Thuốc Nsaids: Công Dụng Và Cách Dùng Trong Điều Trị Nha Khoa
Thuốc Nsaids thường bác sĩ nhắc đến và kê đơn, thế nhưng nhiều người không nắm rõ được đây là thuốc gì cũng như tác dụng cụ thể là như thế nào. Thông tin đầy đủ nhất về nhóm thuốc này sẽ có trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi để cập nhật và biết cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
Thuốc Nsaids là gì? Tác dụng ra sao?
Thuốc Nsaids là từ viết tắt của Non-steroidal antiinflamatory drug là nhóm các loại thuốc chống viêm không chứa chất gây nghiện (steroid). Thành phần của thuốc chứa nhiều hoạt chất khác nhau với công dụng chủ yếu là giảm đau và kháng viêm hoặc hạ sốt.
Nhóm thuốc Nsaids được chỉ định sử dụng làm giảm triệu chứng cho các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp… Ngoài ra, thuốc Nsaids trong điều trị nha khoa hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là các trường hợp bị sưng, viêm, đau nhức.
Các loại thuốc chống viêm không chứa chất gây nghiện chủ yếu được bào chế dạng viên nén hoặc viên con nhộng. Tuy nhiên, thành phần của các loại thuốc này có xuất hiện trong một số loại kem hoặc gel bôi, miếng dán ngoài da mang lại hiệu quả tương tự.
Cơ chế tác động của các loại thuốc NSAIDs
Với tác dụng chính là giảm đau, kháng viêm, các loại thuốc Nsaids được bác sĩ kê đơn cho nhiều bệnh lý thông dụng. Cơ chế hoạt động của các loại thuốc như sau:
Chống viêm
Đối với trường hợp này, các thành phần thuốc sẽ gây ức chế enzym cyclooxygenases (COX) – một loại enzym tham gia và quá trình tổng hợp Prostaglandin.
Prostaglandin được tạo ra từ hai loại COX I và COX II, trong đó COX I có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit còn COX II gây viêm và sốt. Khi thuốc chống viêm Nsaids ức chế Prostaglandin tức là đã ức chế nhóm COX II, nhờ đó làm giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm và giúp người bệnh hạ sốt.
TÌM HIỂU: Top 16 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Được Cho Hiệu Quả Tốt Nhất
Giảm đau
Thành phần dược chất có trong thuốc chống viêm Nsaids có tác dụng ức chế sản sinh và tổng hợp PGF2 alpha. Nhờ đó làm giảm tính cảm thụ của các dây thần kinh cảm giác tương tác với hoạt chất gây đau như Histamin, Serotonin… giúp làm giảm đau hiệu quả đặc biệt là trường hợp đau răng, viêm đau khớp.
Ngăn ngừa tập kết tiểu cầu và đông máu
Để làm được điều này, một lượng vừa đủ thuốc Nsaids sẽ ức chế Enzym Thromboxan Synthetase để làm giảm lượng chất làm đông tiểu cầu Thromboxan A2. Trường hợp lượng thuốc quá lớn có thể gây tác dụng ngược và đẩy nhanh quá trình tập kết tiểu cầu gây đông máu.
Một số loại thuốc chống viêm không chứa chất gây nghiện
Có rất nhiều loại thuốc chống viêm Nsaids, tùy theo tình hình bệnh lý cụ thể và các triệu chứng biểu hiện, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Một số loại thuốc điển hình thuộc nhóm này gồm có:
- Aspirin: Được chỉ định sử dụng để giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Bên cạnh đó, Aspirin còn có tác dụng ngăn cản tập kết tiểu cầu ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch với liều thấp.Tuy nhiên cơ chế hoạt động của Aspirin sẽ đồng thời ức chế cả enzyme COX I và COX II nên bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ với hệ tiêu hóa như đau, loét dạ dày, xuất huyết nhẹ…
- Ibuprofen: Tương tác giảm đau mạnh hơn Aspirin gây ức chế COX không chọn lọc và có xu hướng ưu tiên COX I. Vì vậy sử dụng nhóm thuốc Ibuprofen dài ngày sẽ có nguy cơ bị loét dạ dày, xuất huyết dạ dày cao hơn Aspirin.
- Meloxicam: Các thuốc có chứa thành phần Meloxicam có xu hướng ức chế ưu tiên trên COX 2 không gây nguy hại đến chức năng hệ tiêu hóa. Tuy nhiên thành phần này lại làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch. Meloxicam thường được kê đơn cho các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp.
