Top 10 Loại Thuốc Trị Ho Hiệu Quả, An Toàn Bạn Nên Dùng
Người bị ho nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Giữa rất nhiều loại thuốc trị ho được quảng cáo trên thị trường hiện nay ta nên chọn loại thuốc nào để trị bệnh? Thêm vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình với 10 loại thuốc trị ho hiệu quả nhất năm 2020.
3 nhóm thuốc Tây trị ho hiệu quả nhất
Trong hầu hết các trường hợp bị ho bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh. 3 nhóm thuốc xuất hiện trong toa đơn của bác sĩ gồm có:
Thuốc giảm ho
Nhóm thuốc này có công dụng ức chế trung tâm gây hô hấp giúp giảm ho hiệu quả. Một số loại thuốc giảm ho được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Codein: Là dẫn xuất của opium có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp, chống ho trung ương. Có thể làm khô và nhanh chóng tăng độ quánh của dịch nhờn phế quản. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong trường hợp điều trị chứng ho khan dai dẳng, mất ngủ, cổ họng đau nhẹ và vừa.
Lưu ý: Codein có thể gây nghiện kể cả khi dùng liều lượng vừa phải. Tuyệt đối không dùng thuốc với bệnh nhân mẫn cảm với thành phần, TRẺ NHỎ DƯỚI 1 TUỔI, phụ nữ có thai hay những người có tiền sử bệnh về gan, suy hô hấp.
- Dextromethorphan: Công dụng tương tự với Codein nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan chuyên điều trị ho khan, ho mãn tính lâu năm. Thuốc KHÔNG dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, những người có nguy cơ bị suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen.
- Pholcodin: Thuốc có công dụng điều trị ho khan cho cả trẻ em và người lớn. Thuốc có tác dụng giảm các tín hiệu thần kinh được gửi tới cơ quan trung ương trong cơn ho. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định với bệnh nhân bị hen suyễn, suy hô hấp hoặc mẫn cảm với thuốc.
Thuốc long đờm
Có tác dụng đánh tan chất dịch nhầy đường hô hấp, làm loãng đờm, khi ho khạc dễ tống đờm ra ngoài. Bác sĩ thường kê toa đơn thuốc gồm:
- Thuốc chứa carbocistein: Có tác dụng tiêu tan dịch nhầy ở người bị ho mãn tính có đờm. Thành phần của thuốc ngay sau khi được đưa vào cơ thể sẽ làm cho đờm và dịch nhầy dày hơn, do đó khi khạc ho người bệnh dễ dàng tống đờm ra ngoài hơn.
- Thuốc chứa acetylcystein: Giúp đờm dễ dàng long ra khỏi đường hô hấp, làm loãng chất nhầy, dễ dàng đi qua phổi và khi cơ thể có phản xạ ho có thể dễ dàng tống đờm ra ngoài.
- Thuốc chứa eprazinon: Là chất dẫn của piperazin là chất có khả năng làm loãng đờm nhầy.
Thuốc kháng histamin
Một số loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có tác dụng làm dịu họng, giảm ho và an thần, điều trị chứng ho do dị ứng, kích ứng, đặc biệt vào ban đêm. Sử dụng chế dược Clorpheniramin maleat (dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị ho do cảm cúm như rhumenol, decolgen); brompheniramine maleat,…
Một số nhóm thuốc kháng Histamin thường có trong toa đơn của bác sĩ điều trị bệnh ho là: Diphenylhydramin có tác dụng an thần, giảm đau, Chlopheniramin giảm chứng ho, sốt, đau họng, Alimemazin chống dị ứng nhẹ, Promethazine sử dụng như thuốc an thần, gây tê tại chỗ.
Vì thuốc có tác dụng an thần nên dễ gây buồn ngủ ảnh hưởng tới công việc hàng ngày. Do đó người bệnh nên sử dụng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài các nhóm thuốc trị ho kể trên, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống và dạng tiên (trường hợp nặng). Nhóm kháng sinh khắc phục tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Căn cứ vào nguyên nhân gây ho mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Trong đó:
- Thuốc kháng sinh chuyên trị ho gà: Erythromycin (thuộc nhóm kháng sinh Macrolid) thường được các bác sĩ kê toa cho bệnh nhân có triệu chứng ho do ho gà. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc để giảm triệu chứng kèm theo. Kháng sinh Cephalexin, Amoxicillin được kê toa phòng ngừa bội nhiễm phổi.
- Thuốc kháng sinh trị ho do viêm họng: Gồm có nhóm kháng sinh Penicillin, Cephalosporin, Macrolid chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng với các nhóm kháng sinh khác…
Một số thành phần trong thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau dạ dày. Do vậy điều trị ho bằng thuốc Tây đòi hỏi người bệnh phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý mua thuốc hoặc gia giảm liều lượng theo cảm tính.
