7 Thuốc Bôi Trĩ Tốt – Giảm Đau, Sưng Viêm Hiệu Quả, An Toàn
Thuốc bôi trĩ được chỉ định để giảm đau, chống ngứa và làm lành các vết thương ở hậu môn. Các loại thuốc cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc bôi trĩ phổ biến trong bài viết và có lựa chọn điều trị bệnh phù hợp.
Khi nào cần sử dụng thuốc bôi trĩ?
Bệnh trĩ là một tình trạng đau đớn xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng sưng lên do áp lực, chẳng hạn như khi ngồi lâu, rặn khi đi đại tiện hoặc mang thai. Bệnh trĩ thường có thể biến mất khi các áp lực được cải thiện hoặc biến mất.
Mặc dù có thể gây đau đớn và ngứa ngáy ở hậu môn, tuy nhiên bệnh trĩ thường không nghiêm trọng. Do đó, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc thuốc bôi trĩ không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc bôi trĩ được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu. Thuốc thường có chứa thành phần sát khuẩn, chống viêm, làm bền thành mạch và củng cố các tĩnh mạch ở hậu môn. Ngoài ra, thuốc cũng có thể hỗ trợ giảm đau và thu nhỏ búi trĩ.
Trong các trường hợp búi trĩ to hoặc có nguy cơ biến chứng cao, người bệnh có thể cần thực hiện các thủ thuật xâm lấn để loại bỏ búi trĩ và phòng ngừa các rủi ro liên quan. Do đó, điều quan trọng là sử dụng kem bôi trĩ là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, có nhiều bệnh lý và điều kiện sức khỏe nghiêm trọng khác có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh trĩ. Nếu tình trạng sưng hậu môn, chảy máu hoặc căng thẳng không được cải thiện sau vài ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
7 loại thuốc bôi trĩ hiệu quả nhanh nhất
Các loại thuốc bôi trĩ thường có tác dụng giảm đau hậu môn khi người bệnh đi đại tiện, ngăn ngừa cảm giác ngứa ngáy cũng như hạn chế tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Hầu hết các loại thuốc bôi trĩ đều được sử dụng ngắn hạn trong một tuần hoặc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, trước khi sử dụng thuốc bôi trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Cụ thể, các loại thuốc bôi trĩ phổ biến có hiệu quả cao bao gồm:
1. Thuốc bôi trĩ Proctolog
Proctolog được sản xuất bởi Công ty Pfizer – Pháp với hai dạng chính là thuốc bôi trĩ và thuốc đặt hậu môn. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ cấp và hỗ trợ cải thiện các tổn thương ở hậu môn liên quan đến bệnh trĩ. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể tăng cường sức bền ở thành mạch và ngăn ngừa búi trĩ phát triển về kích thước.
Xuất xứ: Công ty Pfizae – Pháp;
Công dụng:
- Hỗ trợ làm teo búi trĩ nội và trĩ ngoại;
- Giảm ngứa ngáy, đau đớn và khó chịu ở hậu môn;
- Cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn hoặc tổn thương các mô liên quan đến bệnh trĩ;
- Tăng cường độ bền ở thành mạch trực tràng – hậu môn;
Hướng dẫn sử dụng thuốc Proctolog bôi trĩ:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô với khăn sạch;
- Lấy một lượng kem vừa đủ thoa trực tiếp lên búi trĩ và nằm yên trong 15 – 20 phút để thuốc thấm vào búi trĩ;
- Sử dụng thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chống chỉ định sử dụng:
- Phụ nữ mang thai;
- Trẻ sơ sinh;
- Người lớn tuổi;
- Người quá nhạy cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
Giá bán tham khảo: 45.000 – 60.000 đồng / tuýp 20 gram.
2. Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật
Kem bôi trĩ chữ A của Nhật có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau đớn nhanh chóng và hỗ trợ làm co búi trĩ hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể hỗ trợ làm lành niêm mạc hậu môn và ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến bệnh trĩ.
