11+ Bài Tập Cho Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Tập Trung Tốt Hơn

Một số bài tập cho trẻ giảm chú ý như: Đọc sách, vẽ tranh, tô màu, đếm ngược từ 10-0, bài tập thẻ bài, bài tập lắng nghe, thực hiện chuỗi động tác... Tùy vào khả năng và độ tuổi của trẻ để lựa chọn bài tập phù hợp. Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

Ngoài việc sử dụng thuốc và phương pháp tâm lý trị liệu, các bài tập cho trẻ giảm chú ý giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị. Việc thực hành luyện tập chúng thường xuyên có thể giúp các bé cải thiện hiệu quả khả năng tập trung, ghi nhớ và phát triển về tư duy. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số bài tập đơn giản được nhiều ba mẹ áp dụng cho con ngay phía dưới đây.

11 bài tập cho trẻ giảm chú ý ba mẹ nên biết

Giảm chú ý hay tăng động giảm chú ý có tên khoa học là Attention Deficit/Hyperactivity Disorder – ADHD, được hiểu là một hội chứng rối loạn phổ biến ở trẻ em. Các bé khi mắc phải căn bệnh này thường dễ bị mất tập trung, trở nên phấn khích, kích động và không thể ngồi yên một chỗ. Điều này gây ra nhiều khó khăn với việc học tập, giao tiếp và các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc phải căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng nhanh, tuy nhiên lại có một bộ phận không nhỏ phụ huynh thờ ơ và không quan tâm quá nhiều đến nó. Điều này khiến cho tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ chuyển biến ngày càng nặng hơn, tiềm tàng nhiều nguy cơ gây ra các hậu quả xấu. Từ đó về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như phát triển sau này của con nhỏ.

Vì vậy, bên cạnh các phương pháp y tế, gia đình cần hỗ trợ để điều chỉnh hành vi và gia tăng sự tập trung cho trẻ. Trong đó, việc thực hiện các bài tập là biện pháp mang lại hiệu quả khá cao. Cụ thể chúng giúp cải thiện khả năng tập trung, giúp trẻ phát triển cả về tư duy và trí tuệ. Ngoài ra còn hỗ trợ củng cố mối liên hệ giữa bố mẹ và con cái.

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh, dưới đây là các bài tập cho trẻ giảm chú ý mà phụ huynh có thể cho con thực hiện.

1. Đọc sách

Đọc sách là một trong những bài tập rất tốt đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý. Theo đó, cha mẹ đọc cho trẻ hoặc để con tự đọc một quyển sách nào đó mà trẻ thích. Trong quá trình này, bạn có thể hỏi con các câu hỏi về số lượng, hình ảnh, hay những vấn đề liên quan đến câu chuyện để trẻ tập trung và thấy hứng thú hơn. Đồng thời, chú ý sau khi đọc xong một quyển sách hoặc truyện, bạn nên tán dương, khen ngợi sự chú ý và lắng nghe của con.

Đọc sách là một trong những bài tập rất tốt đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý
Đọc sách là một trong những bài tập rất tốt đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý

2. Nhận ra sự khác biệt của các bức tranh

Bài tập cho trẻ giảm chú ý tiếp theo mà chúng tôi muốn hướng dẫn cho phụ huynh chính là việc nhận ra sự khác biệt của các bức tranh. Thời gian đầu, bạn nên cho trẻ thực hành với các bức tranh đơn giản để trẻ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa những tranh vẽ. Điều này sẽ giúp kích thích sự hứng thú khiến con chăm chú và muốn tiếp tục trò chơi, thay vì tìm kiếm những trò chơi khác.

Theo nghiên cứu, với bài tập nhận ra sự khác biệt giữa các bức tranh, trẻ sẽ hình thành thói quen chú ý đến những chi tiết nhỏ, cũng như kiên nhẫn hơn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên thực hiện bài tập này cũng rèn cho các bé tính nhanh nhạy và tăng khả năng tư duy.