5 loại thuốc trị ho trên thị trường được dùng phổ biến
Ngoài sử dụng thuốc Tây trị ho được kê theo toa đơn của bác sĩ, hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều sản phẩm trị ho được sản xuất từ các đơn vị dược phẩm người bệnh có thể tham khảo:
Thuốc ho Bảo Thanh – Điều trị ho khan
Nguồn gốc: Được bào chế từ thảo dược đông y và sản xuất bởi Công ty dược phẩm Hoa Linh. Sản phẩm được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thành phần: Khoản đông hoa, mật ong, cát cánh, qua lâu nhân, khổ hạnh nhân, bán hạ, xuyên bối mẫu, sa sâm, tỳ bà diệp, gừng, trần bì, ngũ vị tử, phục linh, viễn chí, tinh dầu bạc hà, cam thảo, ô mai và một số tá dược khác.
Công dụng: Chuyên điều trị chứng bệnh ho khan cấp tính, ho do cảm lạnh. Sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống mỗi ngày 3 lần sau ăn, mỗi lần 15ml theo cốc có sẵn trong sản phẩm. Với những người bận rộn có thể sử dụng viên ngậm linh hoạt.
- Trẻ từ 30 tháng tuổi – dưới 3 tuổi: Mỗi lần sử dụng 3ml, ngày uống 3 lần.
- Trẻ trên 3 tuổi: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngày 3 lần.
Chống chỉ định: Tính tới thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu chính xác nào về tác dụng phụ của thuốc với phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú. Tốt nhất đối tượng này nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Giá bán: Dạng siro 120ml có giá 35.000 vnđ. Với dạng vỉ viên ngậm có giá 190.000 vnđ/ hộp 20 vỉ.
Thuốc ho ivy kid – Thuốc trị ho cho trẻ em
Nguồn gốc: Thuốc ho ivy kia là thuốc trị ho cho trẻ em với sự kết hợp của lá trường xuân và chất kháng viêm. Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Úc và được nhiều mẹ Việt tin dùng.
Thành phần: Lá thường xuân là chủ dược chính trong thuốc ho ivykids. Thêm vào đó là một số hoạt chất kháng viêm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng liên quan tới hô hấp của trẻ. Thành phần của ivy kids không chứa rượu, đường, hóa cồn vì vậy đặc biệt an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Công dụng: Hỗ trợ và điều trị các triệu chứng bệnh đường hô hấp như ngứa rát họng, đau họng, ngạt mũi, trị ho, long đờm hiệu quả.
Cách sử dụng:
Vì thành phần lành tính nên mẹ có thể cho bé sử dụng trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tốt nhất nên sử dụng sau khi trẻ ăn khoảng 30 phút để tránh hiện tượng nôn trớ. Mẹ có thể cho bé dùng trực tiếp hoặc hòa với nước ấm.
- Trẻ từ dưới 4 tuổi: Dùng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 giọt siro.
- Trẻ từ 4 – 12 tuổi: Dùng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 12 – 18 giọt siro.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 25 giọt.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, Không sử dụng nếu trẻ bị dị ứng hoặc mẫn cảm với lá thường xuân.
Giá bán: Hiện sản phẩm được bán tại cửa hàng thuốc hoặc trang thương mại trực tuyến với mức giá dao động khoảng 210.000 vnđ/ lọ 20ml.
Thuốc trị ho có đờm – Bổ phế Nam Hà
Nguồn gốc: Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ là sản phẩm trị ho được nhiều người biết tới. Sản phẩm chứa nhiều tinh chất từ thảo dược thiên nhiên, được sản xuất bởi công ty dược phẩm Nam Hà. Bổ Phế Nam Hà được bào chế theo dạng siro uống hoặc viên ngậm tiện lợi.
Thành phần: Bạch phàn, Cam thảo, Mơ muối, Tỳ bà diệp, Đường kính, Bạc Hà Diệp, Tang bạch bì và các tá dược khác được gia giảm vừa đủ.
Công dụng: Điều trị các bệnh liên quan tới hô hấp, ho lâu ngày, ho có đờm, bổ phế, tiêu đờm, giảm sưng viêm,…
Cách dùng:
- Người lớn: Mỗi lần uống 15ml sau ăn, mỗi ngày uống đều đặn 3 lần sau khi ăn. Nếu dùng viên ngậm mỗi ngày ngậm từ 4 – 6 viên.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Mỗi lần uống 5ml, ngày uống 3 lần.
- Trẻ từ 7 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 10ml, ngày uống 3 lần. Thay vì uống siro có thể cho trẻ ngậm từ 2 – 3 viên ngậm mỗi ngày sẽ tiện lợi hơn.
Chống chỉ định: Người mang thai và đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Giá bán: Bổ Phế Nam Hà chỉ khái lộ có bán tại tất cả hiệu thuốc trên toàn quốc với mức giá 19.000 vnđ/ 1 hộp 2 vỉ x 24 viên. Và 28.000 vnđ/ 1 lọ 125ml.
