X Quang Khớp Vai Khi Nào? Các Thông Tin Cần Biết

Chụp X quang khớp vai là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện để xác định tình trạng tổn thương và các bệnh lý ở khớp vai. Quy trình chụp được tiến hành khá đơn giản, nhanh chóng với một mức chi phí phải chăng. Tuy nhiên, phương pháp chụp X quang khớp vai không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và một số đối tượng nhất định.

X quang khớp vai là gì?

Chụp X quang khớp vai là một phương pháp xét nghiệm hình ảnh đang được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh lý ở khớp vai. Kỹ thuật này sử dụng các tia X có khả năng đi xuyên qua các tế bào xương, sụn cũng như mô mềm quanh khớp vai và tạo ra hình ảnh chi tiết cho phép bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân.

X quang khớp vai
X quang khớp vai là phương pháp được thực hiện khi có dấu hiệu nghi ngờ bị chấn thương hoặc mắc bệnh ở khớp vai

Khớp vai là một khớp lớn có nhiều vai trò quan trọng đối với chức năng vận động của cơ thể. Do phải hoạt động thường xuyên cùng với cấu tạo đặc thù không được vững chắc như các khớp khác trên cơ thể nên khớp vai rất dễ bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định chụp X quang để chẩn đoán bệnh khi có dấu hiệu bất thường ở khớp vai.

Nguyên lý hoạt động của X quang khớp vai

Máy chụp X quang sử dụng sóng vô tuyến hay bức xạ ánh sáng để tiếp cận với khu vực cần chẩn đoán bệnh. Trong máy chứa một ống đặc biệt có khả năng phát ra chùm tia X với bức xạ cao, khi đi vào cơ thể sẽ được các mô hấp thụ với nhiều mức độ khác nhau. Các mô mềm quanh khớp vai, chẳng hạn như mỡ hay cơ sẽ chặn ít tia bức xạ hơn. Trong khi đó các mô xương dày đặc lại chặn hầu hết các tia bức xạ đi qua.

Sau khi đi qua vùng khớp vai, chùm tia X chiếu vào tấm phim hay một máy dò đặc biệt. Các mô có khả năng chặn được một lượng bức xạ cao ( ví dụ như xương) sẽ hiển thị trên phim chụp dưới dạng là những vùng trắng trên nền đen. Các mô mềm quanh khớp vai chặn được ít bức xạ hơn nên hiển thị ở dạng các vùng màu xám.

Trường hợp bị u xương, khối u thường đặc hơn so với các mô mềm xung quanh nên có màu xám nhạt hơn.

Chụp X quang khớp vai khi nào?

Các trường hợp được chỉ định chụp X quang khớp vai bao gồm:

Bệnh nhân gặp chấn thương ở khớp vai 

Thường gặp nhất là các chấn thương sau:

  • Gãy xương vùng vai: Xương đòn, xương bả vai hay xương cánh tay đều có thể bị gãy khi bị té ngã, va đập mạnh hay tai nạn. Trường hợp này, bệnh nhân thường có cảm giác bị đau dữ dội, sưng hoặc bầm tím ở vùng xương bị gãy,…
  • Trật khớp vai: Đây là một chấn thương thường gặp ở các vận động viên thể thao hoặc các trường hợp dùng tay chống đỡ khi té ngã. Chụp X quang khớp vai sẽ xác định được tình trạng lệch lạc và mức độ tổn thương tại khớp để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Rách gân chóp xoay: Các gân cơ ở chóp xoay có chức năng giữ vững và tạo ra lực giúp khớp vai có thể xoay tròn. Lực tác động quá mạnh có thể khiến gân bị rách, thậm chí là bị đứt.

Người có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh ở khớp vai:

Các bệnh lý ảnh hưởng đến khớp vai có thể được chẩn đoán bằng phương pháp chụp X quang gồm:

Chụp X quang khớp vai khi nào?
Chụp X quang khớp vai có thể giúp chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp và nhiều vấn đề khác ở khớp vai

– Bệnh nhân bị đau khớp vai:

  • Đau khớp vai không rõ nguyên nhân
  • Cơn đau kéo dài
  • Đau dữ dội
  • Đau khớp vai và không cử động được cánh tay
  • Đau khớp vai ở người cao tuổi.

Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang khớp vai khi cần khảo sát, theo dõi các bệnh lý hay chấn thương ở khu vực khớp vai, đánh giá mỏm cùng vai hay mỏm quạ.

Chống chỉ định chụp X quang khớp vai

Phương pháp chụp X quang khớp vai không được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu
  • Phụ nữ đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ
  • Các trường hợp đang bị chảy máu hoặc bị tràn khí màng phổi
  • Người có bệnh lý ở giai đoạn nghiêm trọng
  • Bệnh nhân bị tiểu đường giai đoạn mất bù
  • Suy gan nặng
  • Suy thận nghiêm trọng
  • Các cá nhân mẫn cảm với chất chứa i ốt.
  • Người có bệnh về tuyến giáp

Tư thế chụp X quang khớp vai

Tư thế chụp X quang khớp vai sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên tổn thương tại khớp. Thông thường, nếu nghi ngờ gặp chấn thương, bệnh nhân sẽ được chụp khớp vai ở mặt trước hoặc mặt sau ở tư thế thẳng, nghiêng hoặc chếch. Tuy nhiên, các trường hợp cần xác định tổn thương ở trục thân xương cánh tay, ổ chảo hay đầu xương cánh tay thường được chụp theo hướng thẳng với tư thế nghiêng.

