Các Thuốc Trị Rối Loạn Tiêu Hóa Tốt, Hiệu Quả Nên Dùng

Các thuốc trị rối loạn tiêu hóa được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như buồn nôn, chướng bụng, táo bón hoặc ăn uống khó tiêu. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Sử dụng thuốc trị rối loạn tiêu hóa theo hướng dẫn của bác sĩ

Các thuốc trị rối loạn tiêu hóa tốt nhất

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến xảy ra khi hoạt động của hệ thống tiêu hóa không bình thường. Các dạng phổ biến bao gồm táo bón, Hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy.

Hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa đều không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu được điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc trị rối loạn tiêu hóa để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, các loại thuốc phổ biến bao gồm:

1. Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Domperidon

Domperidon là thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa thuộc nhóm thuốc kháng Dopamin, hoạt động bằng cách kích thích khả năng co bóp ở dạ dày và tăng cường các chuyển động ở ruột. Thuốc có tác dụng đẩy nhanh quá trình di chuyển của thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn, đau bụng hoặc có cảm giác nặng ở vùng thượng vị.

Thuốc đặc trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Domperidon

Chống chỉ định sử dụng:

  • Người bệnh có tiền sử xuất huyết tiêu hóa;
  • Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai;
  • Trẻ sơ sinh;
  • Người bệnh có tiền sử tắc ruột.

Liều lượng sử dụng:

  • Người lớn: 10 – 20 mg / lần, mỗi liều cách nhau khoảng 4 – 8 tiếng. Liều dùng tối đa: Không vượt quá 80 mg mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và có cân nặng trên 35 kg: Mỗi lần uống 10 – 20 mg, 3 – 4 lần mỗi ngày. Liều lượng tối đa: 80 mg / ngày.

Tác dụng phụ:

  • Tiết sữa ở đầu núm vú;
  • Đau đầu;
  • Nổi mề đay mẩn ngứa;
  • Khô miệng;
  • Ngứa da;
  • Sưng mắt;
  • Căng thẳng;
  • Đánh trống ngực;
  • Thay đổi thói quen đại tiểu tiện.

2. Thuốc Cyclovalon trị rối loạn tiêu hóa

Cyclovalon là thuốc lợi mật, cường phó giao cảm, làm tăng bài tiết nước và điện giải của các tế bào biểu mô đường mật. Bên cạnh đó, thuốc cũng được chỉ định để điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi và táo bón.

Thuốc lợi mật Cyclovalon được cơ thể hấp thụ và làm tăng khả năng tạo mật ở gan. Điều này có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng như một số bệnh lý đường ruột khác.

Liều lượng sử dụng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, một đợt sử dụng thuốc thường kéo dài 5 – 7 ngày. Nếu sau thời gian này, các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho người bệnh tắc mật hoặc suy gan nặng.

3. Hỗn dịch uống Oresol

Thuốc Oresol thường được chỉ định để điều trị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là người bị mất nước do tiêu chảy. Thuốc cũng được sử dụng để bổ sung nước, chất điện giải trong trường hợp sốt cao, nôn mửa, sốt xuất huyết hoặc tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em.

Toa thuốc rối loạn tiêu hóa
Thuốc Oresol được chỉ định để tránh mất nước ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa

Liều lượng sử dụng:

Đối với người lớn:

  • Dùng 10 ml / kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi vệ sinh phân lỏng.
  • Trong trường hợp cần bù nước ở cấp độ nhẹ, sử dụng 75 ml / kg trong 4 giờ đầu.
  • Trong trường hợp phòng ngừa mất nước, người bệnh có thể uống từng ngụm thuốc Oresol nhỏ theo khả năng.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ nhũ nhi: 50 ml / lần, 2 – 3 lần / ngày.
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 100 ml / lần, 2 – 3 lần / ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 150 ml / lần, 2 – 3 lần / ngày.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Suy thận cấp, xơ gan;
  • Rối loạn dung nạp glucose;
  • Tắc ruột;
  • Liệt ruột;
  • Mất nước nặng kèm sốc;
  • Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Hôn mê nhẹ;
  • Tỷ lệ bù nước thấp, tăng lượng natri trong cơ thể;
  • Suy tim.

Quá nhiều thuốc Oresol có thể dẫn đến:

  • Co giật cơ bắp;
  • Tim đập nhanh hơn bình thường;
  • Huyết áp tăng cao;
  • Dễ nổi giận, mệt mỏi và có cảm giác bồn chồn;
  • Sưng bàn chân hoặc cẳng chân.

4. Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Metoclopramid

Metoclopramid thuốc nhóm thuốc chẹn thụ thể dopamin, được bào chế dưới dạng viên nén, siro hoặc dung dịch tiêm. Thuốc được sử dụng để cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn ở người bệnh rối loạn tiêu hóa.

Thuốc Metoclopramid hoạt động bằng cách kháng Dopamin và thụ thể serotonin – 5HT3, tác động trực tiếp lên trung tâm nôn, từ đó chống nôn hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc có thể kích thích nhu động ruột, giảm trào ngược dạ dày thực quản. Điều này có thể giúp dạ dày được làm rỗng nhanh chóng hơn, chống buồn nôn, nôn, ăn uống khó tiêu và một số triệu chứng khác.

Liều lượng sử dụng:

  • Uống thuốc 1 – 3 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh;
  • Thuốc được sử dụng dựa theo độ tuổi, cân nặng và hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, không tự ý sử dụng thuốc để tránh các triệu chứng không mong muốn.

Chống chỉ định:

  • Xuất huyết tiêu hóa;
  • Thủng ruột;
  • Tắc ruột cơ học;
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Thận trọng sử dụng:

  • Hen suyễn;
  • Huyết áp cao;
  • Người suy giảm chức năng gan, thận;
  • Bệnh nhân Parkinson;
  • Tiền sử trầm cảm;
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy;
  • Buồn ngủ;
  • Táo bón;
  • Yếu cơ bắp;
  • Khô miệng;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt.

5. Thuốc Diarsed trị rối loạn tiêu hóa

Diarsed là thuốc trị rối loạn tiêu hóa được chỉ định cho trường hợp đau bụng, tiêu chảy cấp và khó tiêu. Thành phần chính của thuốc là Atropin phối hợp với Diphenoxylate, được bào chế dưới dạng viên nang bao đường, sử dụng theo đường uống.

Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn
Diarsed là thuốc trị rối loạn tiêu hóa được chỉ định cho trường hợp tiêu chảy cấp

Các hoạt chất có trong thuốc được hấp thụ nhanh tại ruột. Điều này có thể làm chậm quá trình vận chuyển các chất điện giải trong ruột, điều trị táo bón, tiêu chảy và ngăn ngừa mất nước.

Liều lượng sử dụng:

Người trưởng thành:

  • Tiêu chảy cấp: Sử dụng liều khởi đầu là 2 viên. Sau đó uống thêm 1 viên sau mỗi lần tiêu chảy. Liều lượng tối đa mỗi ngày là 8 viên.
  • Tiêu chảy mãn tính: Sử dụng 1 – 2 viên mỗi ngày.

Trẻ em từ 30 tháng tuổi: Mỗi ngày sử dụng 1 – 4 viên hoặc 2.5 mg / 5 kg / ngày.

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ;
  • Nổi mề đay hoặc ngứa da;
  • Khô miệng;
  • Có cảm giác buồn nôn;
  • Chướng bụng.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi;
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
  • Viêm đại tràng xuất huyết cấp tính.

6. Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa Forlax

Forlax là thuốc được chỉ định để điều trị táo bón cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Thuốc được bào chế dưới dạng bột, đóng trong các gói nhỏ. Mỗi gói thuốc chứa khoảng 4000 (10g) Macrogol và các thành phần tá dược khác.

Macrogol là hoạt chất có tác dụng làm tăng lượng nước trong ruột. Điều này có thể làm mềm phân, thúc đẩy quá trình di chuyển thức ăn trong ruột, cải thiện tình trạng táo bón hoặc khó đi đại tiện.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Khi dùng, hòa tan bột thuốc trong 1 ly nước, dùng uống. Có thể mất khoảng 24 – 48 giờ để thuốc phát huy công dụng.
  • Liều lượng sử dụng: 1 – 2 gói mỗi ngày.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như đau bụng hoặc tiêu chảy, đặc biệt là khi người bệnh sử dụng quá liều. Các tác dụng phụ có thể được cải thiện trong 24 – 48 giờ kể từ lúc ngừng thuốc.

7. Thuốc Loperamid trị rối loạn tiêu hóa

Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Loperamid hoạt động bằng cách ức chế quá trình co bóp nhu động ruột. Điều này giúp thức ăn di chuyển chậm hơn trong đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng khó tiêu. Thuốc được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi để điều trị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy kéo dài.

