Trẻ 2 Tuổi Ngủ Đêm Hay Lăn Lộn Phải Làm Sao?

Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn là dấu hiệu thường gặp khiến cha mẹ lo lắng đi tìm nguyên nhân cũng như giải pháp để giúp con yêu có được giấc ngủ ngon. Bởi giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ về vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhất là với trẻ dưới 3 tuổi. Giấc ngủ và lớp vỏ ngoài của não có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt một trong những chức năng phức tạp nhất của não bộ là điều khiển trạng thái thức hoặc ngủ của trẻ. Trong giấc ngủ, vỏ não vẫn phải ức chế tất cả các hoạt động của bộ phận não liên quan đến vận động và ý thức. Trong khi các vùng não điều khiển vận động vô thức vẫn phải làm việc bình thường (bao gồm nhịp tim, nhịp thở, nhu động ruột, nhu động hệ niệu).

Đối với trẻ em 2 tuổi, việc điều khiển giấc ngủ là công việc rất khó khăn. Vì não bộ của trẻ chưa trưởng thành như người lớn. Vì vậy có thể giải thích được vì sao trong lúc ngủ trẻ vẫn có thể hoạt động chân, tay, lăn lộn, giật mình hoặc biểu hiện cảm xúc trên gương mặt. Bởi lúc này vùng vận động ý thức của trẻ không bị ức chế hoàn toàn.

Trẻ nhỏ thường có thói quen ngủ lăn lộn và khó nằm im một chỗ
Trẻ nhỏ thường có thói quen ngủ lăn lộn và khó nằm im một chỗ

Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn:

  • Môi trường ngủ không thoải mái, xung quanh có nhiều tiếng ồn, đèn chỉnh quá sáng, giường đệm quá cứng, chăn nệm không đủ ấm. Tất cả đều có thể là yếu tố khiến trẻ nhỏ ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi ngủ không ngon giấc, các bé sẽ có biểu hiện lăn lộn trên giường cả đêm.
  • Do trẻ đắp chăn quá dày. Các bậc phụ huynh luôn lo lắng trẻ sẽ bị cảm lạnh khi đang ngủ nên họ có xu hướng đắp một lớp chăn rất dày cho trẻ nhỏ. Điều này sẽ khiến trẻ vã mồ hôi, hất tung chăn gối khi ngủ, nghiêm trọng hơn là trẻ có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở.
  • Trước khi ngủ trẻ đã chơi hoặc xem chương trình hài hước, vui nhộn. Vỏ não của trẻ sẽ ở trong trạng thái hưng phấn trong thời gian dài, điều này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm, đạp chăn màn, chân tay hoạt động liên tục.
  • Nếu bữa tối trẻ ăn quá no, quá nhanh hoặc ăn bữa phụ ngay trước lúc đi ngủ thì quá trình tiêu hóa sẽ kích thích dạ dày tiết ra dịch vị. Thời gian nhu động ruột sẽ khiến trẻ trằn trọc trước khi ngủ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn.
  • Trẻ mắc các bệnh như táo bón, nhiễm giun, hội chứng ruột kích thích, cảm sốt đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện không thoải mái, hay cáu gắt, tinh thần không tỉnh táo,… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
  • Nếu trẻ ngủ thường hay trở mình, lăn lộn cả đêm, không có dấu hiệu khóc hoặc phát sốt, nguyên nhân có thể là do trẻ đang phải trải qua giấc ngủ nông hoặc chuyển tiếp chu kỳ giấc ngủ. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh không nên can thiệp vào giấc ngủ của trẻ. Theo thời gian trạng thái hoạt động thái quá trong giai đoạn ngủ của trẻ sẽ giảm dần và tự hết nên mẹ không cần lo lắng.
  • Việc thiếu hụt một số vi chất như DHA, omega, canxi, magie, photpho, Vitamin D… cũng khiến trẻ ngủ đêm hay trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn, hay giật mình.
  • Trẻ gặp phải những tác động tâm lý như sợ hãi, lo lắng, mệt mỏi,… khi ngủ sẽ dễ bị giật mình, lăn lộn, quấy khóc.
  • Một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn đó là do các vấn đề về bệnh lý như ho, sốt, nghẹt mũi, bệnh lý não bộ, tim mạch, tiêu hóa,…

Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Viêm Họng Ở Trẻ Em

Trẻ gặp các vấn đề về đường hô hấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ lăn lộn, trằn trọc
Trẻ gặp các vấn đề về đường hô hấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ lăn lộn, trằn trọc

Làm cách nào để cải thiện tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn?

Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn vừa không tốt cho sức khỏe của bé, vừa làm ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của bố mẹ. Vì vậy bạn cần phải sớm cải thiện tình trạng này để giúp cả nhà có được giấc ngủ ngon hàng đêm.

Dưới đây là một số mẹo giúp khắc phục hiện tượng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn cha mẹ nên áp dụng:

Tạo thói quen xây dựng giấc ngủ cho trẻ

Một trong những bí quyết giúp cải thiện vấn đề trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn đó là tạo cho bé thói quen về thời gian ngủ. Hãy cho bé học cách “thức ngày, ngủ đêm” bằng cách khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi vào ban ngày để bé tập trung ngủ vào buổi tối.