Thuốc ho Eugica – Thuốc trị ho hiệu quả dạng viên
Nguồn gốc: Eugica là thuốc trị ho có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên chuyên điều trị các chứng ho mất tiếng. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty cổ phần Dược hậu Giang.
Thành phần: Thảo dược sát trùng Eucalyptol, tinh dầu gừng giúp loãng đờm, trị ho; tinh dầu tràm làm sạch họng, húng chanh chống viêm, Menthol giảm cơn đau.
Công dụng: Cải thiện các cơn ho dai dẳng nhanh chóng, ấm đường hô hấp, giảm ngứa rát cổ họng; bổ phế, cải thiện mất tiếng cho ho kéo dài.
Cách dùng:
- Người lớn: Uống 2 lần mỗi ngày vào sáng – tối, mỗi lần 2 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần sáng – trưa – tối, mỗi lần 1 viên.
Chống chỉ định: Trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Giá bán: Sản phẩm được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 50.000 – 55.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc ho PH
Nguồn gốc: Sản phẩm được được bào chế và sản xuất bởi công ty Đông dược Phúc Hưng. Sản phẩm hoàn toàn được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính.
Thành phần: Bạch quả, Hạnh nhân, Cao đặc cát cánh, Tinh dầu bạc hà, Trần bì, Cam thảo, Bối mẫu và một số tá dược khác.
Công dụng: Bổ phổi, làm loãng đờm, chỉ khái, giúp dịu mát cổ họng, giảm ho hiệu quả.
Cách dùng:
- Người lớn: Mỗi ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần khoảng 20ml.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml sau ăn.
- Trẻ từ 6 – 14 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 15ml.
Chống chỉ định: Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Giá bán: Hiện sản phẩm được phân phối trên toàn quốc với mức giá dao động khoảng 30.000 – 37.000 vnđ/ chai 100ml.
2 bài thuốc Đông y trị ho hiệu quả
Theo quan niệm YHCT, khi cơ thể bị nhiễm phong hàn, nhiệt hàn khiến phế (phổi) bị tổn thương dẫn tới hiện tượng ho. Bệnh chia thành nhiều thể như đàm nhiệt uất Phế, đàm ẩm tổn thương Phế, Can hỏa phạm Phế, Phế âm hư.
Vì thế để điều trị bệnh cần sử dụng những bài thuốc có khả năng tác động sâu vào tạng Phế, đồng thời sơ phong tán nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Một số bài thuốc Đông y trị ho hiệu quả có thể kể đến:
Bài thuốc 1: Trị ho do phong hàn
Bài thuốc trị ho kèm theo các triệu chứng ớn lạnh, đau đầu, đờm họng, ngạt mũi. Sử dụng tía tô 20g, lá hẹ 12g, lá xương xông 12g, kinh giới, gừng tươi mỗi vị 8g. Thêm 700ml nước đem sắc khoảng 3 tiếng lấy 250ml chia đều uống vào sáng – tối. Nên uống khi còn thuốc còn nóng để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2: Trị ho đờm vàng
Bài thuốc trị ho có đờm màu vàng dùng bài thuốc gồm 16 gam kim ngân, 12 gam rau má, 12 gam lá dâu. Thêm vào cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8 gam. Tất cả rửa sạch rồi thêm 750ml nước, đun nhỏ lấy 250ml chia đều uống sáng – tối sau ăn.
Người bệnh lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị ho?
Dưới đây là những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc trị ho để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Trước khi quyết định sử dụng loại thuốc gì người bệnh cần chủ động đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn chính xác nguyên nhân ho do đâu.
- Không tự ý mua thuốc hoặc gia giảm liều lượng bởi có thể gặp phải tác dụng ngược hoặc nhờn thuốc.
- Trong thời gian dùng thuốc gặp bất kỳ vấn đề gì cần tới các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, KHÔNG dùng thuốc theo cảm tính.
- Các loại thuốc có tác dụng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa cũng như thể trạng của người bệnh.
- Không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Tây bởi có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Khi trị ho bằng thuốc Đông y người bệnh cần tìm tới những trung tâm bốc thuốc uy tín để tránh trường hợp mua phải thuốc giả, thuốc nhập lậu gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi uống.
- Ngoài các loại thuốc trị ho người bệnh có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị dân gian tại nhà như: Trị ho bằng mật ong, sử dụng tỏi, gừng, lá bạc hà,… để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.
- Nên chủ động cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao.
Với 10 bài thuốc trị ho mà chúng tôi giới thiệu trên đây hy vọng có thể mang tới những kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho mọi người. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn đưa ra khuyến cáo người bệnh nên đi tới các cơ sở thăm khám trước khi quyết định dùng thuốc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!