X quang khớp vai tư thế thẳng:

Bệnh nhân có thể được chụp ở tư thế đứng, ngồi hay nằm ngửa đối với các trường hợp không đứng được. Bên tay cần chụp để duỗi thẳng, ngửa lòng bàn tay và chú ý cố gắng giữ nguyên tư thế trong quá trình chụp.

X quang khớp vai tư thế nghiêng:

Chụp X quang khớp vai tư thế nghiêng được tiến hành theo phương pháp LAMY. Khi thực hiện, người bệnh có thể đứng hay nằm ngửa. Mặt trước của vùng vai cần khảo sát sẽ được đặt sát ngay khu vực trung tâm của giá nhận ảnh và bệnh nhân được điều chỉnh sao cho mặt phẳng đứng ngang hợp với giá nhận ảnh một góc 60 độ.

Những việc cần lưu ý trước khi chụp X quang khớp vai

  • Hầu hết các trường hợp không cần phải nhịn ăn trước khi chụp. Tuy nhiên, nếu chụp X quang có nuốt bari, bệnh nhân sẽ được yêu cầu không ăn uống bất cứ thứ gì trước khi chụp 6 tiếng.
  • Bệnh nhân nữ có thai hoặc bị chậm kinh cần thông báo cho bác sĩ biết trước khi được chỉ định chụp X quang khớp vai.
  • Mặc trang phục mỏng nhẹ, thoải mái hoặc mặc áo choàng của bệnh viện khi chụp X quang.
  • Tháo đồ trang sức, mắt kiếng hay các vật làm bằng kim loại trước khi vào phòng chụp X quang để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh chụp được.
  • Không sử dụng các chất kích thích vào buổi tối hôm trước hoặc khi chuẩn bị chụp
  • Trường hợp mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc hồi hộp, căng thẳng quá mức, hãy thông báo cho nhân viên y tế biết.

Quy trình chụp X quang khớp vai

Quy trình chụp X quang khớp vai được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

+ Nhân viên y tế:

  • Kỹ thuật viên chuẩn bị phim chụp
  • Kiểm tra lại tình trạng máy, đồng thời điều chỉnh máy ở vị trí phù hợp.
  • Kiểm tra và đối chiếu thông tin vị trí cần chụp phim với chẩn đoán lâm sàng
  • Giải thích quá trình chụp và trao đổi với bệnh nhân những vấn đề cần lưu ý khi chụp.

+ Người bệnh:

  • Tháo đồ trang sức cùng những vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể và để ngoài phòng chụp
  • Mặc trang phục của bệnh viện nếu được yêu cầu.
  • Nếu quá lo lắng, hãy thông báo cho kỹ thuật viên biết.

Bước 2: Chụp X quang khớp vai

  • Người bệnh được hướng dẫn tư thế đứng, ngồi hay nằm để chụp vùng khớp vai được rõ nét và chính xác nhất.
  • Kỹ thuật viên tiến hành đặt dấu bên phải và bên trái. Thông thường, bóng tia X phát ra sẽ chiếu ngang tạo thành góc vuông so với phim chụp. Lúc này, các tia trung tâm khu trú sẽ đi sâu vào trong các mô bên khớp vai cần chụp.
  • Kỹ thuật viên đứng bên trong phòng điều khiển và quan sát người bệnh qua kính, Khi đã canh đúng góc độ thì nhấn nút phát ra tia X.
  • Kết thúc quá trình chụp, người bệnh ra ngoài chờ lấy kết quả. Kỹ thuật viên điều chỉnh và in phim. Phim chụp X quang khớp vai đạt yêu cầu khi sạch sẽ, không bị trầy xước, cho hình ảnh rõ ràng và có độ nét tương phản.
  • Đưa phim chụp cho người bệnh hoặc chuyển trực tiếp về phòng khám ban đầu của bệnh nhân.
quy trình chụp X quang khớp vai
quy trình chụp X quang khớp vai khá đơn giản, nhanh chóng

Bước 3: Bác sĩ đọc kết quả

Khi có kết quả chụp X quang khớp vai, bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ xem và chỉ ra những điểm bất thường trong cấu trúc của khớp, đồng thời đưa ra kết luận về vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Một số trường hợp cần làm thêm các xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.

Chụp Xquang khớp vai có an toàn không?

Kết quả chụp X quang có giá trị cao trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở khớp vai. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến cáo áp dụng liên tục vì tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe như:

  • Làm tăng nguy cơ bị ung thư do ảnh hưởng của tia bức xạ X.
  • Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ em.
  • Tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của em bé trong bụng.
  • Một số bệnh nhân bị dị ứng với chất cản quang.

Chi phí chụp X quang khớp vai

Chi phí X quang khớp vai tại các cơ sở y tế hiện nay khoảng 120.000 đồng/lượt. Giá chụp có thể cao hơn ở các phòng khám và bệnh viện tư nhân hay bệnh viện quốc tế. Trong trường hợp có bảo hiểm y tế thì chi phí chụp X quang khớp vai bệnh nhân phải trả không đáng kể.

Để kết quả chụp X quang khớp vai được chính xác, người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm rõ về chi phí, lợi ích và rủi ro để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện phương pháp này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android