Top Thuốc Trị Viêm Họng Hạt Hiệu Quả Và Cách Dùng Chi Tiết
Thuốc trị viêm họng hạt nên dùng loại nào cho nhanh khỏi là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Chúng ta cần hiểu đúng về các loại thuốc để sử dụng cho đúng cách, đạt được công dụng tối đa. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về thuốc và cách dùng để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Thuốc trị viêm họng hạt hiệu quả trong Tây y
Viêm họng hạt là dạng quá phát của bệnh viêm họng mãn tính. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không có biện pháp chữa trị sớm cũng như đúng phương pháp sẽ dễ gây ra không ít biến chứng nguy hiểm như: Thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng huyết. Bệnh thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần trong năm. Dưới đây là những loại thuốc Tây chữa viêm họng mãn tính thường được bệnh nhân sử dụng:
Loại thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm có công dụng làm giảm tình trạng sưng đau, phù nề ở niêm mạc họng. Thuốc được dùng rất phổ biến trong các đơn thuốc của bệnh nhân bị viêm họng hạt. Hiện nay, nhóm chống viêm đang có những thuốc được dùng chủ yếu nhất gồm:
Thuốc chống viêm nhóm NSAIDs
Đây là thuốc trị viêm họng hạt không chứa cấu trúc nhân Steroid, chủ yếu là : Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen. Thuốc thường dùng theo đường uống. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này chính là ức chế quá trình sinh tổng hợp những chất trung gian hóa học gây ra viêm. Bên cạnh đó, thuốc cũng ức chế sự di chuyển của các bạch cầu đến vùng viêm. Nhờ vậy sẽ làm giảm viêm sưng, nóng đỏ và đau nhức tại niêm mạc cổ họng rõ rệt. Nhóm thuốc này cũng được sử dụng với mục đích giảm đau, hạ sốt khá tốt.
Tuy nhiên, NSAIDs không được khuyến cáo sử dụng cho những người mắc viêm loét dạ dày tá tràng, các bệnh nhân đang gặp vấn đề về gan hay phụ nữ trong giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ, các chị em đang cho con bú. Đặc biệt, trẻ dưới 18 tuổi không sử dụng Aspirin vì có thể gây ra hội chứng não gan tuy hiếm gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh nhân cũng lưu ý thêm, không kết hợp các thuốc chống viêm không Steroid với nhau, bởi việc làm này không thể làm tăng hiệu quả của thuốc, thay và đó làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và dẫn tới quá liều.
Thuốc chống viêm có Steroid
Đây là thuốc chứa nhân Steroid trong cấu trúc phân tử, có thể kể tới một số thuốc như: Prednisolon, Betamethasone, Methylprednisolon, Dexamethasone,… Thuốc thường dùng theo đường uống, cũng có thể sử dụng dạng tiêm hoặc phun xịt.
Nhóm thuốc có công dụng chống viêm dựa vào cơ chế ức chế hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp ngăn chặn tốt quá trình giải phóng các Histamin một cách tốt nhất.
Cách chữa viêm họng hạtkhi dùng nhóm chống viêm Steroid sử dụng trong thời gian ngắn ngày không gây ra nhiều tác dụng phụ trên thận, gan. Nhưng nếu bạn uống liên tục trong thời gian dài để chữa trị các bệnh mãn tính sẽ dễ gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực như sau: Suy giảm sức đề kháng, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng đường huyết, loãng xương, đục thủy tinh thể, trầm cảm, rối loạn phân bố mỡ.
Thuốc chống viêm thuộc nhóm Enzyme
Phổ biến nhất trong nhóm thuốc này đó là Alphachymotrypsin, Serratiopeptidase cũng được dùng nhưng ít gặp hơn. Thuốc trị viêm họng hạt này thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng dưới dạng ngậm hoặc uống. Cơ chế của thuốc đó chính là đẩy nhanh quá trình tiêu viêm, làm giảm phù nề cũng như làm lỏng phần dịch tiết ở đường hô hấp.
Nhóm thuốc này hiện được dùng rất phổ biến, rộng rãi trong những trường hợp bệnh nhân bị viêm đau họng cả cấp và mãn tính. Nhưng thuốc đồng thời cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ là phù giác mạc, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào.
Thuốc giảm đau hạ sốt
Bị viêm họng hạt uống thuốc gì? Chắc chắn không thể bỏ qua thuốc hạ sống và giảm đau. Thông thường, khi bệnh khởi phát, người bệnh sẽ có thân nhiệt tăng trên 38.5 độ kèm theo đó là triệu chứng họng bị đau rát nhiều. Bệnh nhân sẽ được kê nhóm thuốc giảm đau và hạ thân nhiệt, giúp chống viêm. Tuy nhiên không dùng Paracetamol. Vì tác dụng chống viêm của Paracetamol khá yếu, hầu nhưng không được ứng dụng trong lâm sàng. Do vậy, Paracetamol thường được dùng với vai trò hạ sốt và giảm đau theo liều 10 – 15mg/kg cân nặng.
Thuốc làm long đờm, giảm ho – Thuốc trị viêm họng hạt
Khi mắc viêm họng hạt, bệnh nhân hay có biểu hiện bị ho khan hoặc ho có đờm. Thực tế đây là một loại phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy các chất gây dị ứng và dịch nhầy đường hô hấp ra bên ngoài. Theo đó, chúng ta sẽ chỉ dùng thuốc trị ho, long đờm cho những trường hợp bị ho nhiều dẫn tới kiệt sức, đờm đặc nhiều, khó khạc nhổ.