Thuốc trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Loperamid  có tác dụng ngăn ngừa tình trạng khó tiêu

Bên cạnh đó, thuốc trị rối loạn tiêu hóa Loperamid cũng được sử dụng để làm giảm sản xuất dịch tiêu hóa, tăng khả năng vận chuyển nước cũng như các chất điện giải từ ruột vào máu. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm tăng trương lực cơ thắt ở xung quanh hậu môn và ngăn ngừa nhiều vấn đề hậu môn – trực tràng.

Liều lượng sử dụng:

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Tổng liều dùng trong ngày là 0.08 – 0.24 mg / kg, chia thành 2 – 3 lần uống.
  • Người lớn: Trong giai đoạn cấp tính, sử dụng liều khởi đầu là 4 mg, sau đó uống 2 mg sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng. Liều lượng thông thường là 3 – 4 viên mỗi ngày. Trong trường hợp tiêu chảy mãn tính, sử dụng liều khởi đầu là 4 mg, sau đó sử dụng 2 mg sau khi đi ngoài phân lỏng. Liều duy trì từ 2 – 4 viên mỗi ngày.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Bệnh nhân tổn thương gan;
  • Bệnh lỵ;
  • Trướng bụng;
  • Viêm đại tràng nặng;
  • Rối loạn tiêu hóa nhưng không tiêu chảy;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Thuốc Maalox plus trị rối loạn tiêu hóa

Maalox plus là thuốc không kê đơn được sử dụng để điều trị ợ nóng, đầy hơi, viêm loét dạ dày và một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Thành phần chính của thuốc bao gồm nhôm hydroxid gel khô, Simethicon, Magnesi hydroxid và một số loại tá dược khác.

Liều lượng sử dụng:

  • Trẻ em từ 6 tuổi: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Người lớn: Mỗi lần uống 1 – 2 viên x 4 lần mỗi  ngày;

Thời điểm tốt nhất để sử dụng thuốc là sau bữa ăn 20 phút đến 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Khi dùng thuốc, người bệnh nên nhai viên thuốc và uống với 200 ml nước lọc.

Thuốc an toàn khi sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi và người lớn. Tuy nhiên, những người có tiền sử dị ứng và bệnh nhân suy thận nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên thuốc Maalox plus đôi khi có thể dẫn đến táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, đặc biệt là khi người bệnh sử dụng thuốc quá liều.

9. Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Berberin

Berberin là thuốc trị rối loạn tiêu hóa phổ biến, chứa thành phần chính là chiết xuất rễ và thân cây vàng đắng. Thuốc có hoạt chất chống viêm, kháng sinh, ức chế hoạt động của liên cầu khuẩn, tụ cầu, Shigella, nấm men và một số loại vi khuẩn kháng axit khác. Nhờ vào các thành phần hoạt tính, thuốc thường được sử dụng để cải thiện rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, viêm loét dạ dày và một số vấn đề tiêu hóa khác.

Đơn thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Berberin là thuốc trị rối loạn tiêu hóa an toàn và ít tác dụng phụ

Berberin là thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên, lành tính và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn được quy định để tránh các rủi ro không mong muốn.

Liều lượng sử dụng cho người trưởng thành:

  • Mỗi lần dùng 2 – 4 viên, 2 lần / ngày;
  • Sử dụng thuốc với nhiều nước, các lần uống thuốc cần cách nhau khoảng 1 – 2 tiếng để tránh tình trạng tương tác thuốc;
  • Ăn no trước khi sử dụng thuốc để ngăn ngừa kích ứng niêm mạc dạ dày.

Berberin được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, do đó tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc, điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Đau bụng;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Khó thở;
  • Co giật;
  • Tim đập chậm và có thể dẫn đến tử vong.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Trẻ em.

Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên kháng sinh cần được sử dụng đúng cách và liều lượng, đặc biệt là ở trẻ em, để tránh các rủi ro khác.

Lưu ý khi dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa

Các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng quy định và hướng dẫn của bác sĩ;
  • Không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn;
  • Nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ chuyên môn;
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thêm chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, vào bữa ăn hàng ngày;
  • Uống nhiều nước lọc và tránh sử dụng caffeine, thức uống chứa cồn;
  • Duy trì hoạt động thể chất, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên, để tăng cường nhu động ruột.

Các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa thường mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng, an toàn và ít khi dẫn đến tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các tác dụng không mong muốn. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, không tự ý thay đổi loại thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android