- Thuốc có chứa hoạt chất Coxib (Celecoxib, Rofecoxib, Valdecoxib…): Có tác dụng ức chế chuyên biệt COX II, không gây nguy hại nhiều cho hệ tiêu hóa nhưng có tác động xấu tới hệ tim mạch và thận. Người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc có chứa hoạt chất này.
Đối tượng chỉ định, chống chỉ định dùng nhóm thuốc NSAIDs
Công dụng đặc trị của thuốc Nsaids là giảm đau, hạ sốt và chống viêm hiệu quả nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Theo thông tin từ các chuyên gia y tế, nhóm thuốc chống viêm không chứa chất gây nghiện được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Đối tượng mắc các bệnh lý về xương khớp điển hình như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, viêm khớp phản ứng, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa…
- Người bị đau cơ, đau đầu, đau do tiểu phẫu hoặc đau nhức sau chấn thương.
- Đối tượng bị đau răng do viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu. Trường hợp răng bị đau quá mọi người không nên lạm dụng thuốc trị sâu răng, thuốc giảm đau Nsaids mà nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp.
- Bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, xơ cứng bì toàn thể.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không được sử dụng nhóm thuốc Nsaids cho các đối tượng:
- Mắc hội chứng máu khó đông, chảy máu không kiểm soát
- Viêm loét dạ dày, tá tràng, đau dạ dày hoặc một số bệnh về tiêu hóa khác
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng Nsaids hay bất kỳ loại thuốc Tây nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Người bị suy gan, thận cấp độ vừa đến nặng
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Nhóm người có hệ miễn dịch kém, mắc bệnh về tim mạch, hô hấp (hen suyễn) cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
ĐỌC THÊM: Thuốc Detoxic: Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả Trong Điều Trị Nha Khoa
Tác dụng phụ và tương tác thuốc Nsaids
Đa phần các loại thuốc Tây đều có những tác dụng phụ lên cơ thể người sử dụng và nhóm Nsaid cũng không ngoại lệ. Các thành phần trong thuốc chống viêm không chứa chất gây nghiện gây nghiện khi sử dụng không đúng cách hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra những nguy hại ngoài ý muốn, cụ thể:
- Gây cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ chua liên tục, đau bụng, ăn khó tiêu hoặc bị tiêu chảy.
- Sử dụng thuốc trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
- Người sử dụng thuốc thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ.
- Dị ứng, phát ban ngoài da.
- Với những người đang gặp phải bệnh lý về hô hấp như hen suyễn khi sử dụng thuốc có thể bị khó thở, các cơn hen rút nặng hơn bình thường.
- Một số trường hợp dị ứng nặng với thuốc có thể bị suy tim, đột quỵ, gây nguy hiểm tới tính mạng
Ngoài ra, nhóm thuốc chống viêm không chứa Said còn có phản ứng tương tác với một số loại thuốc khác khiến tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Mọi người cần hết sức lưu ý khi sử dụng và tránh dùng Nsaids với các loại thuốc sau:
- Warfarin (thuốc chống đông máu): Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
- Cyclosporine (thuốc điều trị viêm loét đại tràng, viêm khớp): Sử dụng chung với Nsaids khiến thận bị tổn thương, làm giảm chức năng thận.
- Lithium (thuốc giảm căng thẳng mệt mỏi): Phản ứng với nhóm Nsaid gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
- Aspirin liều thấp: Tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
- Thuốc lợi tiểu: Khiến huyết áp không ổn định, người bệnh có thể bị tăng hoặc hạ áp đột ngột.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm Nsaids
Tuy các loại thuốc chống viêm không chứa chất gây nghiện giúp làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, trước và trong quá trình sử dụng thuốc mọi người cần lưu ý:
- Người bệnh nên trung thực cung cấp thông tin cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bệnh lý đang gặp phải để hạn chế tối đa những tác dụng phụ do tương tác thuốc.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như khó thở, thở dốc, đau ngực, sưng phù mặt, phát ban… cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý.
- Không tự ý sử dụng hoặc tăng, giảm liều lượng thuốc, trường hợp dùng thuốc thông thường không cần kê đơn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
- Trong quá trình sử dụng thuốc không nên hút thuốc, uống rượu, bia, các chất kích thích… bởi những thói quen này làm giảm tác dụng của thuốc đồng thời tăng nguy cơ gây phản ứng phụ.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nhóm thuốc Nsaids. Thuốc Tây như một con dao hai lưỡi, không cẩn thận có thể gây ra những mối nguy hại không lường trước được. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng mọi người cần tìm hiểu thật kỹ thông tin, tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi sử dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!