3. Vẽ tranh và tô màu

Đối với các bé dưới 10 tuổi, những bài tập vẽ tranh và tô màu có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý vô cùng hiệu quả. Quá trình vẽ tranh sẽ làm tăng khả năng tưởng tượng và buộc bé phải ghi nhớ lại những chi tiết nhỏ ở cây cối, vật nuôi,… nhằm thực hiện bức tranh sinh động và chân thực nhất. Bố mẹ cũng có thể yêu cầu trẻ vẽ bức tranh về các thành viên trong gia đình để con tăng khả năng quan sát và tập ghi nhớ những chi tiết nhỏ.

Ngoài các bài tập vẽ tranh, bạn cũng có thể cho trẻ tô màu theo các bức hình được vẽ sẵn. Đầu tiên, phụ huynh nên cho con tự tô màu theo ý thích nhằm phát huy khả năng sáng tạo. Đồng thời thông qua những bài tập này, gia đình cũng có thể phát hiện được thế mạnh và năng khiếu của bé. Nhờ đó có hướng giáo dục phù hợp thay vì chỉ giáo dục như các phương pháp truyền thống.

Bên cạnh đó, thỉnh thoảng ba mẹ cũng có thể cho trẻ tô màu theo mẫu. Với bài tập này trẻ sẽ rèn luyện được khả năng tập trung và ghi nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, việc vẽ tranh và tô màu nhiều khi không tạo ra được hứng thú với trẻ mắc chứng giảm chú ý. Vì vậy, gia đình có thể tăng cảm hứng tham gia bài tập bằng cách cùng thực hiện với con và sau đó sử dụng tranh để trang trí phòng ngủ, hay căn bếp,…

4. Bài tập lắng nghe

Đây là một trong những bài tập hiệu quả nhất cho trẻ bị tăng động giảm chú ý mà các bậc phụ huynh đang áp dụng hiện nay. Cụ thể, bạn hãy mở một bài hát thật vui nhộn với giai điệu trẻ trung, ưu tiên những bài nhạc có ca từ nói về các hành động như đứng lên, ngồi xuống, dậm chân, giơ tay,… Sau đó khi trẻ nghe, bạn nên hướng dẫn chúng tập trung vào lời bài hát và thực hiện theo các động tác được nhắc đến trong đó. Lặp lại việc này nhiều lần sẽ giúp bé có thể ghi nhớ và tự thực hiện được các yêu cầu có trong bài hát.

Đây là một trong những bài tập hiệu quả nhất cho trẻ bị tăng động giảm chú ý
Đây là một trong những bài tập hiệu quả nhất cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

5. Chuỗi động tác

Để trẻ tập trung hơn nhằm hoàn thành tốt việc học tập và sinh hoạt hàng ngày, các bậc phụ huynh có thể áp dụng bài tập về chuỗi động tác. Đầu tiên cha mẹ sẽ bắt đầu thực hiện một chuỗi các hoạt động để con bắt chước làm theo, sau đó xem trẻ ghi nhớ và thực hiện đúng bao nhiêu động tác, có khớp với thứ tự ban đầu hay không. Tương tự như các bài tập khác, gia đình cần bắt đầu với những động tác đơn giản và sau đó tăng dần cấp độ lên.

6. Cùng bé thực hiện hoạt động nấu ăn

Nấu ăn là một trong những hoạt động lý tưởng nhất giúp trẻ gia tăng sự tập trung và có thể thực hiện đúng theo những hướng dẫn của cha mẹ. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con làm những công việc phù hợp với lứa tuổi như nhặt hạt đỗ, bóc vỏ lạc, hay rửa rau,… Lưu ý bạn nên thực hiện trước cho bé biết các bước cần làm nhằm giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ từ đầu đến cuối tốt nhất.