- Thuốc trị ho: Neo Codion, Dextromethorphan, Terpin Codein, Pho;codin. Trong nhóm này có Pholcodin và Codein là 2 thuốc có tác dụng giảm đau, gây nghiện, không sử dụng cho người dưới 18 tuổi vfi dễ gây ức chế nhẹ ở trung tâm hô hấp.
- Thuốc làm long đờm: Bromhexin, N-Acetylcystein, Carbocystein, Ambroxol,…. cùng các biệt dược Acemuc, Mucosolvan, Exomuc, Bisolvon,… Các thuốc này được dùng với mục đích làm loãng đờm, giúp đờm dễ đẩy ra ngoài hơn thông qua phản xạ ho. Tuy nhiên, có thể gây ảnh hưởng xấu đến phần niêm mạc của dạ dày, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng cho những người có tiền sử mắc loét dạ dày tá tràng.
Lưu ý thêm, khi phụ huynh cho trẻ dùng thuốc loãng đờm, nên khuyến khích con uống nhiều nước để thuốc phát huy hết công dụng.
Thuốc kháng sinh
Trong đơn thuốc trị viêm họng hạt, kháng sinh cũng là loại thuốc rất quan trọng, nhưng không phải dùng cho hầu hết trường hợp bệnh nhân. Kháng sinh chỉ được chỉ định khi người mắc viêm họng hạt bị nhiễm trùng các vi khuẩn. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn bạn bị, các bác sĩ sẽ có những chỉ định kháng sinh sau:
- Kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam: Ampicillin, Penicillin, Amoxicillin,…
- Kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin: Cefixim, Ceftriaxone, Cephalexin,…
- Kháng sinh thuộc vào nhóm Macrolid: Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin,…
Khi điều trị viêm họng hạt bằng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc về thời gian cùng với liều lượng thuốc để tránh xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc chống dị ứng
Bệnh nhân khi bị viêm họng hạt cũng sẽ được kê đơn thuốc chống dị ứng nhằm giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra dị ứng, làm dịu ho và giúp an thần.
Những thống chống dị ứng có thể dùng gồm: Clorpheniramin, Diphenhydramin, Promethazin, Alimemazin,… Tuy nhiên thuốc có nhược điểm đó là gây cơn buồn ngủ, làm giảm tiết dịch nên đờm bị đặc lại và khó đẩy ra ngoài.
Thuốc trị viêm họng hạt – Gây tê tại chỗ
Trong quá trình điều trị viêm họng hạt, người bệnh có thể được kê đơn thuốc gây tê tại chỗ theo dạng phun xịt hoặc dạng ngậm. Thuốc sẽ nhanh chóng làm tê ngọn thần kinh phản xạ ho, làm dịu cổ họng cũng như giảm các cơn ho như: Lidocain, Menthol, Benzonatate.
Thuốc điều trị dạ dày
Với các bệnh nhân bị viêm họng hạt bởi chứng trào ngược dạ dày thực quản, hoặc người có tiền sử viêm loét dạ dày sẽ được kê thêm một số thuốc chữa bệnh lý này. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc trung hòa axit dạ dày và bao niêm mạc dạ dày như: Famotidine, Pantoprazole, Omeprazole, Ranitidine, Cimetidin,…
Thuốc Đông y chữa viêm họng hạt
Theo các tài liệu y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm họng hạt được cho là do âm hư hỏa vượng lâu ngày khiến phế khí hư tổn, tỳ, thận suy nhược. Từ đó, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài như hàn tà, phong tà, dịch độc thời khí tấn công và gây bệnh.
Nguyên tắc chữa viêm họng hạt theo Đông y là vừa cải thiện triệu chứng bên ngoài, vừa kết hợp bồi bổ tạng phủ, chữa bệnh từ căn nguyên bên trong. Các phép chữa thường được sử dụng là sơ giải, biểu tà, thanh tiết uất nhiệt, tiêu đàm, chỉ khái, tư âm, bổ thận, ôn phế, bổ tỳ. Tùy vào từng thể bệnh, các y gia sẽ kê cắt bài thuốc điều trị khác nhau.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm họng hạt
Với bất cứ loại thuốc Tây nào đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Do vậy, để bệnh nhanh khỏi cũng như hạn chế tốt tác dụng phụ, trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần ghi nhớ những điều sau:
- Luôn dùng thuốc theo đúng đơn bác sĩ kê, sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng hoặc tự thay đổi đơn thuốc.
- Bệnh nhân không tự mua thuốc về chữa trị tại nhà hoặc dùng đơn thuốc của các bệnh nhân khác để sử dụng.
- Hãy súc họng và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn đều đặn hàng ngày.
- Nếu trong quá trình dùng thuốc trị viêm họng hạt, bạn thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường cần lập tức thông báo với bác sĩ. Không tự ý xử lý tại nhà khi chưa biết vấn đề mình đang gặp phải xuất phát do đâu.
- Tránh dùng các chất kích thích, thức uống có cồn trong quá trình điều trị bệnh để không làm giảm tác dụng của thuốc cũng như khiến bệnh nặng hơn.
- Bệnh nhân xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các vitamin để nâng cao sức đề kháng, ưu tiên sử dụng thực phẩm mềm, dễ nuốt. Tránh các món ăn cay nóng, thực phẩm khô, nhiều dầu mỡ.
- Luôn đeo khẩu trang và giữ ấm cho vùng ngực, cổ mỗi khi ra ngoài.
Mong rằng qua bài viết thuốc trị viêm họng hạt này của Vietmec, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc có thể dùng. Từ đó có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình trị bệnh. Cần lưu ý rằng, việc tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh một cách nhanh nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!