Xuất xứ: Công ty Dược phẩm Amato – Nhật Bản
Thành phần chính:
- Vitamin E acetate;
- Lidocaine;
- Prednisolone acetate este;
- Allantoin.
Tác dụng:
- Chống ngứa, giảm viêm và cải thiện tình trạng đau rát ở hậu môn;
- Làm co búi trĩ;
- Ngăn ngừa tình trạng sa búi trĩ;
- Phục hồi các tổn thương ở hậu môn liên quan đến bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.
Đối tượng sử dụng:
- Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp;
- Sa búi trĩ;
- Đau rát hoặc nứt kẽ hậu môn.
Chống chỉ định sử dụng:
- Bệnh nhân dưới 15 tuổi;
- Người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc;
- Bệnh trĩ huyết khối hoặc trĩ ngoại tắc mạch.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô với khăn mềm;
- Thoa một lượng kem bôi trĩ vừa đủ lên các búi trĩ, đợi đến khi thuốc khô hoàn toàn thì mặc lại quần áo;
- Trong trường hợp trĩ nội, người bệnh có thể đẩy thuốc vào trực tràng khoảng 3 cm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng;
- Đậy kín nắp tuýp thuốc và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Giá bán tham khảo: 390.000 – 430.000 đồng / tuýp 20 gram.
3. Thuốc bôi trĩ Titanoreine
Titanoreine là thuốc bôi trĩ có xuất xứ từ Pháp, được sử dụng để làm dịu hậu môn, chống ngứa và tiêu diệt các vi khuẩn ở búi trĩ. Ngoài ra, công thức thuốc có chứa chất co mạch, có thể hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ, giảm đau và cầm máu nếu bệnh trĩ gây chảy máu.
Thành phần:
- Lidocaine;
- Kẽm oxit;
- Titanium dioxide;
- Carragheenates.
Tác dụng điều trị:
- Chống sưng, giảm viêm, giảm đau;
- Hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ;
- Ngăn ngừa tình trạng chảy máu trực tràng và hậu môn;
- Kháng viêm và ngăn ngừa các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở hậu môn.
Chỉ định sử dụng:
- Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại trong giai đoạn đầu;
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em từ 12 tuổi trở lên;
Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 12 tuổi;
- Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Cách sử dụng thuốc Titanoreine:
- Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, lau khô với khăn mềm;
- Thoa một lượng thuốc vừa đủ vào búi trĩ, đợi đến khi thuốc khô hoàn toàn thì mặc lại quần áo.
Giá bán tham khảo: 200.000 – 300.000 đồng / tuýp 20 gram.
4. Kem bôi Hemorrhostop trị bệnh trĩ
Hemorrhostop là thuốc bôi trĩ được sử dụng để giảm đau, ngứa ngáy, hỗ trợ chống viêm và phục hồi trạng thái bình thường ở hậu môn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm bền tĩnh mạch và rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ.
Thành phần:
- Chiết xuất sáp ong;
- Dầu hạt nho;
- Bơ hạt mỡ;
- Dầu cây hoa khói;
- Tinh dầu bạc hà;
- Hạt dẻ ngựa;
- Lô hội (nha đam).
Công dụng:
- Chống ngứa, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm cục bộ ở hậu môn;
- Tăng cường lưu thông máu, làm bền thành mạch và tăng sức chịu được của các tĩnh mạch ở hậu môn;
- Hỗ trợ quá trình tái tạo các mô ở niêm mạc trực tràng – hậu môn, chống nhiễm khuẩn và hoại tử búi trĩ.
Cách sử dụng:
- Vê sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô;
- Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên hậu môn, để khô hoàn toàn, sau đó mặc quần áo;
- Thoa kem 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giá bán tham khảo:
- 375.000 đồng / tuýp 75ml (xuất xứ từ Nga);
- 600.000 đồng / tuýp 100ml (xuất xứ từ Mỹ).
