Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không?
- Có thể tái tạo sụn khớp nhưng khả năng tái sinh phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và sức khỏe tổng thể.
- Việc can thiệp ngoại khoa và chăm sóc đúng cách có thể thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
Sụn khớp có tái tạo được không?
Khi sụn khớp bị tổn thương, chúng vẫn có thể tái tạo lại được nhưng khả năng tái sinh rất kém. Quá trình này chỉ diễn ra trên một phần sụn nên mang lại hiệu quả chậm và cần phải có sự can thiệp ngoại khoa. Quá trình tái tạo sụn khớp nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Độ tuổi: Người trẻ thì quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh và tốt hơn. Việc sửa chữa và phục hồi sụn bị tổn thương sau tuổi trường thành theo cơ chế tự nhiên gần như là không thể.
- Mức độ tổn thương tại khớp
- Bệnh lý đi kèm,…
Biện pháp tái tạo sụn khớp hiện nay
Ăn uống khoa học
Đây được xem là cách làm chậm tốc độ thoái hóa và đẩy nhanh tốc độ tái tạo sụn khớp an toàn và hiệu quả nhất. Các nhóm dưỡng chất và nhóm thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là:
- Acid béo omega-3: Omega-3 có tác dụng chính là kháng viêm và kích thích sản sinh dịch nhờn bôi trơn khớp.
- Canxi: Đây là thành phần khoáng chất rất cần thiết đối với sức khỏe xương khớp, giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe và ổn định hoạt động của khớp.
- Vitamin D: Cơ thể người cần được cung cấp đủ vitamin D để quá trình vận chuyển và hấp thụ canxi diễn ra một cách tốt nhất, ngăn ngừa khởi phát của các bệnh lý về hệ xương khớp. Đặc biệt, cơ thể còn có thể tự tổng hợp vitamin D thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Vitamin C: Tác dụng của vitamin C là chống viêm, giảm đau và phòng ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như trái cây có múi, ớt chuông,…
- Chất chống oxy hóa: Bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể sẽ có tác dụng làm chậm tốc độ lão hóa, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do gây hại. Từ đó, sụn khớp cũng sẽ được bảo vệ và đẩy nhanh tốc độ tái tạo. Các chất oxy hóa mà bạn có thể bổ sung cho cơ thể thông qua việc ăn uống là vitamin, curcumin, lycopene, lutein,..
Ghép sụn khớp
Được chỉ định thực hiện với những trường hợp bị tổn thương sụn khớp ở mức độ nhẹ và có các mô khỏe mạnh xung quanh. Mục đích của việc ghép sụn khớp là tái tạo lại sụn khớp và ngăn ngừa quá trình thoái hóa sụn khớp tiếp tục diễn ra. Từ đó, khớp bị tổn thương sẽ dần phục hồi chức năng vận động cũng như tính linh hoạt vốn có.
Hiện tại, y học có hai kỹ thuật ghép sụn là ghép tạo hình và ghép tế bào sụn. Dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ghép sụn cho phù hợp.
- Ghép tạo hình: Được tiến hành bằng cách ghép một mảnh sụn khỏe mạnh vào vị trí sụn bị tổn thương. Phần sụn này có thể lấy từ các vị trí khác trên cơ thể hoặc từ người hiến tặng.
- Ghép tế bào sụn: Bác sĩ sẽ lấy tế bào sụn khỏe mạnh bên trong cơ thể để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi đủ điều kiện cấy ghép, tế bào sụn này sẽ được bơm vào chỗ sụn bị hư hỏng rồi dùng màng xương mỏng để che lại.
Dùng thuốc tái sinh sụn khớp
Phương pháp này rất thích hợp với những trường hợp bị hư hỏng sụn khớp do thoái hóa, chấn thương và bệnh lý. Thuốc tái sinh sụn khớp bổ sung các thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và sụn. Thuốc giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp một cách hiệu quả.
Người bệnh cần sử dụng thuốc tái tạo sụn khớp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại. Một số loại thuốc tái tạo sụn khớp nhận được đánh giá tốt từ người tiêu dùng là:
- Glucosamine Optimax
- Kirkland Glucosamine HCL
- Glucosamine Chondroitin MSM