7. Sao chép hình ảnh

Đối với các bé có tài năng hội họa, ngoài bài tập vẽ tranh và tô màu như đã hướng dẫn phía trên, bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện thêm bài tập sao chép các hình ảnh có sẵn. Theo đó, bố mẹ nên bắt đầu để con vẽ lại các bức tranh đơn giản như tranh rau củ, trái cây, hình tròn, hình tam giác, các con vật,… sau đó tăng mức độ khó của hình.

Nhìn chung, sao chép hình ảnh là bài tập hỗ trợ rất tốt cho trẻ bị giảm chú ý
Nhìn chung, sao chép hình ảnh là bài tập hỗ trợ rất tốt cho trẻ bị giảm chú ý

Nhìn chung, sao chép hình ảnh là bài tập hỗ trợ rất tốt cho trẻ bị giảm chú ý. Trong quá trình thực hiện bài tập này, khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, các bé cũng sẽ chú ý hơn đến những chi tiết nhỏ và rèn luyện được tính kiên nhẫn.

8. Các bài tập thể dục

Ngoài các bài tập rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy và sự tập trung, các mẹ cũng nên cho bé thực hiện các bài tập thể dục đơn giản tại nhà. Cả gia đình nên thực hành cùng với trẻ để tạo không khí vui vẻ, kích thích sự hào hứng và thích thú.

Tùy vào độ tuổi của bé mà các bố mẹ lựa chọn bài tập phù hợp để trẻ có thể dễ dàng chú ý, ghi nhớ và thực hành hơn. Các bài tập này được đánh giá là không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp trẻ rèn được khả năng ghi nhớ và tập trung tốt. Còn đối với các trẻ lớn, gia đình có thể hướng dẫn con tập yoga hoặc bơi lội cùng với trẻ. Đặc biệt là yoga đã được chứng minh là có khả năng giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, kiểm soát những cảm xúc tiêu cực.

9. Đếm ngược từ 10 – 0

Bài tập đếm ngược từ 10 – 0 là bài tập khá đơn giản nhưng với những bé mắc chứng giảm chú ý thì lại gây ra nhiều trở ngại. Cụ thể trẻ có thể đọc vanh vách từ 0 – 10 nhưng lại dễ lẫn lộn và gặp khó khăn khi đếm ngược lại do khả năng tập trung rất kém.

Vào những lúc rảnh rỗi, bố mẹ nên cho bé thực hiện. Bạn đầu, trẻ có thể lúng túng và dễ sai, vì vậy các bậc phụ huynh có thể gợi ý khi trẻ mất nhiều thời gian mà không thể đếm ngược tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú và có động lực để hoàn thành bài tập. Còn nếu để quá lâu, trẻ có thể mất bình tĩnh và từ chối hoàn thành bài tập được giao.

Trong trường hợp những bé có khả năng tập trung quá kém, bố mẹ có thể đọc một dãy số bất kỳ (gồm khoảng 3 – 4 con số) và yêu cầu trẻ đếm ngược lại. Nhìn chung, bài tập này tuy khá đơn giản nhưng có thể giúp rèn khả năng tư duy và giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung khá tốt, đồng thời giúp các con tạo được thói quen chú ý hơn vào lời nói của người đối diện.

10. Trò chơi úp cốc giấu vật

Úp cốc giấu vật không chỉ là một trò chơi kích thích khả năng ghi nhớ, tư duy mà còn là bài tập hỗ trợ điều trị cho trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Trò chơi này được thực hiện bằng cách đặt vật bên trong ly, lưu ý chọn ly có màu để trẻ không nhìn thấy được vật đang hiện hữu bên trong. Các bậc phụ huynh bắt đầu di chuyển cốc, sau đó dừng lại và hỏi trẻ vật nằm ở cốc bên phải hay bên trái.

Khi mới bắt đầu trò chơi, bố mẹ nên di chuyển cốc chậm để trẻ có thể dễ dàng quan sát hơn. Tiếp đó khi đã thu hút được sự chú ý và tập trung của bé thì có thể tăng tốc độ và số lượng cốc lên. Việc thực hiện bài tập này mỗi ngày có thể giúp rèn luyện khả năng chú ý, phản xạ của mắt và ghi nhớ tốt hơn.

