Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Oracortia: Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của tình trạng nhiệt, viêm khoang miệng. Vậy sử dụng Oracortia như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin mới nhất về thành phần, cách dùng cũng như những lưu ý an toàn khi sử dụng.
Thông tin chung về thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
Oracortia là sản phẩm thuốc nhiệt miệng của công ty Thai Nakorn Patana (Việt Nam) có tác dụng điều trị tại chỗ tình trạng viêm, nhiệt hay lở miệng mang lại hiệu quả cao và được nhiều người tin dùng. Thành phần chính Oracortia có tác dụng kháng viêm cao, nhờ đó làm giảm nhanh các triệu chứng, hỗ trợ đắc lực cho công tác điều trị viêm nhiễm trong khoang miệng đặc biệt là nhiệt miệng.
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia được bào chế dạng mỡ, dễ dàng thẩm thấu mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm được đóng gói theo hai hình thức: Gói nhôm trọng lượng 1g/gói, mỗi hộp 50 gói; Tuýp nhôm có trọng lượng 5g/tuýp.
Thành phần
Trong Oracortia có chứa các hoạt chất chống viêm, gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể nhờ đó giúp làm lành vết thương trong khoang miệng một cách nhanh chóng. Các thành phần chính trong Oracortia gồm có:
- Triamcinolone Acetonide: Là một Glucocorticoid tổng hợp có chứa flour chủ yếu được chuyển hóa ở gan và đào thải qua đường nước tiểu có tác dụng chống viêm hiệu quả.
- Gelatin: Thành phần được chiết xuất từ collagen động thực vật có chứa nhiều axit amin có tác dụng làm giảm đau vị trí lở miệng đồng thời tái tạo collagen giúp bề mặt vết thương nhanh lành.
- Tinh dầu bạc hà: Chống viêm, giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
- Pectin: Thành phần hỗ trợ giúp vết thương trong khoang miệng nhanh lành.
Công dụng
Dược lực học của thuốc lở miệng Oracortia dựa trên công dụng của thành phần chính Triamcinolone Acetonide. Theo các nghiên cứu y học, Triamcinolone Acetonide có tác dụng làm chậm tiến trình lây nhiễm, ngăn ngừa lở miệng lan rộng ra các vị trí khác.
Bên cạnh đó thuốc bôi Oracortia còn có tác dụng làm giảm đau rát, nóng đỏ, phòng rộp cho các bệnh lý liên quan đến khoang miệng như viêm lợi, viêm nướu răng, nhiệt miệng… Sử dụng Oracortia đúng cách theo hướng dẫn của dược sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Cách dùng và liều dùng của thuốc chấm nhiệt miệng Oracortia
Oracortia giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng nhiệt miệng thế nhưng để đảm bảo an toàn mọi người không nên tự ý sử dụng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do Oracortia là dạng thuốc bôi ngoài da nên trước khi dùng người bệnh nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Cách dùng thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia tham khảo: Dùng tăm bông lấy một lượng thuốc vừa đủ sau đó thoa lên các nốt nhiệt trong khoang miệng. Khi bôi thuốc cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước gây đau xót hoặc khiến nốt nhiệt bị tổn thương nặng hơn.
- Liều dùng: Mỗi ngày bôi thuốc 1 – 2 lần sau khi ăn, nếu tình trạng nặng hơn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ và tăng liều lên 3 lần/ ngày.
Chống chỉ định và tương tác thuốc
Chuyên gia khuyến cáo, thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia không nên sử dụng cho các nhóm đối tượng sau:
- Người bị nhiễm nấm, herpes hoặc đang bị mụn trứng cá.
- Đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang có con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Oracortia.
Ngoài ra, thành phần của Oracortia khi sử dụng chung với một số loại thuốc khác có thể tương tác và gây ra tác dụng phụ, cụ thể:
- Thuốc có chứa chất gây nghiện hoặc thuốc ức chế miễn dịch: Gây nên tình trạng ức chế miễn dịch quá mức, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
- Thuốc giảm đau, chống viêm Nsaids: Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày…
- Nhóm thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu hay thuốc tiểu đường: Làm giảm hiệu quả kháng viêm, nhiệt miệng lâu khỏi
- Warfarin (thuốc chống đông máu): Làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu gây phản ứng ngược, nguy hiểm cho người bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc bôi nhiệt Oracortia
Bên cạnh lợi ích giảm viêm, cải thiện nhiệt miệng nhanh chóng, thuốc bôi Oracortia cũng có một số tác dụng phụ nếu như người dùng lạm dụng và dùng trong thời gian quá dài. Người bệnh có thể gặp phải một số nguy cơ như:
- Làm mỏng da khiến các nốt nhiệt miệng lan rộng hơn.
- Cơ thể bị tích nước dẫn đến tình trạng phù nề, tặng trọng lượng cơ thể.
- Có nguy cơ bị tăng huyết áp và đường huyết vì vậy không nên dùng sản phẩm cho người bị bệnh huyết áp hoặc tiểu đường.
- Khả năng bị đau đầu, loãng xương, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp cao hơn so với người không sử dụng thuốc.
- Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc gặp hội chứng Cushing.
Giá bán Oracortia
So với các sản phẩm có cùng công dụng điều trị nhiệt miệng khác trên thị trường thì Oracortia có giá tương đối rẻ. Tùy theo dạng đóng gói mức giá của thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia sẽ khác nhau, dạng gói sẽ có giá là 13.000 vnđ và dạng tuýp có giá 42.000 vnđ.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
Trong quá trình sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn, người bệnh cần lưu ý và tuân thủ một số lưu ý dưới đây:
- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, khi bị quên liều có thể bôi bổ sung nếu thời điểm phát hiện cách xa bữa ăn hoặc có thể bỏ qua và chờ đến lần bôi tiếp theo, chỉ thoa đúng liều lượng thuốc.
- Trường hợp dùng quá liều và có biểu hiện bất thường, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
- Oracortia có thể hấp thu ngoài da, vì vậy không sử dụng thuốc cho các vết thương rộng hoặc sử dụng trong thời gian dài.
- Không sử dụng Oracortia cho đối tượng chống chỉ định, cung cấp thông tin về bệnh lý hoặc các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ để tránh tương tác thuốc dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Hi vọng với những thông tin chi tiết về thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia trong bài viết này giúp bạn đọc có góc nhìn rộng hơn và biết cách sử dụng hiệu quả khi bị nhiệt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tốt nhất người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn và tư vấn của người có chuyên môn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!