt trong thời gian chờ nhân viên y tế đến người nhà tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì. Điều này có thể khiến bệnh nhân bị nghẹn, sặc, nghẹt đường thở.
Đây là những lưu ý cơ bản trong cách sơ cứu người bệnh bị đột quỵ. Thế nhưng một số người không nắm rõ kỹ thuật và thực hiện sơ cứu sai. Một số sai lầm khi sơ cứu cho người bị tai biến là lúng túng. Nhiều người thường khá lúng túng khi chứng kiến đột quỵ và nghĩ rằng không được di chuyển bệnh nhân vì sẽ gây nguy hiểm. Thế nhưng đây lại là một suy nghĩ sai lầm, thực tế bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nâng cao khả năng điều trị.
Trường hợp giữ bệnh nhân ở nhà, không đưa đến bệnh viện sẽ vô tình làm mất thời gian vàng điều trị. Các chuyên gia cho biết, thời gian vàng là trong khoảng 3 giờ tính từ khi khởi phát bệnh đột quỵ. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm thì khả năng điều trị khỏi càng cao, ít để lại di chứng.
Phương pháp điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả
Bệnh đột quỵ có chữa được không? Các chuyên gia cho biết bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và có cách điều trị thích hợp. Với từng thể bệnh sẽ có cách chữa khác nhau, cụ thể như sau:
- Đột quỵ thể nhồi máu: Người bệnh cần được cấp cứu trong vòng 3 tiếng đồng hồ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Biện pháp điều trị là làm tiêu cục máu đông. Trường hợp cấp cứu trong vòng 8 tiếng đồng hồ kể từ khi khởi phát triệu chứng, người bệnh cần được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học chuyên biệt.
- Đột quỵ thể xuất huyết: Bệnh đột quỵ có chữa được không khi ở thể xuất huyết? Theo đó để điều trị đột quỵ xuất huyết bác sĩ cần tập trung vào việc kiểm soát chảy máu, đồng thời giảm áp suất trong não. Tiếp đó phương pháp phẫu thuật cũng có thể được áp dụng để kiểm soát rủi ro trong tương lai.
Cải thiện và phòng ngừa bệnh đột quỵ não bằng cách nào?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm. Đồng thời để ngăn ngừa những di chứng, phòng bệnh hiệu quả bạn nên áp dụng những biện pháp sau:
Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Bệnh nhân bị đột quỵ đang trong giai đoạn điều trị hoặc muốn phòng ngừa bệnh nên bổ sung chất đạm từ thịt, cá, đậu hũ, trứng,…; chất bột có trong bánh mì, gạo, mì,…; chất béo từ dầu thực vật,…; ăn nhiều rau củ và trái cây cùng các loại vitamin, khoáng chất khác.
Đồng thời người bệnh nên hạn chế tối đa việc bổ sung chất béo, đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến nhiều mắm muối,… Lưu ý trong quá trình ăn nên cắt nhỏ thực phẩm hoặc băm nhuyễn, ninh nhừ để cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
Có chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngoài lưu ý đến vấn đề ăn uống, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ sinh hoạt hằng ngày.
- Người bệnh nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đồng thời tích cực điều trị những yếu tố nguy cơ có thể gây đột quỵ như: Huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch,…
- Người đang điều trị tai biến hoặc có tiền sử đột quỵ nên vận động thường xuyên. Một số môn thể thao thích hợp với người tai biến như đạp xe, chạy bộ, đi bộ, yoga,… Mỗi ngày nên tập từ 30-60 phút, mỗi tuần từ 4-5 lần, tùy theo thể trạng.
- Không uống bia, rượu, hút thuốc lá để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Đặc biệt lưu ý đến giấc ngủ, tuyệt đối không thức khuya. Bên cạnh đó người bệnh cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh tâm lý kích động, căng thẳng gây áp lực lên tim, não bộ. Đây cũng là một biện pháp phòng đột quỵ khi ngủ.
- Bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều.
Tóm lại bệnh đột quỵ có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện và tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng tránh ngay từ bây giờ. Trong đó việc nâng cao hiểu biết về đột quỵ là rất quan trọng. Vì thế đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về căn bệnh này.