Buổi tối mà bé có những dấu hiệu như dụi mắt, cáu kỉnh, ngáp, mắt lim dim,… thì mẹ nên cho bé nằm xuống giường, vỗ về và xoa lưng để bé thư giãn và chìm vào giấc ngủ. 

Bài viết hấp dẫn: Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em Không Dùng Thuốc

Khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ bạn nên cho trẻ đi ngủ ngay lập tức
Khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ bạn nên cho trẻ đi ngủ ngay lập tức

Vào ban đêm nếu bé đang ngủ mà tự dưng thức dậy muốn bú sữa thì bạn nên nói chuyện bằng giọng dịu dàng, không bật đèn sáng để bé nhận thức được đây là giờ đi ngủ, không phải giờ chơi. Từ đó tạo thói quen để bé ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm.

Tạo không gian ngủ thoải mái nhất cho trẻ

Nên thường xuyên lau chùi, dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ của bé. Giường chiếu, chăn đệm phải được giặt giũ mỗi tuần. Giữ nhiệt độ phòng không quá lạnh hoặc quá nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo không gian phòng ngủ được yên tĩnh, thông thoáng, tránh để phòng quá sáng.

Chuẩn bị túi ngủ

Nếu trẻ có thói quen hất tung chăn trong khi ngủ, việc sử dụng túi ngủ sẽ là lựa chọn phù hợp đối với những trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn. Tuy nhiên mẹ nên lựa chọn những túi ngủ có chất lượng tốt, độ dày và độ rộng phù hợp với trẻ. Không nên chọn những loại quá nhỏ sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái. 

Nội dung hấp dẫn: Berocca Trẻ Em Uống Được Không?

Chuẩn bị túi ngủ cho trẻ 2 tuổi
Chuẩn bị túi ngủ cho trẻ 2 tuổi

Để trẻ cảm thấy thoải mái tâm lý trước khi đi ngủ

Để tránh cho trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, bạn cần tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không được la mắng, dọa nạt, to tiếng khiến trẻ sợ hãi khóc lóc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé, đồng thời làm cho giấc ngủ của bé không được sâu, dễ giật mình thức giấc.

Hạn chế cho trẻ vận động quá nhiều trước khi ngủ

Trẻ 2 tuổi khá hiếu động, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh. Hoạt động vui chơi ở trẻ cũng là yếu tố cần thiết để giúp duy trì sức khỏe và tinh thần tốt. Tuy nhiên nếu hoạt động quá mức lại là yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Có một số trẻ ban ngày chạy nhảy, la hét nhiều, đến đêm thường hay lăn lộn, quấy khóc, nói mơ,… Vì vậy cần hết sức lưu ý tránh để bé vận động quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nội dung liên quan: Cách Tập Cho Bé Ngủ Giường Trong Thời Gian Ngắn

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ vận động nhiều trước khi ngủ
Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ vận động nhiều trước khi ngủ

Vệ sinh cho trẻ trước khi ngủ

Để làm giảm hiện tượng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, bạn cần phải vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ trước khi đi ngủ. Nhất là chân tay, mặt mũi, cổ, nách, bẹn,… Nên sử dụng nước ấm để rửa và lau người. Thực hiện thao tác nhanh và hạn chế để bé ngâm trong nước quá lâu. Sau khi tắm xong hãy lau khô người cho bé rồi mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để bé ngủ được thoải mái hơn.

Ngăn chặn trẻ bị thương tích

Cách tốt nhất để tránh trường hợp trẻ lăn lộn trong lúc ngủ dẫn đến bị ngã từ trên giường xuống đó là mẹ hãy trải thảm xốp chống trơn, kết hợp với các loại gối mềm trên sàn nhà. Đồng thời kê giường sát vách tường và dùng nhiều chăn gối để chặn 2 bên. 

Tư thế ngủ thoải mái

Nếu bé đang nằm ngủ ở tư thế không thoải mái, mẹ hãy từ từ thay đổi bằng cách xoay trẻ lại cho đúng tư thế. Thao tác này cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

CLICK XEM NGAY: Cách Để Bé Hết Mút Tay Dứt Điểm

Cách hạn chế trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn đó là cho trẻ ngủ ở tư thế thoải mái
Cách hạn chế trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn đó là cho trẻ ngủ ở tư thế thoải mái

Chế độ dinh dưỡng đủ chất

Cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các dưỡng chất như canxi, vitamin nhóm B, protein, sắt, omega-3, kẽm,… để tránh tình trạng bé bị thiếu chất, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trên đây là một số mẹo giúp khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn. Tuy nhiên khi đã thực hiện các biện pháp trên nhưng bé vẫn rất khó ngủ ngon giấc vào ban đêm, kèm theo một số biểu hiện khác như hay quấy khóc, kém linh hoạt, biếng ăn, ít vận động, da xanh tái… cần phải đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý tốt. Tránh để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android