5. Thuốc bôi Preparation H chữa bệnh trĩ
Thuốc bôi Preparation H được sử dụng để làm teo búi trĩ, chống viêm và ngăn ngừa các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Thành phần:
- Methylparaben;
- Propylparaben
- Chất phụ gia như dầu khoáng, Pramoxin, Hydrocortisone, nha đam, chiết xuất cây phỉ, sáp ong trắng và dầu gan cá mập.
Công dụng:
- Làm dịu hậu môn, chống ngứa, giảm đau và ngăn ngừa kích ứng liên quan đến bệnh trĩ;
- Hỗ trợ làm teo búi trĩ.
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với thành phần của thuốc;
- Có bệnh tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp, nhịp tim không ổn định;
- Có vấn đề về thận.
Cách sử dụng thuốc:
- Vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ với nước, lau khô với khăn mềm;
- Thoa một lượng thuốc vừa đủ vào hậu môn, để yên trong 15 – 30 phút trước khi mặc quần áo;
- Sử dụng thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày và tối đa trong 7 ngày.
Giá bán tham khảo: 650.000 đồng / hộp x 2 tuýp x 57 gram.
6. Thuốc bôi trĩ Cotripro gel
Cotripro gel là thuốc trị bệnh trĩ có xuất xứ từ Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh – Việt Nam. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, có độ an toàn và hiệu quả điều trị bệnh trĩ tương đối cao.
Thành phần:
- Tinh chất nghệ;
- Cao lá sung;
- Cao ngải cứu;
- Cao lá lốt;
- Cao cúc tần;
- Chất phụ gia chẳng hạn như Purified water, Polyacrylate crosspolymer – 11, PEG-40 hydrogenated castor, Glycerin và Purified water.
Công dụng:
- Kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ ngăn ngừa các tổn thương đến hậu môn;
- Làm mềm thành mạch và thu nhỏ kích thước búi trĩ.
Chỉ định sử dụng:
- Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp;
- Sa búi trĩ trong giai đoạn đầu;
- Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn;
- Táo bón mãn tính.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô với khăn sạch;
- Bôi một lượng thuốc vừa đủ trực tiếp lên búi trĩ và xung quanh hậu;
- Sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giá bán tham khảo: 290.000 đồng / tuýp 25 gram.
7. Thuốc bôi trĩ Rectostop
Rectostop là thuốc bôi trĩ có xuất xứ từ Phần Lan, được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ hỗn hợp. Thuốc cũng có tác dụng tăng độ bền thành mạch và làm teo búi trĩ.
Thành phần:
- Chiết xuất cây phỉ;
- Cao hạt dẻ ngựa;
- Oxit kẽm;
- Hoạt tính của hương Peru;
- Panthenol.
Công dụng:
- Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp;
- Tăng độ bền thành mạch, ngăn ngừa tình trạng sa búi trĩ;
- Hỗ trợ làm co búi trĩ;
- Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng trực tràng, hậu môn;
- Cải thiện tình trạng tổn thương niêm mạc hậu môn;
- Điều trị táo bón mãn tính.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô với khăn mềm;
- Thoa thuốc lên búi trĩ và vùng da xung quanh hậu môn;
- Để thuốc khô trong 5 – 10 phút, sau đó mặc quần áo.
Giá bán tham khảo: 200.000 – 250.000 đồng / tuýp 5 ml.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ
Các loại thuốc chữa bệnh trĩ thường có tác dụng nhanh chóng sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc bôi chữa bệnh trĩ;
- Nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng hoặc mẫn cảm, nên ngừng sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể;
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em và người lớn tuổi nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc bôi trĩ;
- Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn sử dụng, không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian điều trị để tránh các tác dụng phụ không mong muốn;
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng;
- Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu và không nhịn đi đại tiện;
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.
Các loại thuốc bôi trĩ thường mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên để tránh các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!