Trò chơi úp cốc giấu vật - Bài tập thúc đẩy sự tập trung của trẻ
Trò chơi úp cốc giấu vật – Bài tập thúc đẩy sự tập trung của trẻ

11. Bài tập với các thẻ bài

Với những bé dưới 10 tuổi, gia đình có thể cho con thực hiện bài tập ghi nhớ với thẻ bài. Theo đó, các bậc phụ huynh nên chọn những thẻ bài có màu sắc sặc sỡ với hình dáng đơn giản như các con vật, hay các loại rau củ quả,… để trẻ dễ ghi nhớ hơn. Thời gian đầu, bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 lá cho trẻ xem nội dung, sau đó úp tất cả các thẻ bài và yêu cầu trẻ đọc tên của thẻ bài đó xem có chính xác hay không.

Bài tập ghi nhớ với các thẻ bài có thể giúp gia tăng trí nhớ và rèn cho bé khả năng tập trung. Khi thực hiện bài tập này, ba mẹ cũng nên có phần thưởng để trẻ cảm thấy hào hứng thực hiện trò chơi. Đồng thời có thể cho con thi cùng với các anh chị em trong nhà hoặc với những thành viên khác trong gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và vui vẻ hơn khi thực hiện.

Cần lưu ý gì khi thực hiện các bài tập cho trẻ giảm chú ý?

Để các bài tập cho trẻ giảm chú ý đạt được kết quả tốt nhất, trong quá trình áp dụng các bậc phụ cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tùy vào khả năng và độ tuổi của trẻ để lựa chọn bài tập phù hợp. Theo đó, tốt nhất là gia đình nên trao đổi cùng bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp nhất với tình trạng của con.
  • Trẻ bị mắc chứng giảm chú ý thường rất khó có thể tập trung và duy trì sự tập trung này lâu được. Do đó khi thực hiện các bài tập trên, bé có thể bỏ dở giữa chừng, tuy nhiên thay vì trách phạt, bố mẹ cần nghiêm khắc chỉ ra lỗi của con với các câu nói ngắn gọn và dễ hiểu. Bởi khi bị bệnh này trẻ gần như không quan tâm đến lời nói của người khác, đặc biệt là những câu dài và khó hiểu.
  • Để tăng sự hứng thú cho bé, bạn nên cho bé thực hành bài tập cùng với những người thân trong gia đình, đồng thời dành lời khen với bé và quà tặng sau khi hoàn thành bài tập.
  • Đôi khi trẻ có thể chạy nhảy lung tung khi thực hành những bài tập vẽ tranh, tô màu,… Đây là phản ứng rất bình thường, vào lúc này cha mẹ nên nhắc nhở và yêu cầu con trở lại bàn. Nếu bé không hợp tác hãy dừng phương pháp này lại và thay bằng bài tập thú vị hơn vào hôm sau để thu hút sự chú của bé.
  • Các bài tập hỗ trợ cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung và thúc đẩy tính sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc cho bé thực hành những bài tập này thường xuyên thì bạn cần cho con dùng thuốc và trị liệu tâm lý.
  • Bên cạnh đó, gia đình cũng cần chú ý xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thay đổi cách giáo dục nhằm rèn cho trẻ các thói quen tốt. Điều này cũng sẽ giúp giảm thiểu những hành vi và cảm xúc không mong đợi.

Trên đây là gợi ý của chúng tôi về 11 bài tập cho trẻ giảm chú ý, hy vọng giúp ích cho các bạn. Nhìn chung, cha mẹ nên kiên trì cùng con thực hiện các bài tập này để cải thiện sự tập trung, đồng thời gia tăng hiệu suất việc học tập, cũng như các công việc sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên cho bé đi thăm khám và kết hợp cùng với những phương pháp điều trị khác để có thể kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android