Thuốc Rodogyl Điều Trị Nhiễm Trùng Răng Miệng Hiệu Quả Từ Pháp
Được biết đến rộng rãi nhờ khả năng điều trị nhiễm khuẩn cực tốt, thuốc Rodogyl có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe và đặc biệt là răng miệng. Vậy thuốc Rodogyl có hiệu quả như thế nào, thành phần, công dụng cũng như liều dùng ra sao, bạn đọc hãy cùng Vietmec tìm hiểu trong bài viết sau.
Thuốc Rodogyl là gì?
Thuốc Rodogyl hay còn được gọi là thuốc đau răng Rodogyl là một loại thuốc kháng sinh có màu trắng, đặc trị các bệnh lý về răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng, viêm tủy răng, viêm vùng nước bọt,… Thuốc có nguồn gốc từ Pháp và đóng theo quy cách dạng vỉ 10 viên. Trong nhiều phác đồ điều trị Rodogyl được chỉ định sử dụng như một thành phần lên đơn chính, mang lại hiệu quả cao cũng như sự an toàn cho người bệnh.
Sử dụng thuốc Rodogyl khi mắc các bệnh lý về răng kể trên, thuốc sẽ đi vào cơ thể, tác động lên các vùng bị viêm nhiễm, ức chế sự phát triển và chống lại các loại vi khuẩn gây hại, làm lành vết thương, giảm cảm giác đau buốt trong khoang miệng. Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng ngăn ngừa tối đa tình trạng nhiễm khuẩn sau khi tiến hành các phẫu thuật răng miệng.
Hiện nay, thuốc Rodogyl được chia làm hai dòng phổ biến đó là của Pháp và Italy. Hai loại này thường bị nhầm lẫn với nhau trong khi nguồn gốc, xuất xứ và một số đặc tính lại hoàn toàn khác nhau, cụ thể đó là:
- Thuốc đau răng Rodogyl của Pháp: Là thuốc kháng sinh đặc trị viêm, nhiễm khuẩn. Gồm 2 thành phần chính là Metronidaizol 125mg và Spiramycin 750000IU được sản xuất bởi công ty Sanofi có trụ sở chính đặt tại Pháp.
- Thuốc trị đau răng Rodogyl của Italy: Là thuốc thuộc nhóm ETC dạng viêm nén, được chỉ định dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn khoang miệng cấp tính, mạn tính. Thuốc có khả năng tái diễn đồng thời hỗ trợ dự phòng các biến chứng sau khi phẫu thuật răng miệng. Sản phẩm được sản xuất tại 67019 Scoppito (AQ) – Italy, đây là 1 chi nhánh của Sanofi tại Pháp.
Thành phần của thuốc giảm đau răng Rodogyl
Thuốc Rodogyl của Pháp được đóng dưới dạng viên nén theo hàm lượng 125 mg/750.000 IU với các thành phần chính gồm có:
- Spiramycin: Là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có khả năng diệt khuẩn mạnh kể các các loại vi khuẩn hiếu khí thuộc gram âm hay dương như streptococus, staphylococus,… Ngoài ra còn có tác dụng với Toxopplasma gondii – 1 loại ký sinh trùng cực nguy hiểm với thai phụ, có thể gây ra nguy cơ sảy thai, thai lưu, trẻ sinh ra bị não úng thủy,…
- Kháng sinh họ macrolide, và métronidazole: Là kháng sinh thuộc dẫn xuất của nitroimidazol có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, giúp chống độc chống sưng tấy và nhiễm trùng. Chúng có cơ chế hoạt động bằng cách xâm nhập vào các tế bào vi khuẩn tại vùng bị nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Kháng sinh thuộc họ 5-nitroimidazole.
Thuốc Rodogyl có tác dụng gì?
Thuốc Rodogyl có thể được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 loại kháng sinh khác nhau là Metronidazol và Spiramycin. Chính vì thế thuốc có khả năng kháng khuẩn và điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng như:
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật do biến chứng của ca mổ gây ra.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng cấp, mạn tính hoặc tái phát như viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, áp xe răng, viêm nướu, viêm quanh thân răng, viêm nha chu, viêm miệng, viêm dưới hàm, viêm tuyến mang tai, đau răng khôn do bị tấy…
- Điều trị đờm miệng, sưng miệng do vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra còn một số tác dụng khác của Rodogyl không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống. Chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chi khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng của thuốc
Đối với bất cứ loại thuốc nào, nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng chính là cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với thuốc Rodogyl, liều dùng cho người lớn và trẻ em hoàn toàn khác nhau:
- Đối với người lớn: Liều dùng quy định của thuốc dành cho người lớn là 4 – 6 viên được chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, mỗi lần 2 viêm. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, chúng ta nên đảm bảo thời gian uống thuốc của mỗi ngày là gần giống nhau.
- Đối với trẻ nhỏ trên 6 tuổi: Khi dùng cho trẻ em từ 6 – 10 tuổi có thể dùng tối đa 2 viên/ngày chia làm 2 lần, mỗi lần uống 1 viên. Liều dùng cho trẻ em trên 10 tuổi được phép dùng tối đa 3 viên/ngày, chia làm 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Chưa có khuyến cáo liều dùng cụ thể, cha mẹ nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn phương pháp xử lý kịp thời, hoặc đến các trung tâm y tế để theo dõi. Bên cạnh đó cần ghi lại hoặc mang theo danh sách những loại thuốc đã sử dụng cùng lúc đó, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa, mục đích là để giúp bác sĩ có hướng điều trị kịp thời.
Ngược lại, với trường hợp quên dùng một liều thuốc, người bệnh có thể bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Đặc biệt lưu ý không dùng gấp đôi liều so với định.
