Bị Loãng Xương Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Người bị loãng xương nên và không nên ăn những nhóm thực phẩm sau để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả:
- Nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin D, thực phẩm giàu canxi, rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều omega 3
- Không nên ăn: Thực phẩm chứa natri cao, đồ ăn nhanh chứa nhiều đường, nước ngọt, đồ uống có cồn, đồ có chứa cafein
Những thực phẩm người bị loãng xương nên bổ sung
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và ngăn ngừa loãng xương. Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D, rau củ quả,… có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh có thể tham khảo:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Vitamin D là nhân tố quan trọng giúp cơ thể hấp thụ tối đa canxi từ bữa ăn hàng ngày. Chúng không chỉ giúp duy trì độ chắc khỏe của xương mà còn hỗ trợ cải thiện tốt các bệnh lý xương khớp, điển hình là loãng xương.
Một số thực phẩm người bệnh nên ăn để bổ sung vitamin D như: Các loại sữa thực vật, nước trái cây, cá hồi, cá ngừ, trứng gà, thịt lợn, gan bò,…
Thực phẩm giàu canxi
Mỗi ngày, người trưởng thành cần cung cấp khoảng 700mg canxi, trong khi người bị loãng xương cần nhiều hơn, khoảng 1000mg. Để đảm bảo đủ hàm lượng canxi dung nạp tiêu chuẩn, bên cạnh thuốc, thực phẩm bổ trợ, người bệnh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai,…
- Rau xanh lá: Bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,…
- Hạt vừng
- Các loại đậu và sữa thực vật: Sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó, sữa đậu,…
- Các loại cá: Cá mòi, cá hồi,…
- Ngũ cốc: Yến mạch, gạo lứt,…
Rau củ quả
Rau xanh không chỉ cung cấp vitamin và magie, mà còn chứa chất chống oxy hóa có thể bảo vệ xương khớp và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, trái cây giàu vitamin D và C cũng có lợi cho xương khớp, giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Một số loại rau củ quả nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày: Rau bina, măng tây, bông cải xanh, cam, quýt, mâm xôi, dâu tây,…
Thực phẩm chứa nhiều Omega-3
Omega-3 không chỉ hữu ích cho người bị loãng xương mà còn có thể hỗ trợ cho các vấn đề xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Bên cạnh các loại thực phẩm tươi sống, người bệnh có thể bổ sung Omega-3 qua dầu cá hoặc thực phẩm chức năng.
Các loại thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm: Cá mòi, cá hồi, cá thu,…
Người loãng xương nên tránh những thực phẩm gì?
Để xây dựng chế độ ăn khoa học, người bị loãng xương cần nắm chắc cả những loại thực phẩm nên hạn chế ăn hàng ngày, tránh khiến bệnh thêm nặng. Cụ thể:
- Thực phẩm chứa lượng natri cao: Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng mất canxi từ xương. Một số thực phẩm tiêu biểu: Pizza, thịt đóng hộp, các loại sốt chua cay, dưa muối, súp đóng hộp, và bánh mì sandwich thường có hàm lượng natri cao.
- Đồ ăn vặt chứa nhiều đường: Bánh cupcake, kẹo, kem và các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường thường chứa ít canxi và nhiều calo khiến cho người bệnh tăng nguy cơ loãng xương.
- Nước ngọt: Đồ uống có gas và nhiều đường như nước ngọt thường chứa ít hoặc không chứa canxi, và việc tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi từ thức ăn.
- Đồ ăn thức uống có lượng caffeine lớn: Cà phê, trà và sô cô la thường chứa caffeine, một chất kích thích có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và làm suy giảm mật độ xương.
- Nước uống có cồn: Rượu và bia thường gây mất canxi từ xương và có thể làm suy giảm sức khỏe xương, vì vậy cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ.
Hy vọng với những chia sẻ về chế độ ăn của người mắc bệnh loãng xương, người bệnh có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp tập luyện và thăm khám định kỳ để kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.