Hướng dẫn sử dụng
Trước khi sử dụng thuốc chữa đau răng Rodogyl, bên cạnh các chỉ định, hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ, người bệnh cần xem kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc với đầy đủ thông tin về thành phần, công dụng, tác dụng phụ cũng như các khuyến cáo. Qua đó mà có được những kiến thức cơ bản cũng như xử lý kịp thời khi có bất cứ biến chứng nào xảy ra.
Rodogyl nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc ít nhất người bệnh phải uống lót dạ bằng một ly sữa nóng. Điều này giúp hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà thuốc kháng sinh răng Rodogyl gây ra cho dạ dày của người bệnh.
Tham khảo thêm:
Thuốc được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng vào cùng thời điểm mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Vì thế người bệnh nên đặt lịch hẹn uống thuốc hàng ngày.
Thuốc nên được uống với một ly nước to, không nên nghiền nát, nhai dập khi uống hay nuốt trực tiếp.
Tác dụng phụ của thuốc Rodogyl
Tùy vào thể trạng, cơ địa của mỗi người mà thuốc Rodogyl có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:
- Gây đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng. Đây là những tác dụng phụ không quá nguy hiểm, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
- Gây nổi mề đay, phát ban điểm, ngứa rát khó chịu.
- Xuất hiện vị kim loại trong miệng, gây viêm lưỡi, viêm miệng, giảm bạch cầu vừa phải, tuy nhiên sẽ hồi phục ngay sau khi ngưng sử dụng thuốc.
- Cảm giác chóng mặt như thiếu máu, tụt huyết áp, dị cảm, ho, hắt hơi sổ mũi như người bị cảm, mất phối hợp, mất điều hoà, viêm đa dần thần kinh cảm giác và vận động.
- Nước tiểu chuyển sang màu đỏ nâu, mùi khai hơn, đi tiểu có cảm giác buốt rát, khó chịu.
- Miệng, môi xuất hiện các vết lở loét, mảng trắng to và dày đặc, gần giống với nhiệt miệng.
- Tâm lý trở nên căng thẳng, stress, cơ thể có hiện tượng sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi, khó tập trung.
- Có hiện tượng bị động kinh, các cơ co quắp, cổ cứng, hay nói lắp.
Khi phát hiện thấy có những triệu chứng không mong muốn kể trên, bạn cần ngừng uống thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp, tránh để xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Rodogyl
Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả, an toàn khi sử dụng, tránh các tác động tiêu cực và ngoài ý muốn bạn cần lưu ý tới một số yếu tố sau đây:
Cảnh báo khi sử dụng thuốc
Một số trường hợp khi sử dụng thuốc có thể gây nguy hiểm hoặc các biến chứng không mong muốn như:
- Trong quá trình dùng thuốc và sau khi kết thúc điều trị ít nhất 3 ngày không được dùng rượu, bia hay các chất có cồn. Bởi chúng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho dạ dày như co thắt dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy,…
- Những người mắc bệnh về thần kinh dai dẳng dẫn đến thần kinh ngoại biên cần cẩn trọng khi dùng thuốc.
- Không tự ý sử dụng thuốc, chỉ dùng theo đúng sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần cung cấp tiền sử dị ứng của bản thân hoặc người thân trong gia đình về một số hoạt chất trong y học. Nhằng giúp phỏng đoán mức độ phù hợp của cơ thể trong việc điều trị, tránh các tác dụng phụ vì dị ứng với thành phần của thuốc.
- Thuốc có khả năng để lại những tác động không mong muốn tới gan và lượng bạch cầu trong máu. Do đó trong quá trình điều trị, rất có thể người bệnh sẽ thường xuyên được chỉ định làm xét nghiệm để theo dõi.
Tương tác của thuốc
Rodogyl có thể tương tác với một vài nhóm thuốc hoặc thực phẩm, do đó người bệnh phải trao đổi với bác sĩ trước khi kê đơn về các loại thuốc hoặc thực phẩm, vitamin, thực phẩm chức năng đang dùng.
Rodogyl xảy ra tương tác với một số loại thuốc như:
- Thuốc chống đông Disulfiram, Lithium.
- Thuốc tránh thai Terfenadin, Phenytoin, Fluphenazin.
- Một số loại thuốc khác như: Carbidopa, Cimetidine, Cyclosporine,…
Ngoài ra, đôi khi Rodogyl sẽ xảy ra tương tác với một số nhóm đồ uống có cồn, chất kích thích hay các thực phẩm khác nhau.
Cách bảo quản thuốc
Để không ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc, người dùng nên tuân thủ theo một số chỉ dẫn sau đây:
- Bảo quản thuốc trong nhiệt độ phòng lý tưởng là từ 20 – 27 độ C. Lưu ý không để thuốc ở nhiệt độ dưới 15 độ và trên 32 độ C.
- Chỉ bóc trần thuốc ra khỏi vỉ khi có ý định sử dụng ngay.
- Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ và động vật.
- Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng, không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng hay bị đổi màu do không khí xâm nhập.
Thuốc Rodogyl giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Rodogyl là loại thuốc khá phổ biến trên thị trường, do đó chúng ta có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, ngày này Rodogyl cũng được làm giả rất nhiều, do vậy nên chọn các địa chỉ nhà thuốc lớn, uy tín, nhà thuốc trực thuộc bệnh viện để mua được thuốc chính hãng.
Trên thị trường, thuốc Rodogyl được nhập khẩu từ Pháp đang được bán với mức giá 120.000đ/hộp 20 viên.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan đến thuốc Rodogyl mà chúng ta cần nắm rõ. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn có được những kiến thức cơ bản về loại thuốc này, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!